Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc
Ngày 24/11, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tuyên dương 40 học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2020.
Học sinh dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
40 học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương, khen thưởng đều là những tấm gương tiêu biểu cho phong trào thi đua học tốt, con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường.
Nhiều em đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học với số điểm cao. Điển hình như em Hoàn Thụy An, dân tộc Nùng, học sinh Trường Trung học phổ thông Bố Hạ (Yên Thế) đoạt giải Nhì môn Tiếng Anh cấp tỉnh, đỗ Học viện Ngoại giao Hà Nội với 28,9 điểm. Em Lý Hồng Ánh, dân tộc Nùng, học sinh Trường Tiểu học Tân Dĩnh (Lạng Giang) đoạt Huy chương Vàng đơn nữ U9 tuổi Giải Cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên toàn quốc năm 2020. Em Nguyễn Thu Hương, dân tộc Cao Lan, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Giang, học sinh giỏi năm học 2019-2020, đoạt giải nhất Erobic cấp tỉnh…
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Phạm Văn Thịnh ghi nhận, chúc mừng thành tích các học sinh vùng dân tộc thiểu số đã đạt được; cho rằng thành tích này có được ngoài sự nỗ lực của các em còn có sự đồng hành của các thầy, cô giáo, sự quan tâm, động viên của gia đình, nhà trường. Đồng chí mong muốn trong tình hình mới, các bạn trẻ cần có bản lĩnh, tiếp thu kiến thức, thông tin tích cực để ứng dụng trong học tập, công việc, cuộc sống; đồng thời chú trọng gìn giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo tốt hơn cộng đồng vùng dân tộc thiểu số.
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Dao, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay. Những năm qua, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 19.800 giáo viên đang giảng dạy tại các trường và điểm trường vùng dân tộc thiểu số, trong đó trên 2.500 giáo viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 12,9%. Năm học năm 2019-2020, tỷ lệ giáo viên người dân tộc thiểu số của tỉnh đạt chuẩn trở lên ở bậc mầm non đạt 93,8%, tiểu học đạt 99,3%, trung học đạt 100%.
Nơi giáo viên là... học sinh
Cha mẹ nói sợ con quên tiếng mẹ đẻ, học tiếng Việt ở lớp thôi. Trong khi trường "thiếu đủ thứ", nên việc dạy tiếng Việt cho học sinh rất vất.
Bình Phước có 41 thành phần dân tộc, trong đó khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc dạy và học tiếng Việt cho con em đồng bào thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh này.
"Đánh vật" với học trò
Là nơi có nhiều đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sống nên Trường mầm non Hoa Lan, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, có trên 40% học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc truyền đạt tiếng Việt cho trẻ gặp nhiều trở ngại.
Video đang HOT
Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng của trường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của những người không biết chữ, không biết phép nhân, chia, cộng, trừ ở nơi cô sinh sống.
Khi gặp đồng bào đi bán hạt điều, thay vì hỏi được mấy tấn, tạ, cô phải hỏi: "Năm nay nhà mình được mấy bao điều?". Vì họ không biết chữ, không biết tính toán nên chỉ đóng bao, rồi nhờ người biết chữ đếm.
Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng mầm non Hoa Lan: "Rất khó thuyết phục phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số cho con em đến lớp từ lứa tuổi mầm non để sớm tiếp cận với tiếng Việt". Ảnh: Phúc Lập.
Ngoài điểm chính, trường mầm non Hoa Lan còn có 3 điểm trường ở các thôn 1, 2 và 5, trong đó 2 điểm trường có 100% học sinh là dân tộc thiểu số. Có mặt tại điểm trường thôn 2, chúng tôi thấy phòng học khoảng 70m2, chỉ có 8 trẻ, độ tuổi từ 1-5.
Thấy người lạ, các cháu tỏ vẻ nhút nhát và không muốn nói chuyện. Cô bé 4 tuổi tên Thị Lan được cô giáo đánh giá là lanh lợi nhất lớp nhưng khi tôi lại gần hỏi chuyện, cháu không trả lời mà chỉ cắn móng tay.
Cô Nông Thị Dương Tiểu, giáo viên phụ trách cho biết, lớp có 16 em, nhưng các em đi học thất thường, vì có anh chị học ở trường tiểu học sát bên, nên chỉ cần anh chị nghỉ là chúng nghỉ theo.
"Ở các điểm trường đông trẻ dân tộc thiểu số, ban giám hiệu thường gặp phụ huynh nói chuyện, khuyến khích họ sử dụng tiếng Việt hằng ngày để con em rèn luyện nhiều hơn nhưng họ bảo, ở nhà không muốn con nói tiếng Việt, vì sợ nó quên tiếng dân tộc. Chúng nói ở lớp vậy là đủ rồi", cô Dương Tiểu nói.
Một lớp học tại điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh. Ảnh: Phúc Lập.
Chúng tôi đến điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh, đúng lúc các em học sinh lớp 1 đang học tăng cường tiếng Việt.
Cô Lê Thị Quỳnh Như, giáo viên phụ trách lớp, vừa dạy từ vừa minh họa bằng đồ vật và giải thích cặn kẽ cấu trúc của từ, câu thông qua việc nhìn - đọc - hiểu. Khi cô Quỳnh Như cho học sinh đọc từ ghép "tiếng hót" nhưng nhiều em vẫn phát âm là "tiêng hot". Khi ghép trên bảng chữ cái vần "ót", một số em không biết điền dấu hoặc có điền nhưng bị sai thành "òt".
"Lớp có 27 học sinh thì 80% là học sinh dân tộc S'tiêng. Hầu hết trẻ đều không ra lớp mầm non nên việc học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 rất khó. Không chỉ lớp 1 mà lên lớp 2 các em phát âm vẫn khó, nhiều từ không dấu đọc thành có dấu, từ có dấu các em lại tự bỏ dấu. Khi mới nhận lớp, phải chỉ các em từ cách cầm bút đến chào hỏi.
"Có nhiều trường hợp ra lớp 1 nhưng học sinh không có giấy khai sinh, trường vẫn nhận và thay cha mẹ đi làm giấy khai sinh cho các em. Học sinh tiếp thu bài rất chậm, tôi tranh thủ rèn thêm cho các em vào giờ ra chơi và thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Việt với học sinh. Đây cũng là cách dạy hiệu quả nhưng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và tâm huyết. Truyền đạt cho các em, nếu không kiên nhẫn sẽ bỏ cuộc ngay", cô Như nói.
Việc dạy tiếng Việt được minh họa bằng hình ảnh trực quan, mặc dù có hiệu quả nhưng còn không ít khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan. Ảnh: Trang Hương.
Với các điểm trường xa trung tâm huyện, việc dạy và học tiếng Việt càng khó khăn hơn. Đến điểm trường Cầu Đôi ở ấp Thuận Tiến, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú, thấy cô giáo Bùi Thị Hà đang dạy 7 học sinh tập đọc.
Đứng bên ngoài, nếu không lắng nghe kỹ thì không thể biết các em đang phát âm chữ gì. Cô Hà đang hướng dẫn cho học sinh làm quen với đề kiểm tra học kỳ 1, tập cho các em nối từ với hình ảnh phù hợp.
"Điểm trường này 100% học sinh là dân tộc S'tiêng. Đầu tháng 8 tôi nhận lớp. Cả lớp có 7 học sinh nhưng đến 5 em phải cầm tay uốn chữ, không khác gì dạy 1 lớp 30 - 40 em, vất như đánh vật, mệt hơn cày ruộng. Các em gần như không biết tiếng Việt. Lớp 1 thường hơn 10 giờ là nghỉ nhưng có hôm đến quá trưa, 1 giờ mới được về", cô Hà cho biết.
Khi giáo viên là... học sinh
Đến trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, hình ảnh trước mắt chúng tôi là cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường đang cầm trên tay một tập tài liệu tiếng Khơme.
Hai quyển "tài liệu học vần chữ Khơme" tập 1 và 2, một quyển giáo trình của Bộ GD-ĐT, một quyển "Đàm thoại Việt - Khơme" của tác giả Ngô Chân Lý được cô Trâm mang đến đặt trên bàn làm việc hằng ngày.
Cô nói: "Vừa dạt vừa học". Trong quyển tài liệu, bên cạnh chữ Khơme, các thầy cô dùng bút chì phiên âm sang tiếng Việt để dễ đọc. Những tờ giấy được đóng thành từng quyển nháp đã chi chít chữ, vì người học phải ghi rất nhiều lần mới có thể nhớ mặt chữ và phát âm đúng.
Thầy Lê Viết Tuất: "Chúng tôi phải tự học tiếng Khơme, học mọi lúc mọi nơi, để gần gũi hơn với học trò, thuận lợi hơn trong giảng dạy". Ảnh: Trang Hương.
Theo cô Trâm, trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh có đến 4 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó người Khơme chiếm 60% nên lãnh đạo nhà trường quyết định chọn ngôn ngữ này để dạy cho cả học sinh và giáo viên.
Bên cạnh đó, là nơi giáp biên giới nước bạn Campuchia, nên tiếng Khơme đã trở thành ngôn ngữ phổ biến. Việc học ngôn ngữ này trở nên rất cần thiết. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đã tiến hành mở lớp dạy mỗi tuần hai buổi đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và năm 2013 mỗi tuần một buổi đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Thầy Lê Viết Tuất, giáo viên dạy môn Sử của trường cho biết: "Dù rất hạn chế về thời gian cho việc học từ mới, ôn lại bài cũ nhưng tôi rất thích học chữ Khơme. Tôi tận dụng mọi thời gian rảnh, ngoài việc học trên lớp chúng tôi được thầy giáo copy những bài đối thoại vào trong điện thoại, nên tôi cũng như những thầy cô khác có thể tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc".
Cô giáo Bùi Thị Hà, điểm trường Cầu Đôi, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú: Dạy gần chục em mà còn mệt hơn lớp 30-40 em, vì phải cầm tay từng em chỉ chữ. Ảnh: Phúc Lập.
Thầy giáo dạy môn Văn Hoàng Văn Báu cũng hào hứng cho biết, hiện đã học xong lớp "vỡ lòng" tiếng Khơme và bắt đầu học "nâng cao" những giáo trình trường cung cấp.
"Tôi mới học nên phải cố gắng nhiều hơn để theo kịp các thầy cô khác. Đây là một ngôn ngữ rất thiết thực đối với trường. Học sinh và phụ huynh thấy thầy cô giáo biết tiếng nói của họ, họ thích lắm. Tình cảm thầy trò, nhà trường và gia đình phụ huynh nâng cao hơn", thầy Báu nói.
Căn phòng hằng ngày được dùng để làm phòng nhạc cụ, tập luyện cho học sinh, cứ vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần lại được các thầy cô dọn dẹp, sắp bàn ghế để học. Lớp học được chia làm 2 ca, thầy cô giáo luân phiên nhau đứng lớp, ca 1 học, ca 2 dạy học sinh.
Cứ như vậy, lớp học của các thầy cô kéo dài hơn 4 năm qua, đây là sự nỗ lực rất lớn. Hình ảnh của các thầy cô, vốn dĩ là những người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nhưng sau giờ đứng lớp, họ cũng cặm cụi, nắn nót từng nét chữ, cố gắng phát âm cho thật chuẩn xác, thuộc hết mặt chữ, tập đối thoại với nhau... là những hình ảnh rất đặc biệt.
"Giáo viên trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh nói riêng và các trường có con em dân tộc hiểu số theo học nói chung, cần thông thạo tiếng Khơme, đây là yếu tố quan trọng để tạo quan hệ tốt giữa thầy cô với học trò, giữa gia đình và nhà trường. Nhưng cái khó chung hiện nay là giáo viên quá bận rộn với công tác chuyên môn, phòng trào, họp hành, kiểm tra... nên rất ít thời gian trong việc trau dồi tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, trường không có giáo viên người Khơme để học thường xuyên. Nếu có một biên chế giáo viên tiếng Khơme để chúng tôi giao tiếp hàng ngày thì sẽ hiệu quả hơn", cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh.
Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12 "Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer. Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham...