Tuyển chọn “hạt giống tốt”, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN”.
Đây được coi là đề án góp phần quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Chia sẻ về đề án, PGS, TS Nguyễn Hiệu, Phó giám đốc ĐHQGHN cho biết: “Đề án nhằm cụ thể hóa, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Dự kiến hết năm 2025, đề án sẽ cấp học bổng cho 140 sinh viên, 90 học viên và 150 nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ. Các module đào tạo trước tiến sĩ và sau tiến sĩ được triển khai tốt, học viên tham gia các khóa đào tạo đều có sản phẩm khoa học; các cá nhân tham gia đề án đề xuất thành công 5-10 nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp ĐHQGHN và tương đương trở lên; từ 5 đến 7 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ, trong đó có các sản phẩm tiềm năng được doanh nghiệp tài trợ và có khả năng thương mại hóa…”.
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia Dự án hợp tác giáo dục song phương Việt Nam-Ireland.
Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN” tạo điều kiện để mọi học sinh, sinh viên có mong muốn trở thành nhà khoa học và đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực sẽ được tham gia chương trình của ĐHQGHN. Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN được triển khai đồng bộ từ việc hướng nghiệp và thu hút học sinh giỏi đến tuyển dụng, bố trí sử dụng và phát triển các “mầm ươm”. Theo đó, những học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh trong hệ thống các trường chuyên, năng khiếu có học lực giỏi, xuất sắc có nguyện vọng tham gia chương trình được ưu tiên tuyển chọn đưa vào chương trình ươm tạo nhà khoa học từ trình độ đại học, định hướng trở thành các nhà nghiên cứu trình độ sau đại học. “Mầm ươm” cũng có thể là những sinh viên và học viên giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, giảng viên trẻ chưa là tiến sĩ có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo trở thành nhà khoa học có trình độ tiến sĩ. Việc tuyển chọn những “hạt giống tốt” cho chương trình cũng có thể lấy từ nguồn giảng viên và nhà khoa học trẻ đã đạt trình độ tiến sĩ có nguyện vọng tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ trình độ sau tiến sĩ hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại ĐHQGHN.
Video đang HOT
Phần “gieo trồng” và “phát triển” các nhà khoa học trẻ cũng được lưu ý phù hợp với từng nhóm đối tượng để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ, kết nối giúp người học được trang bị, hỗ trợ, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, điều kiện cần thiết có thể tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ của ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo uy tín ở trong nước, quốc tế. Quan trọng hơn, đề án cũng theo dõi, tư vấn, kết nối… để các nhà khoa học trẻ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ có thể tham gia mạng lưới các nhà khoa học theo lĩnh vực chuyên môn, tiếp xúc và làm việc tại ĐHQGHN, tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ để phát triển đất nước.
ĐH Quốc gia Hà Nội hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục
ĐH Quốc gia Hà Nội và VNPT vừa thảo luận về hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông, giảng viên, giáo viên cả nước tiếp cận công nghệ đào tạo trực tuyến.
GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, với vị thế tiên phong trong hệ thống giáo dục quốc gia cũng như định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn chú trọng gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
GS.TS Lê Quân
Ông Quân mong muốn hai bên phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương. Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của VNPT (ngắn hạn và dài hạn). Đồng thời, hỗ trợ về tuyển dụng, cung cấp nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực theo nhu cầu của VNPT.
Về nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tri thức, GS Lê Quân đề xuất, hai bên phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu, tự động hóa...
Cùng với đó, VNPT hỗ trợ ĐH Quốc gia Hà Nội trong việc triển khai một số nhiệm vụ, chương trình, đề án khoa học công nghệ quốc gia: Chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Chương trình KHCN phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, Hệ Tri thức Việt số hóa...
GS Lê Quân cũng đề xuất VNPT tài trợ "không gian xanh" ở Khu đô thị ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và thành lập quỹ học bổng nhằm hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh và các công bố quốc tế ở ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tổng Giám đốc VNPT - Huỳnh Quang Liêm
Ông Huỳnh Quang Liêm - Tổng Giám đốc VNPT đánh giá cao cơ hội hợp tác giữa hai bên. Mặc dù chưa ký kết văn bản hợp tác chính thức nhưng các đơn vị thành viên đã hợp tác tích cực về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Trên cơ sở các nội dung hợp tác sẵn có, hai bên tiếp tục thảo luận nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách thúc đẩy chuyển đổi số nền giáo dục, y tế quốc gia. Theo đó, VNPT hỗ trợ nền tảng chuyển đổi số còn ĐH Quốc gia Hà Nội đảm nhiệm về chuyên môn.
Trước mắt, hai bên sẽ phối hợp triển khai bồi dưỡng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở để đáp ứng chuẩn chương trình, sách giáo khoa mới. Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đảm bảo về mặt chuyên môn, nhân sự, còn VNPT hỗ trợ về mặt hạ tầng, kỹ thuật, đường truyền, an ninh mạng...
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng chia sẻ và hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhân lực kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ở ĐH Quốc gia Hà Nội (hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền, mạng viễn thông...). VNPT cũng sẽ xem xét hỗ trợ chương trình phát triển đại học số, đại học thông minh ở ĐH Quốc gia Hà Nội.
Mới đây, ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng kênh hỗ trợ dạy học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh tiểu học vùng khó khăn, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Dự kiến kênh sẽ được ra mắt vào giữa tháng 9 tới.
ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có gần 50.000 học viên và gần 500 chương trình đào tạo đại học, sau đại học.
Các trường đại học ồ ạt mở thêm ngành mới Nếu không có cơ chế giám sát và kiểm định tốt, rất nhiều trường sẽ mở ngành nghề mới mà không đủ chất lượng, dẫn đến nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, gây lãng phí. Nhiều ngành học mới của các trường ĐH gắn với xu hướng nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn...