Tuyến cáp quang lại đứt, nhiều phụ huynh than vì con phải học online
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 6/9, đại diện nhà mạng cho biết tuyến cáp quang biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) vừa gặp sự cố trên nhánh kết nối hướng Singapore.
Việc sửa chữa phần cáp quang bị hư hỏng cần rất nhiều thời gian. (Ảnh minh họa: VTC News)
Theo đánh giá từ đại diện một nhà cung cấp, sự cố này ảnh hưởng tới khoảng 20% dung lượng kết nối internet của các nhà mạng. Một số đường truyền tới các website quốc tế sẽ rơi vào tình trạng chậm kết nối tại vài thời điểm trong ngày. Tuy vậy, đại diện nhà mạng này cho biết, đường truyền trong nước vẫn diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng quá lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định hay khắc phục xong.
Trong năm 2021, đây là lần thứ 2 cáp quang biển AAE-1 gặp vấn đề. Ở thời điểm sự cố xảy ra lần thứ nhất, tuyến cáp quang bị đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1, các chuyên gia phải mất hơn 1 tháng để có thể khắc phục hoàn toàn (từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7).
Trước thông tin cáp quang AAE-1 gặp vấn đề, mặc dù nhà mạng thông tin rằng không ảnh hưởng nhiều đến đường truyền trong nước nhưng một số phụ huynh vẫn cảm thấy quan ngại. Lý do là bởi hàng chục triệu học sinh đang bước vào năm học mới có thể bị ảnh hưởng khi học trực tuyến.
Internet ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh trong thời điểm hiện tại.
Cụ thể, chia sẻ với chúng tôi, chị Hải Linh (trú tại phường Linh Trung, TP. Thủ Đức) chia sẻ: ” Công việc của tôi là giám sát qua hệ thống camera, vì vậy đường truyền internet rất quan trọng. Vài ngày gần đây, mạng rất kém, trong giờ cao điểm còn hay bị rớt xuống vạch thứ 2 khiến công việc gián đoạn. Chưa kể tới việc, con gái tôi chuẩn bị học trực tuyến theo chương trình lớp 4. Việc cáp quang đứt khiến tôi rất lo lắng, mong sẽ được khắc phục sớm “.
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ vào ngày 6/9, một phụ huynh tại TP.HCM cho biết ngày đầu con trai trở lại học tập, hệ thống giảng dạy liên tục báo bận. Bà nói thêm, đây là hiện tượng chung của tất cả thành viên trong lớp, mặc dù các phụ huynh đã đóng 140.000 đồng/tháng để con em được học trực tuyến. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân là do đường truyền hay phần mềm lỗi nhưng vị phụ huynh này cũng khá lo lắng cho chất lượng học tập của con trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Một số trường THPT tại TP.HCM gặp sự cố trong ngày đầu tiên học trực tuyến. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
AAE-1 là một trong 5 tuyến cáp quang biển quan trọng (4 loại còn lại là AAG, APG, IA, SMW3), chiếm dung lượng cao trong việc kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến này có chiều dài khoảng 23.000km và được đưa vào khai thác từ tháng 7/2021, đóng vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong và Singapore.
Vào đầu tháng 7, dân tình cũng xôn xao trước thông tin một nhà cung cấp mạng đang cùng các tập đoàn quốc tế (CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC) đầu tư vào tuyến cáp biển. Dự tính, chiều dài cáp ngầm dưới biển này sẽ có chiều dài khoảng 10.500km, ứng với mức kinh phí khoảng 429 triệu USD (tương đương 9.764 tỉ đồng).
Các chuyên gia xác định, khi xây dựng thành công thì hệ thống này sẽ kết nối các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm Singapore – Thái Lan – Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản ở 10 điểm cập bờ.
Hiện tại, các chuyên gia chưa có kế hoạch cụ thể trong việc khắc phục sự cố về đường truyền mạng. Dẫu vậy, mọi người cũng hi vọng tình trạng này sớm ổn định, nhằm hỗ trợ tốt công tác học tập và làm việc trực tuyến hiện nay.
TP.HCM chọn phương án 1 để xét tuyển lớp 10?
Học sinh, phụ huynh lẫn các nhà giáo đều ủng hộ phương án xét tuyển vào lớp 10 trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Ngày 26-7, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP đề xuất hai phương án xét tuyển vào lớp 10 chuyên và thường cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Đây là tờ trình thứ hai của Sở liên quan đến phương án cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Khác với lần đầu, đợt này Sở đề xuất xét tuyển cho cả hệ chuyên và thường.
"Quyết định đúng đắn và hợp lý!"
Em Lìu Gia Kiệt, học sinh (HS) Trường THCS Bình Tây, quận 6, cho biết bản thân đã vô cùng thoải mái sau khi biết được đề xuất xét tuyển của Sở GD&ĐT. "Bởi vì em và bạn bè đã ôn tập và chờ đợi quá lâu cho kỳ tuyển sinh. Theo em, với tình hình dịch hiện giờ thì xét tuyển là tốt nhất. Em không cảm thấy uổng phí công sức khi đã ôn tập trong thời gian qua. Vì những kiến thức em học bây giờ cũng sẽ một phần nào liên quan và ảnh hưởng đến kiến thức em sẽ học sau này" - Kiệt tâm sự.
Là phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10, chị TH, sống tại quận Tân Phú, bày tỏ: "Tôi ủng hộ phương án đề xuất của Sở là xét tuyển vào lớp 10. Bởi tình hình dịch COVID-19 hiện nay rất căng thẳng, bản thân tôi còn thấy sợ khi có việc bắt buộc phải đi ra ngoài nữa là các con. Nếu phải tập trung hàng trăm HS tại một điểm thi thì có lẽ tôi cũng không biết có dám cho con đi thi hay không nữa".
Không chỉ phụ huynh, các nhà giáo cũng đồng tình với phương án mà Sở đưa ra. Bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Văn Long, quận Bình Tân, nói: "Đây là quyết định đúng đắn và hợp lý".
Tương tự, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, cho rằng đây là phương án tối ưu nhất trong điều kiện tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, thời gian năm học không còn nhiều.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cũng cho rằng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chọn phương án xét tuyển là phù hợp nhất (mặc dù tính công bằng không bằng phương án thi tuyển).
Em Lìu Gia Kiệt, học sinh Trường THCS Bình Tây, quận 6, học bài ở nhà. Ảnh: NVCC
Nghiêng về phương án 1
Đề cập đến hai phương án xét tuyển Sở đưa ra, chị H. nói: "Tôi và con gái đều ủng hộ phương án 1. Vì lớp 9 là năm học thể hiện rõ nhất lực học của HS. Chưa kể nếu có thi thì đề thi cũng nằm ở kiến thức năm học lớp 9 là chủ yếu. Về phương án 2, cho rằng như thế mới đánh giá toàn diện cũng không hẳn hợp lý bởi có những bạn học rất giỏi ở những lớp nhỏ nhưng càng lên càng hụt hơi, hoặc ngược lại có bạn những năm đầu ý thức học chưa tốt, chưa biết cách học nên kết quả thấp nhưng sau đó đã nỗ lực phấn đấu qua từng năm để đạt loại giỏi ở năm lớp 9. Cho nên nếu cộng cả bốn năm học lại rồi cho là sự toàn diện thì đó là sự toàn diện không hoàn hảo. Nếu bắt buộc phải tính đến phương án 2, tôi đề nghị điều chỉnh phương án cộng điểm ba môn toán - văn - ngoại ngữ của các năm học lớp 6, 7, 8; riêng năm lớp 9 phải nhân hệ số 2 mới hợp lý và phản ánh đúng lực học của HS".
Cũng nghiêng về phương án 1, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, cho hay HS lớp 9 cũng giống HS lớp 12, đến thời điểm này các em mới tập trung cho việc học và từ đó năng lực cũng được cải thiện. Điều đáng nói, nếu thi thì kiến thức đa phần trong chương trình lớp 9. Phương án 2 dùng kết quả bốn năm học có vẻ toàn diện và công bằng cho những bạn học đều. Tuy nhiên, đó là chưa tính đến độ chênh lệch về việc cho điểm giữa các trường, các quận/huyện với nhau.
Bà Dung thừa nhận việc xét tuyển không thể bằng thi tuyển, đặc biệt trường chuyên nhưng đây là trường hợp bất khả kháng. Do đó trong năm học, để nâng cao chất lượng, các trường chuyên nên tổ chức đợt tuyển sinh bổ sung như mọi năm vẫn làm hoặc tổ chức kiểm tra để sàng lọc.
Bày tỏ sự đồng tình, ông Nguyễn Văn Ngai phân tích mỗi phương án đều có ưu điểm và hạn chế nhưng theo ông, nên chọn phương án 1 bởi vừa đơn giản vừa phản ánh tương đối sát, đúng trình độ, năng lực hiện tại của HS. Cụ thể, bài kiểm tra học kỳ của khối lớp 9 do Phòng GD&ĐT ra đề kiểm tra chung cho các trường THCS trên địa bàn mỗi quận/huyện đối với một số môn, trong đó có các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ và tổ chức chấm theo thang điểm chung nên sẽ chính xác hơn.
Phương án 2 có hạn chế điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ của HS ở các lớp 6, 7, 8 đều do mỗi giáo viên ra đề, đánh giá (trừ kiểm tra học kỳ do từng trường ra đề, đánh giá theo thang điểm của trường). Việc ra đề, đánh giá này tùy thuộc vào quan điểm của từng trường, từng giáo viên mà có mức độ nặng tay, nhẹ tay với nhiều lý do khác nhau.
Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn phương án 1 trong xét tuyển
Phương án này phù hợp với quá trình tập trung học tập các môn văn - toán - ngoại ngữ trong suốt năm học lớp 9, có sự tương đồng với các môn thi như kế hoạch thi lớp 10. Đề tuyển sinh các năm có kiến thức đều nằm trong chương trình lớp 9 nên việc lựa chọn điểm số lớp 9 để xét tuyển phản ánh đúng năng lực. Chọn điểm trung bình môn cả năm của môn đăng ký thi chuyên và có hệ số 2 trong điểm xét tuyển vì kết quả này phản ánh được sự đam mê của môn học thế mạnh. Tuy nhiên, nó có thể đánh giá không toàn diện khi chỉ dựa trên điểm số của ba môn và của năm lớp 9.
Còn phương án 2, ngoài các ưu điểm của bộ môn chuyên như phương án 1 thì việc chọn điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn văn - toán - ngoại ngữ có thế mạnh thể hiện được sự toàn diện. Tuy nhiên, do kiến thức thi tập trung chương trình lớp 9 nên các em HS không tập trung cao trong việc học tập ở các lớp 6, 7, 8. Do đó, điểm số khối này không phản ánh hết năng lực. Việc căn cứ điểm số bốn năm tạo tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến sự ổn định tuyển sinh.
Lớp 10 thường: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 6, 7, 8, 9 của môn văn - toán - ngoại ngữ điểm ưu tiên (nếu có).
Phổ điểm khối B thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT, VietNamNet đã phân tích và đăng tải phổ điểm khối B để phụ huynh và thí sinh tham khảo đăng kí nguyện vọng xét tuyển đại học thuận lợi hơn. Dưới đây là phổ điểm khối B thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Kết quả phân tích điểm thi theo tổ hợp 3 môn xét...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump
Thế giới
16:23:47 13/04/2025
"Tóm dính" Chu Thanh Huyền đưa con trai đến SVĐ cổ vũ Quang Hải, vóc dáng và thái độ khác hẳn lúc "sống ảo" trên mạng
Sao thể thao
16:05:28 13/04/2025
Phim Hàn phá kỷ lục 2025 với rating tăng vọt 114%, đứng top 1 cả nước nhờ nội dung xuất sắc đến tận phút cuối
Phim châu á
16:03:44 13/04/2025
Nhan sắc gây lú của Triệu Vy
Hậu trường phim
16:01:04 13/04/2025
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz
Sao châu á
15:40:50 13/04/2025
Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!
Netizen
15:09:41 13/04/2025
Mật phục bắt 3 đối tượng từ Đồng Nai ra Hàm Thuận Nam trộm cắp tài sản
Pháp luật
15:07:18 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu
Tin nổi bật
14:10:28 13/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?
Sao việt
14:02:41 13/04/2025