“Tuyên bố Nhật-Trung không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý”
Hãng Kyodo đưa tin, ngày 13/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định rằng tuyên bố Nhật-Trung nhằm cải thiện quan hệ song phương trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo hai nước hồi đầu tuần này là “không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.”
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban ngoại giao và quốc phòng thuộc Thượng viện Nhật Bản, ông Kishida nhấn mạnh: “Đó là văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý. Chúng tôi chỉ văn bản hóa những điều Nhật Bản và Trung Quốc nhất trí với nhau, do đó nó không phải một thỏa thuận quốc tế.”
Dẫu vậy, ông Kishida cho rằng tuyên bố này là “kết quả đàm phán” giữa Nhật Bản và Trung Quốc, do đó cần được “tôn trọng.”
Tuyên bố Nhật-Trung hôm 7/11 nêu rõ rằng cả hai bên thừa nhận có “những quan điểm khác biệt” về sự leo thang căng thẳng gần đây ở Biển Hoa Đông và nhất trí xoa dịu căng thẳng trên biển thông qua việc khởi động một cơ chế xử lý khủng hoảng.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Nhật Bản chi mạnh cho Campuchia, Trung Quốc có giật mình?
Nhật Bản tiếp tục tặng Campuchia 143 triệu USD, một sự đầu tư nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của mình với quốc gia Đông Nam Á này
Tờ VOV dẫn thông tin của Tân Hoa Xã cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản - Fumio Kishida tối 29/6 đã đến Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Campuchia trong 3 ngày và sẽ ký kết một thỏa thuận cung cấp hơn 143 triệu USD cho Campuchia.
Tuyên bố vừa đưa ra của Bộ ngoại giao Campuchia cho biết, ông Kishida sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Hor Hamhong. Bộ trưởng hai nước sẽ ký kết các thỏa thuận viện trợ và cung cấp khoản vay dưới sự chứng kiến của thủ tướng Hunsein.
Các thỏa thuận gồm một khoản viện trợ trị giá 8,3 triệu USD hỗ trợ lĩnh vực giáo dục và khoản vay 135 triệu USD giúp Campuchia phát triển mạng lưới điện, triển khai dự án nâng cấp đường sá và kế hoạch phục hồi hệ thống kênh mương.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nhật Bản sẽ tham dự lễ khánh thành trung tâm thương mại AEON do Nhật Bản đầu tư tại Phnom Penh. Đây là khu thương mại lớn nhất hiện nay tại Campuchia với chí phí xây dựng hơn 200 triệu USD.
Đây tiếp tục là một món quà mà Nhật Bản dành tặng cho Campuchia - quốc gia Đông Nam Á vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc. Từ trước đến nay, những sự đầu tư của Nhật Bản vào quốc gia này đều hướng tới các vấn đề kinh tế, giáo dục, an sinh xã hội.
Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia có sự hợp tác và đầu tư với Campuchia thường xuyên và ồ ạt nhất, trên mọi lĩnh vực, thậm chí là cả hợp tác quân sự. Gần đây nhất, hồi giữa tháng 5/2014, Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này 112 triệu USD và cho vay 33 triệu USD để phát triển kinh tế-xã hội.
Không chỉ có những khoản vay và viện trợ, ngày 7/2, tờ China Daily đưa tin, đại diện Trung Quốc đã bàn giao 26 xe tải quân sự và 30.000 bộ quân trang cho phía Campuchia để giúp giảm bớt những khó khăn của Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia, đồng thời sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Trước đó, ngày 22/1, Tân Hoa Xã đưa tin chính phủ Trung Quốc đã trao tặng 600 bộ thiết bị điện đài quân sự cho các lực lượng vũ trang Campuchia để "nâng cao năng lực, hiệu quả thông tin liên lạc giữa các lực lượng vũ trang" nước này.
Năm 2012, doanh nghiệp Trung Quốc cam kết đầu tư 8 tỷ USD ở Campuchia, con số này tương đương với 2/3 nền kinh tế Campuchia.
Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.
Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỷ USD.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Những gói đầu tư mà Trung Quốc dồn vào Campuchia không phải là không có mục đích. Campuchia không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đó là việc của các quốc gia láng giềng.
Và Trung Quốc đang liên tiếp đưa ra những món hời, mà trong đó, nếu chỉ có lợi mà không có hại. Có thể thấy, sức mạnh của đồng nhân dân tệ đang góp phần chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN một cách hiệu quả.
Nhìn lại quá khứ, cách đây không lâu, tháng 12/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động, các bộ trưởng ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung do vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, do không thể thống nhất quan điểm của Campuchia và các nước liên quan.
Sau cú sốc này, Campuchia vẫn tiếp tục khiến cả khối ngỡ ngàng khi hôm 14/8/2013, Ngoại trưởng các quốc gia thành viên ASEAN đã nhóm họp tại Hua Hin, Thái Lan để nhất trí về Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) trước khi lên đường tới Bắc Kinh đàm phán vào tháng 9/2013. Tuy nhiên, cuộc họp không có sự tham gia của Ngoại trưởng Campuchia.
Nhật Bản và Trung Quốc đang ra sức dùng sức mạnh kinh tế của mình để gia tăng sự ảnh hưởng lên khu vực. Việc Nhật Bản một lần nữa "tặng quà" Campuchia cho thấy quyết tâm đối đầu toàn diện với Trung Quốc của cường quốc có nền thứ ba thế giới này.
Theo Báo đất việt
Phản đối luận điệu của Trung Quốc tại LHQ Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng đại diện thường trực VN tại LHQ, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan phi phápkhỏi vùng biển VN. Tàu TQ vây hãm và phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư VN - Ảnh: Đàm Duy Khánh LHQ ngỏ ý giúp giải quyết căng thẳng LHQ đã tỏ ý sẵn sàng đứng ra dàn xếp...