Tưởng rất lành nhưng rau lang ăn không đúng cách cũng thành thuốc độc
Rau lang được ưa chuộng và có mặt tại cả những bàn tiệc sang trọng. Tuy nhiên, nhiều người do không biết vẫn đang ăn rau lang theo cách sai lầm hại sức khỏe.
Rau lang mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ giảm cân… Thế nhưng loại rau tưởng rất lành này cũng có những ‘đại kỵ’ nếu không biết bạn có thể làm hại cho sức khỏe của bản thân.
Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi đầu độc cho cơ thể
Rau lang luộc chín là cách tốt nhất để cơ thể hấp thu dưỡng chất. Ảnh minh họa
Không nên ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết vốn đã thấp, sẽ làm hạ thêm sẽ gây mệt mỏi.
Không dùng rau lang còn sống để chữa táo bón, vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Ăn rau lang đúng cách
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
Rau khoai lang phát huy tác dụng tốt về mặt chữa bệnh, dễ tiêu hoá khi mà chúng ta làm món luộc, vừa tận dụng được nước rau, và lại dễ chế biến. Bạn nên ăn luộc vào mùa hè, có thể xào tỏi cũng rất ngon và thích hợp vào mùa đông.
Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy vậy, không nên chỉ ăn rau lang khiến cho tụt đường huyết mà nên ăn kèm với những loại thực phẩm khác.
Cách dùng rau lang chữa bệnh
Chữa yếu sinh lý
Rau lang xào với thịt bò rất tốt cho sức khỏe nam giới.
Video đang HOT
Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
Chữa cảm sốt mùa nóng
Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Với công dụng này bạn dùng lá khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Rau lang: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'
Rau lang mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón... Thế nhưng loại rau tưởng rất lành này cũng có những 'đại kỵ' cần biết khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Những tác dụng tuyệt vời của rau lang đối với sức khỏe
Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Phòng ngừa bệnh táo bón
Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón.
Chống béo phì
Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trị buồn nôn, ốm nghén
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Giúp khỏe da, sáng mắt
Theo các nhà khoa học, trong 100g rau lang có chứa 11mg vitamin C - đây là chất giúp tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, săn chắc, căng đầy sức sống.
Không chỉ vậy, thành phần beta carotene, lutein và zeaxanthin có trong loại rau này còn giúp chúng ta duy trì đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Lutein và zeaxanthin là các dưỡng chất phân bố rộng rãi trong các mô tế bào thần kinh mắt. Chúng còn tập trung ở khu vực điểm vàng của võng mạc. Chúng làm nhiệm vụ lọc ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Đồng thời còn có khả năng ngăn chặn quá trình ôxy hoá ở các cơ thần kinh mắt. Do đó, rau lang còn có công dụng diệu kỳ giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.
Chữa yếu sinh lý
Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
Chữa cảm sốt mùa nóng
Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
Ảnh minh họa: Internet
Chữa viêm khớp, thấp khớp
Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là "sâm nam".
Với công dụng này bạn dùng lá khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi 'gây độc' cho cơ thể
Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.
Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.
Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì rau khoai lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Món ăn từ thịt dê chữa xuất tinh sớm Từ xa xưa, dân gian lưu truyền về tác dụng tăng cường sinh lý của loài dê. Sau này, Đông y cũng chứng minh nhiều bộ phận của con dê có công dụng bổ huyết, cải thiện khả năng tình dục. Đặc biệt, theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dương, mạnh gân cốt, tăng cường...