Tuổi thơ nghèo khổ nên luôn đồng cảm với những trẻ em nghèo
Thấy cô giáo dạy Anh văn từ xa, học sinh kéo đến vây quanh, líu lo chào cô. Em lại ôm lấy người, em vít cổ thơm vào má…
Đi dạy bao nhiêu năm nhưng lần đầu tiên tôi chứng kiến trẻ em lại hào hứng, hồ hởi học Anh văn đến thế.
Cứ nghe đến giờ Anh văn, học sinh khối lớp 1,2 lại ồ lên thích thú.
Thấy cô giáo dạy Anh văn từ xa, chúng kéo đến vây quanh, líu lo chào cô. Em lại ôm lấy người, em vít cổ thơm vào má…
Chính các em làm tôi thấy tò mò, cô giáo này phải có điều gì đặc biệt lắm mới làm cho học sinh vốn ít yêu thích môn học khó này trở nên thích thú, say mê đến như vậy.
Tiết học của cô giáo Thanh Ngân được học trò rất yêu thích.
Năm học này, trường tôi triển khai dạy tiếng Anh cho học sinh hai khối lớp 1 và 2.
Thanh Ngân đã đăng kí làm giáo viên dạy hợp đồng. Có dịp tiếp xúc với em, tôi biết được em hiện là thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh thuộc Hội Tesol Ho Chi Minh.
Em còn thường xuyên đi nói ở Đại học RMIT về phương pháp dạy học, về quản lý lớp, hướng dẫn bồi dưỡng cho giáo viên thành phố Hồ Chí Minh về chuyên đề, về phương pháp dạy học…
Tôi mới vỡ lẽ, vì sao tiết dạy của cô ở lớp lại được các em chào đón nồng hậu và yêu quý cô giáo đến như vậy.
Video đang HOT
Trước đó, Thanh Ngân cho biết, em đã từng bỏ công việc dạy Anh văn trong thành phố với thù lao trung bình một giờ dạy khoảng 20 đô la Mỹ, thu nhập bình quân một tháng khoảng 50 triệu đồng để về mở lớp dạy Anh văn cho học sinh quê nhà.
Cô giáo Thanh Ngân rất đồng cảm với học sinh nghèo do quãng đời tuổi thơ của mình quá nghèo khổ.
Tôi đã hỏi em “ vì sao lại dũng cảm đánh đổi như vậy?” Thanh Ngân cho biết “ em dạy trường quốc tế, tiếng Anh là chủ đạo.
Học sinh thành phố được tiếp cận với nhiều phương pháp tiến bộ nên các em học tiếng Anh rất giỏi.
Thấy quê mình, học sinh dù có kiến thức nhưng ít có được cơ hội tốt như thế.
Quyết định về quê mở trung tâm dạy Anh ngữ cũng là muốn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh quê nhà“.
Và Trung tâm Anh ngữ Mỹ Úc đã ra đời như thế.
Từ khi có trung tâm Anh ngữ Mỹ Úc ra đời, khá nhiều trẻ em ở thị xã La Gi (Bình Thuận) đã đăng kí theo học.
Ngoài học tập, các em học viên còn có điều kiện tìm hiểu thêm văn hóa phương Tây và tham gia các hoạt động ngoại khóa để thêm tự tin và thêm cảm hứng học tập.
Điều đặc biệt là nhiều học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cô giáo Thanh Ngân chiêu sinh vào học miễn phí.
Không những thế, các em còn được hỗ trợ thêm tiền, đồ dùng học tập như sách vở, cặp…
Ngoài dạy học miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn, Thanh Ngân còn cùng nhóm bạn đi làm từ thiện ở một số trường tình thương
Thanh Ngân cho biết, đồng cảm với học sinh nghèo do quãng đời tuổi thơ của mình quá nghèo khổ.
Thời ấy, gia đình em nhiều khi không có gạo ăn, bữa đói bữa no.
Đến trường đi học một buổi, buổi phải phụ ba mẹ làm việc nhưng vẫn luôn thiếu ăn thiếu mặc.
Ba năm cấp 3 và 4 năm đại học em chỉ có duy nhất 2 chiếc áo dài cũ xin lại của người quen.
Em nói mình thấm cái nghèo, cái khổ nên giờ nhìn ai nghèo khổ là thương vô cùng.
Ngoài dạy học miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn, Thanh Ngân còn cùng nhóm bạn đi làm từ thiện ở một số trường tình thương như tặng xe đạp, tặng học bổng cho học sinh nghèo, cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Có lẽ tiếng lành về cô giáo Thanh Ngân vừa giỏi chuyên môn vừa giàu lòng nhân ái đồn xa.
Thế nên, trung tâm Anh ngữ do em làm chủ đã mở rộng thêm 2 cơ sở ở thị xã La Gi góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết học Anh ngữ của người dân nơi đây.
Theo giaoduc.net.vn
Khánh Hòa trị bệnh thành tích hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
Bà Hoàng Thị Lý, PGĐ Phụ trách Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, Sở GD&ĐT vừa ban hành văn bản điều chỉnh lại nội dung hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố năm học 2018-2019.
Ảnh minh họa
Trong văn bản nêu rõ, để khắc phục bệnh thành tích ở cấp tiểu học trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố không xếp hạng và khen thưởng giải toàn đoàn.
Bà Lý cho biết thêm, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi nhằm góp phần đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Để đạt mục tiêu đó, việc tổ chức hội thi phải đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục đạo đức, phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học.
Được biết, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc tiểu học được tổ chức 2 năm một lần ở cấp huyện và 4 năm một lần ở cấp tỉnh. Đây là sân chơi chuyên môn bổ ích, cần thiết nhằm tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
Đồng thời, hội thi là dịp để phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong công tác chủ nhiệm lớp, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường, địa phương, thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh tiểu học.
Mạnh Tuấn
Theo giaoducthoidai
Vì sao chỉ 0,1% thủ khoa được tuyển dụng vào làm việc tại Hà Nội? Qua 16 năm tuyên dương 1705 thủ khoa thông qua con đường xét tuyển đặc cách, năm ngoái vào dịp này, Sở Nội vụ cũng đã có báo cáo có 186 thủ khoa xuất sắc đã được tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan của Thành phố Hà Nội. Ngày 2/10, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội,...