Tuần tra áp sát Đá Chữ Thập là chiến thuật khôn khéo của Mỹ
National Interest ngày 11.5 đăng bài phân tích của học giả Zack Cooper thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ, theo đó vị học giả này giải thích lý do tại sao tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence lại chọn Đá Chữ Thập để tuần tra.
Ngày 10.5.2016 Mỹ đã phái tàu khu trục USS William P. Lawrence để tiến hành tuần tra tự do hàng hải lần 3 trên Biển Đông. Trước đó giới chức Mỹ kỳ vọng cuộc tuần tra này trong vài tuần qua bởi cuộc tuần tra gần đây nhất được tiến hành hơn 3 tháng trước đó và một quan chức quốc phòng cũng hé lộ Mỹ cam kết sẽ tiến hành 2 cuộc tuần tra mỗi quý.
Theo các báo cáo, Mỹ đã thay đổi lịch tuần tra lần này vào tháng trước mà không đưa ra lý do, và như vậy cuộc tuần tra lần này xem ra đã bị trễ.
Tuy nhiên, lần tuần tra lần này đã khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ khi nhằm vào bãi Chữ Thập. Bởi hai lần tuần tra trước được coi là tuần tra tự do hàng hải vì các cuộc tuần tra đều áp sát trực tiếp các thực thể địa lý thuộc vùng lãnh hải theo quy định của Công ước về Luật biển (UNCLOS). Cuộc tuần tra đầu tiên của Mỹ tiến hành gần bãi Xubi ngập nước khi thủy triều lên, còn lần 2 áp sát gần đảo Tri Tôn. Cả hai lần tuần tra các tàu Mỹ đều áp sát mà không tiến hành tập trận quân sự nào.
Tàu khu trục USS William P. Lawrence của Mỹ. Ảnh: National Interest
Cũng giống như hai cuộc tuần tra lần trước, lần tuần tra áp sát Đá Chữ Thập do tàu khu trục USS William P. Lawrence đảm nhiệm là nhằm tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý. Bãi này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phái 2 máy bay chiến đấu J-11 và một máy bay cảnh báo Y-8, một tàu khu trục và 2 tàu hộ tống khác để đối phó.
Một số chuyên gia, vốn đang tìm kiếm những tín hiệu mạnh hơn để chứng minh cho quyết tâm của Mỹ trên Biển Đông, kỳ vọng rằng sau 2 cuộc tuần tra đầu tiên, thì Mỹ sẽ nhắm vào bãi Vành Khăn cho thấy Mỹ sẽ không công nhận các đảo nhân tạo-do Bắc Kinh bồi đắp phi pháp trên các bãi ngập nước-là các đảo tự nhiên.
Video đang HOT
Đá Vành Khăn được cho là bãi ngập nước, điều này có nghĩa là vùng an toàn quanh bãi này chỉ là quanh phạm vi khu vực có giới hạn 500m, thay vì một vùng bao quanh tới 12 hải lý. Mặc dù Bắc Kinh đã bồi đắp 5 triệu mét vuông diện tích để làm một đường băng và một cảng trên Đá Vành Khăn, thì UNCLOS quy định rõ rằng, các đảo và bãi đá phải được hình thành một cách tự nhiên. Do vậy, Mỹ vẫn có quyền hợp pháp tiến hành các hoạt động quân sự bình thường trong khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Điều này cho thấy Mỹ vẫn sẽ không thay đổi các hoạt động tuần tra nhằm đáp trả việc bồi đắp đảo trái phép của Trung Quốc.
Điều này dẫn đến một câu hỏi trọng yếu đối với các chuyên gia, những người muốn tìm hiểu khâu ra quyết định của Mỹ: tại sao giới chức Mỹ lại chọn Đá Chữ Thập thay vì Đá Vành Khăn? Có 2 giả thuyết chính, và cả 2 đều có thể giải thích tại sao chính quyền Mỹ một lần nữa lại tránh.
Giả thuyết thứ nhất, một số chuyên gia lập luận rằng Nhà Trắng đơn giản là ngại rủi ro và kiên quyết tránh bất kỳ cuộc khủng hoảng tiềm năng nào với Bắc Kinh trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Theo các chuyên gia này, Nhà Trắng muốn có các cuộc tuần tra mà không gây leo thang căng thẳng và vì vậy né đã tránh Đá Vành Khăn. Còn bãi Xubi thì chính quyền Obama đã phái tàu tuần tra trước đó rồi, nơi có một trong số 3 đường băng do Trung Quốc bồi đắp xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa. Nên tuần tra Đá Chữ Thập, nơi có một đường băng phi pháp của Trung Quốc, là lựa chọn logic tiếp theo nếu loại trừ Đá Vành Khăn ra.
Giả thuyết thứ hai là Nhà Trắng có thể chờ đợi để tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn cho đến khi Tòa trọng tài đưa ra quyết định cuối cùng cho vụ kiện mà Philippines kiện Trung Quốc. Tòa trọng tài có thể sẽ ra phán quyết rằng bãi Vành Khăn là bãi ngập nước, hơn là đảo hoặc bãi đá. Điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp khó hơn nhiều khi tuyên bố tuần tra của Mỹ áp sát Đá Vành Khăn là hành động khiêu khích.
Do vậy, một số lãnh đạo Mỹ có thể cho rằng việc trì hoãn tuần tra áp sát Đá Vành Khăn cho đến khi có phán quyết của Tòa trọng tài được đưa ra. Điều này đảm bảo rằng Washington đứng về phía luật pháp quốc tế và tạo cho Mỹ một cơ hội để thực thi quyết định của Tòa trọng tài.
Sẽ là hợp lý cho chính quyền Obama chờ đợi cho đến sau khi Tòa ra phán quyết để sau đó mới tiến hành tuần tra áp sát Đá Vành Khăn, bởi Nhà Trắng muốn tránh bị hiểu nhầm là Mỹ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực thi duy trì trật tự (trên biển) hiện nay. Điều quan trọng là Mỹ tiếp tục thực thi cam kết sẽ tiến hành các cuộc tuần tra thường kỳ trên Biển Đông. Do vậy các cuộc tuần tra đơn lẻ sẽ không trở thành các cuộc tranh cãi chính trị. Tương tự như các cuộc tuần tra lãnh hải và không phận quốc tế, Mỹ có thể sẽ dễ dàng hơn khi tiến hành các cuộc tuần tra mà không bị xem là các quyết định có động cơ chính trị.
Các cuộc tuần tra thường xuyên của Mỹ đồng thời đóng vai trò quan trọng bởi nếu Washington không thách thức các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh, thì làm sao các nước nhỏ trong khu vực có thể tiến hành.
Theo Danviet
Trung Quốc xoa dịu Mỹ, Úc sau khi bị lên án ở Biển Đông
Một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ cùng giải quyết những khác biệt về vấn đề Biển Đông một cách mang tính xây dựng.
Reuters ngày 13/5 đưa tin cho biết, một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ cùng giải quyết những khác biệt về vấn đề Biển Đông một cách mang tính xây dựng.
Fang Fenghui, một thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nói với tướng Joseph Dunford, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trong một cuộc đàm thoại qua truyền hình rằng "hai bên cần kiềm chế các hành động gây phương hại đến quan hệ giữa hai quốc gia và quân đội hai nước".
Fang Fenghui, một thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ảnh Reuters.
Cuộc thảo luận được tổ chức trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng căng thẳng do những tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Mỹ đã khẳng định quyền tự do hàng quốc tế thách thức các tuyên bố phi lý của Trung Quốc bằng cách tiến hành các hoạt động tuần tra ở vùng biển này.
Hôm thứ Ba, Trung Quốc đã điều hai máy bay và ba chiến hạm xua đuổi tàu khu trục Mỹ tuần tra nhằm "thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý" của Bắc Kinh trong phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Tuy nhiên, trong cuộc đàm thoại với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Fang nói rằng Trung Quốc không đổ lỗi cho Mỹ về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi "xử lý bất đồng một cách mang tính xây dựng".
Tân Hoa Xã dẫn lời tướng Dunford đáp lại cho biết, Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông và Washington sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh để thiết lập "một cơ chế hiệu quả về kiểm soát rủi ro nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình".
Vấn đề Biển Đông cũng đã được thảo luận tại một cuộc họp riêng giữa Sun Jianguo, Đô đốc và Phó Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân, và Phó Đô đốc Ray Griggs, Tư lệnh lực lượng Hải quân Úc.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm thứ Năm đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với hoạt động tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm, Sun nói với Phó Đô đốc Griggs rằng Biển Đông là không thể và không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Australia, và rằng Úc không nên làm những việc có "hại cho hòa bình khu vực và sự ổn định hoặc quan hệ Trung-Úc".
Trong một bình luận đăng tải ngày 12/5 trên tờ Diplomat, nhà phân tích Ankit Panda đã bày tỏ ngạc nhiên trước phản ứng khác thường của Bắc Kinh trong sự kiện tàu Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý từ Đá Chữ Thập.
Ttháng 1/2016, khi tàu USS Curtis Wilbur tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý từ Đảo Trí Tôn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đại diện của Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Mỹ xâm nhập "lãnh hải" của nước này bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trong sự kiện tương tự hồi đầu tuần này tại Đá Chữ Thập, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ đề cập một cách không cụ thể rằng tàu chiến Mỹ "xâm nhập trái phép" chứ không phải dùng cụm từ "xâm nhập lãnh hải" như trước.
Theo chuyên gia Panda, việc Tòa Trọng tài chuẩn bị đưa ra phán quyết được dự đoán là sẽ bất lợi cho Trung Quốc đã khiến nước này thận trọng hơn trong các tuyên bố chủ quyền (sai trái) của mình và đang cố gắng xoa dịu sự phản đối, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc đổi giọng sau khi tung máy bay, tàu chiến 'đuổi' tàu Mỹ ở Biển Đông Trung Quốc nói muốn quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng kiềm chế hành động của mình và tránh gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước chỉ vì vấn đề ở Biển Đông. Tướng Phòng Phong Huy đổi giọng với Mỹ sau vụ tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong đá Chữ Thập ngày 10.5.2016AFP Sau vụ tàu khu trục William...