Tuân thủ theo quy tắc này, bạn sẽ không bao giờ phải ân hận vì “vung tay quá trán”
Có tên “ Quy tắc chi tiêu 1%”, phương pháp này được xem là bí quyết giữ tiền cho người thu nhập dưới 200.000 USD một năm.
Khi bạn chi tiêu quá nhiều, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác hổ thẹn và tiếc nuối. Thậm chí cảm xúc đó sẽ kìm hãm bạn khỏi các mục tiêu tài chính của mình. Mặt khác, nếu không mua đồ hoặc chi cho những trải nghiệm mang lại niềm vui, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn.
Vậy làm thế nào để bạn tìm được sự cân đối?
Là một cố vấn tài chính, một kế toán và là người dẫn chương trình phát thanh Popcorn Finance, Chris Browning đã được nghe về nhiều chiến lược sáng tạo mà mọi người sử dụng để hạn chế chi tiêu. Một trong số những chia sẻ được yêu thích là chiến lược của Glenn James, người tổ chức kênh phát thanh tài chính hàng đầu Australia – My Millennial Money.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua hay không mua?
Trong một cuộc trò chuyện về cách chi tiêu sao để mua những thứ mình thích mà không bị cạn ví, James đã chia sẻ với Chris Browning quy tắc chi tiêu 1% mà anh nghĩ ra sau một lần đến cửa hàng bách hóa với vài người bạn và mua một chiếc Apple Watch giá 1.300 USD.
Anh James cho biết rằng đó thực sự là vấn đề, vì sáng hôm đó anh không hề có dự định mua một chiếc đồng hồ với giá nghìn đô.
Anh tự mô tả mình là một người “chi tiêu không kiểm soát”. Vì vậy, anh ngay lập tức quyết định rằng bản thân cần tìm ra cách để quản lý chi tiêu.
Quy tắc 1% của James (khác với quy tắc 1% trong đầu tư bất động sản) rất đơn giản: Nếu bạn muốn chi tiền mua một thứ không thực sự cần thiết mà nó có giá lớn hơn hoặc bằng 1% tổng thu nhập hàng năm của bạn thì hãy đợi một ngày trước khi mua.
Trong thời gian đó, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Tôi có thực sự cần thứ này không? Tôi có đủ khả năng mua được không? Tôi sẽ thực sự sử dụng chứ? Nếu mua, tôi có cảm thấy hối hận không?
Nếu sau một đêm, bạn vấn thấy đó là ý kiến hay thì hãy tiếp tục thực hiện việc mua món đồ đó.
Nếu bạn giàu hơn, bạn cần quy tắc khác
Giả sử, tổng thu nhập hàng năm của bạn là 60.000 USD và bạn muốn mua tấm thảm có giá 600 USD, bạn sẽ cần đợi một ngày trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi tấm thảm đang dùng đã cũ, bạn có thể quyết định rằng 600 USD là quá nhiều và bạn có thể mua những cái rẻ hơn.
Đó là nguyên tắc dành cho những ai kiếm được dưới 200.000 USD / một năm. James nói: “Hiện tại, quy tắc 1% chỉ là một hướng dẫn. Nó đơn giản và hiệu quả đối với tôi. Tuy nhiên, nếu bạn kiếm được 2 triệu USD một năm, quy tắc này có thể sẽ không hiệu quả với bạn. Đối với những người thu nhập siêu cao, 1% lương hàng năm của họ có thể đặt ra một con số giới hạn rất lớn”.
Tất nhiên, có nhiều phiên bản khác của quy tắc chi tiêu, nhiều người còn đặt một giới hạn nghiêm ngặt (là bạn không không được chi quá X USD cho một thứ gì đó). Quy tắc 1% của Glenn James vẫn là độc nhất vì nó hoạt động như một “trạm kiểm soát tinh thần”, một lời nhắc nhở suy nghĩ trước khi hành động, thiết lập ranh giới và xác định lúc hành động.
Anh James cho biết việc chiến thắng kiểm soát tài chính cá nhân thường bắt đầu từ chính các quầy hàng và trang mua sắm trực tuyến. “Bạn có thể muốn tiết kiệm tiền mua nhà hoặc để nghỉ hưu sớm. Nếu bạn có thể hạn chế chi tiêu, bạn có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn”, James chia sẻ.
Quy tắc 1% không dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần bạn nhớ rằng các chiến lược tốt nhất là những quy tắc đơn giản và có thể áp dụng lâu dài.
4 phương pháp quản lý tài chính được nhiều người trên thế giới áp dụng thành công
Học ngay 4 phương pháp quản lý tài chính này để có thể quản lý tài chính của mình một cách tốt nhất.
1. Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo
Video đang HOT
Kakeibo được biết đến là "Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật". Lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1904 do nữ nhà báo giới thiệu cho các bà nội trợ nhằm mục đích quản lý chi tiêu trong gia đình.
Giống như tất cả các hệ thống ngân sách, ý tưởng đằng sau kakeibo là giúp bạn hiểu mối quan hệ của bạn với tiền bằng cách giữ một cuốn sổ và ghi chép mọi thứ chi tiêu.
Ảnh minh họa.
Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 4 phong bì với 4 nhu cầu khác nhau:
- Chi phí thiết yếu: ăn uống, đi lại, y tế,...
- Chi phí không thiết yếu: giải trí, mua sắm,...
- Chi phí đầu tư: sách vở, khóa học,...
- Chi phí phát sinh: ma chay, hiếu hỷ, sửa xe,...
Ảnh minh họa.
Cuối mỗi tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu của mình và trả lời cho 4 câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu tiền?
- Thực tế chi tiêu bao nhiêu?
- Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
- Làm thế nào để cải thiện điều đó?
Từ đó, bạn sẽ biết kế hoạch chi tiêu đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh hay thắt chặt chi tiêu với những khoản chi nào.
2. Phương pháp 50/50
Với phương pháp này, bạn chỉ cần chia thu nhập thành 2 phần bằng nhau. Một phần dành cho các sinh hoạt phí hàng tháng, phần còn lại dành cho mục tiêu tiết kiệm.
Phương pháp này khá đơn giản, không cần chi tiết và tỉ mỉ như những phương pháp quản lý tài chính khác. Sẽ phù hợp với cá nhân hay hộ gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu.
3. Phương pháp chi tiêu khoa học theo quy tắc 50/20/30
Ảnh minh họa.
Đúng như tên gọi, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%. Cụ thể tương ứng với các mục như sau:
50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, hóa đơn...
Ngay sau khi nhận lương, hãy để riêng 50% cho các chi tiêu thiết yếu của bạn.Chi phí thiết yếu là những khoản bạn bắt buộc phải bỏ ra hàng tháng bất kể bạn ở đâu, làm gì... Các chi phí này có thể là chi phí thuê nhà, tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại, xăng dầu, các hóa đơn tiện ích như điện, nước, internet...
Tất nhiên, bỏ ra 50% không có nghĩa bạn cần phải dùng hết 50% cho chi tiêu thiết yếu. Hãy chi thế nào để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên nếu chi tiêu thiết yếu đang lớn hơn 50% lương của bạn, hãy chủ động giảm thiểu một cách hợp lý như dùng phương tiện công cộng thay vì cá nhân; ăn ở nhà thay vì ăn ngoài...
Nếu vẫn không giảm xuống dưới 50% thì bạn buộc phải giảm ở các mục tiếp theo (thường nên giảm ở phần 30% cho chi tiêu cá nhân).
Ảnh minh họa.
20% dành cho mục tiêu tài chính như : Tiết kiệm, quỹ dự phòng, trả nợ...
Sau khi đã dành 50% cho chi tiêu thiết yếu, tiếp theo...bạn hãy để ra 20% dành riêng cho các mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng và đầu tư.
Phần 20% này khá quan trọng đối với khoảng thời gian sau này của bạn. Bạn tiết kiệm được càng nhiều bao nhiêu thì sau này về hưu sẽ càng an nhàn bấy nhiêu. Trả nợ sớm cũng sẽ giúp bạn sớm giảm nhẹ gánh nặng tài chính hơn. Chưa kể, bạn còn có thể kiếm thêm tiền từ các khoản đầu tư chứng khoán, nhà đất...
30% dành cho chi tiêu cá nhân : Mua sắm, giải trí, du lịch...
Hãy chú ý kiểm soát đối với phần chi tiêu này. Vì bạn rất dễ chi tiêu quá đà cho sở thích của bản thân. Cho nên hãy luôn đảm bảo mức chi tiêu của mình dưới 30% lương. Con số càng nhỏ thì tương lai tài chính của bạn càng được đảm bảo trong tương lai.
Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh con số này sao cho phù hợp với tình hình tài chính và hoàn cảnh hiện tại.
Nếu khoản chi tiêu thiết yếu cần nhiều hơn, có thể tăng chúng lên 60 - 70%, đồng thời hãy giảm từ 10 đến 20% cho các khoản chi tiêu cá nhân để đảm bảo cân đối trong ngân sách chi tiêu.
4. Phương pháp JARS
Ảnh minh họa.
Phương pháp quản lý tài chính JARS chỉ bằng 6 cái lọ, mỗi 1 lọ là 1 mục tiêu tài chính khác nhau, là một công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới từ hàng trăm năm nay được những người thành công áp dụng.
Đặc biệt, họ còn truyền lại phương pháp hữu ích này để giáo dục tư duy nỗ lực vươn tới thành công cho thế hệ sau.
Ta coi 6 cái lọ tượng trưng cho 6 quỹ tài chính có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay để tạo thành thói quen.
Cụ thể như sau:
- Nhu cầu thiết yếu: 55%
Quỹ nhu cầu thiết yếu giúp đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để chi trả các khoản ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí, hóa đơn mua sắm và các chi phí khác. Đơn giản, nó bao gồm bất cứ điều gì bạn cần để sống, những thứ cần thiết trong cuộc sống.
Lưu ý: Nếu hiện tại quỹ nhu cầu của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.
Ảnh minh họa.
- Tiết kiệm đầu tư: 10%
Quỹ tự do tài chính là khi sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Vì vậy, bạn cần lập quỹ đầu tư để có tiền làm việc thay cho bạn.
Bằng cách này, bạn đã tạo ra "con ngỗng" đẻ trứng vàng để sử dụng khi không còn làm việc. Hãy nhớ rằng: bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
Lưu ý: Không bao giờ được ăn thịt con ngỗng!
- Giáo dục đào tạo: 10%
Bạn cần quỹ giáo dục đào tạo để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Nguồn đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học, "tầm vóc" kiến thức càng lớn, càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc.
Hãy dùng quỹ giáo dục để phát triển bản thân bằng việc mua sách - đọc sách mỗi ngày, tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.
Ảnh minh họa.
- Dự phòng: 10%
Bạn cần quỹ tiết kiệm dài hạn bởi quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà bạn giữ được bao nhiêu. Hãy sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài và thực hiện những ước mơ của bạn. Nhớ rằng không được sử dụng quỹ này khi chưa tự do về tài chính.
- Hưởng thụ: 10%
Quỹ hưởng thụ là để nuôi dưỡng bản thân, giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân, tận hưởng cảm giác của người thành công, làm những việc như người thành công và nâng cao khả năng đón nhận.
Hãy sử dụng quỹ này để làm tất cả những việc trái tim bạn từng khao khát: Đến những nơi chưa từng đến, đưa vợ/chồng hay gia đình đến một nhà hàng sang trọng hoặc mua sắm thỏa thích.
Vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này nhé.
Ảnh minh họa.
- Cho đi: 5%
Quỹ cho đi là để giúp thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Bởi cuộc sống còn là sự sẻ chia, cho đi tức là đã nhận lại. Hãy dùng quỹ để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tiền trong hũ này để tặng quà cho gia đình và bạn bè vào ngày sinh nhật, các dịp đặc biệt cũng như các ngày lễ chẳng hạn.
Bắt đầu ghi chép bằng app thông minh, mẹ Hà Nội đã tìm thấy khoản tốn kém nhất trong chi tiêu của mình mà bấy lâu không nhận ra Cách sử dụng app quản lý chi tiêu không mới nhưng vẫn mang lại hiệu quả về quản lý tài chính cho các bà nội trợ. Không ít người gặp phải vấn đề về tài chính và luôn đau đầu để làm sao không "vung tay quá trán". Bởi lẽ, ai cũng muốn có tài chính dồi dào hơn thì bên cạnh việc...