Tuần lễ bi thảm ở Địa Trung Hải
Thủ tướng Malta Joseph Muscat cảnh báo thuyền chở người di cư sẽ tiếp tục gặp nạn ở Địa Trung Hải nếu thế giới tiếp tục nhắm mắt làm ngơ vấn đề này.
Một chiếc thuyền chở khoảng 650 người di cư đã bị lật và chìm ngoài khơi Libya đêm 18-4 (giờ địa phương) nhưng chỉ mới có 28 người được cứu. Vụ tai nạn này đã khép lại một tuần đầy bi thảm của người di cư ở Địa Trung Hải.
Nếu không có thêm người sống sót nào được tìm thấy, đây sẽ là thảm họa tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng di cư làm chết tổng cộng hơn 1.500 người ở vùng biển này kể từ đầu năm 2015. Chiến dịch cứu nạn khẩn cấp đang được tiến hành với sự tham gia của 20 tàu và 3 trực thăng của hải quân Ý và Malta cũng như tàu buôn.
Người phát ngôn của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ý xác nhận hoạt động tìm kiếm và cứu nạn vẫn đang diễn ra nhưng ông cho rằng có lẽ lúc này sẽ chỉ tìm được thi thể nạn nhân. Một số thi thể đã trôi dạt vào bờ biển Libya, nơi họ khởi hành với hy vọng tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo đài BBC, những người được cứu và các thi thể tìm thấy sẽ được mang đến thành phố duyên hải Catania của Ý.
Khoảng 100 người di cư được đưa đến TP Palermo – Ý hôm 18-4
Thảm kịch trên xảy ra cách bờ biển Libya 27 km và cách đảo Lampedusa – Ý khoảng 190 km. Chiếc thuyền gặp nạn khi các “thuyền nhân” dồn sang một bên tàu để thu hút sự chú ý của tàu buôn đang đến gần và làm tàu bị lật.
Video đang HOT
Sự việc diễn biến tương tự trường hợp một con tàu bị lật hôm 13-4 ở vùng biển Libya làm khoảng 400 người chết đuối và chỉ 150 người được cứu thoát. Đến ngày 16-4, thêm 41 người thiệt mạng trong một tai nạn thuyền ở Địa Trung Hải. Báo The Times of Malta cho biết những vụ lật tàu như trên thường xuyên xảy ra nhưng vấn đề ở đây là các tàu buôn không được trang bị đầy đủ phương tiện để cứu nạn.
Ý tuyên bố tiếp tục cứu những người di cư bị bọn buôn người bỏ mặc trên biển, đồng thời yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) gia tăng trợ giúp trong công tác giải cứu và bảo vệ họ. Sau khi tiếp Tổng thống Ý Sergio Mattarella tại Vatican hôm 18-4, Giáo hoàng Francis đã yêu cầu quốc tế nói chung và EU nói riêng làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ý cứu vớt những con người đang chạy trốn chiến tranh, sự áp bức và nghèo đói đang lênh đênh trên những con thuyền quá tải giữa Địa Trung Hải.
Lâu nay, các tổ chức cứu trợ đã kêu gọi quốc tế nỗ lực áp dụng những hệ thống tìm kiếm, cứu nạn tốt hơn và ra tay hành động để ngăn chặn dòng người tị nạn, di cư từ châu Á, Trung Đông, châu Phi đang tìm cách đến châu Âu, trong đó Ý và Malta là 2 điểm đến ưa thích nhất. Thủ tướng Malta Joseph Muscat nhận định nước này và Ý đang cô độc trong cuộc khủng hoảng này. Thực ra, châu Âu tỏ ra thông hiểu nhiều hơn nhưng đó chỉ là cuộc đối thoại chính trị. Theo ông, thảm kịch vẫn sẽ xảy ra ở Địa Trung Hải nếu EU và thế giới tiếp tục nhắm mắt làm ngơ.
Hoạt động cứu nạn trên biển của EU đã kết thúc hồi năm ngoái sau khi một số nước thành viên tuyên bố không thể kham nổi chi phí cho hoạt động này. Bên cạnh đó, đã xuất hiện ý kiến cho rằng hoạt động này sẽ càng khích lệ dòng người di cư kéo đến châu Âu.
EU đang tiến hành chiến dịch kiểm soát biên giới với tên gọi Triton, sử dụng ít tàu hơn và hoạt động trên khu vực hẹp hơn. Vì thế, Giám đốc điều hành tổ chức cứu trợ Save the Children, ông Justin Forsyth, đã lên tiếng thúc giục EU tái khởi động các hoạt động giải cứu như trước đây. “Những gì đang xảy ra ở Địa Trung Hải không phải là tai nạn mà là hậu quả trực tiếp từ chính sách của chúng ta” – ông nhấn mạnh.
Các tổ chức cứu trợ quốc tế ước tính khoảng 20.000 người di cư đã đến bờ biển nước Ý trong năm nay, riêng trong tuần qua là khoảng 13.000 người. Số người vượt biển dự kiến còn tăng hơn nữa khi điều kiện thời tiết cải thiện. Trong năm 2014, có đến 170.000 người di cư từ châu Phi hoặc Cận Đông đã đến Ý sau khi vượt qua 500 km đường biển nhưng vẫn có hơn 3.000 người bỏ mạng trong quá trình vượt biển này.
Theo Lục San
Người Lao động
EU họp khẩn sau thảm họa lật tàu chở người di cư
Một số lãnh đạo chính phủ châu Âu đã kêu gọi EU tổ chức họp khẩn, bàn về cuộc khủng hoảng nhập cư đáng lo ngại sau thảm họa lật tàu ở Libya, có thể đã khiến gần 700 người di cư chết đuối, theo Reuters.
Châu Âu đối mặt với khủng hoảng nhập cư - Ảnh: Reuters
Thông tin về vụ lật tàu chở người nhập cư trái phép trên vùng biển Libya tối ngày 18.4, với gần hết số người trên tàu bị chết và mất tích, khiến nhiều lãnh đạo châu Âu đứng ngồi không yên. Đây là vụ lật tàu thứ hai trên Địa Trung Hải chỉ trong vòng một tuần. Cách đó 5 ngày, 400 người cũng đã thiệt mạng khi tàu chìm ở Địa Trung Hải.
Những thảm kịch này dấy lên mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu hiện nay. Nhiều lãnh đạo chính phủ châu Âu đã kêu gọi liên minh châu Âu (EU) tổ chức họp khẩn về tình trạng này.
Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của liên minh cho biết, các ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp tại Luxembourg vào hôm nay để thảo luận về cuộc khủng hoảng, theo Reuters.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk cũng đang cân nhắc kêu gọi một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt giữa các lãnh đạo EU để bàn về vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Trước đó, Thủ tướng Ý Matteo Renzi cũng đã kêu gọi EU tiến hành họp cấp cao về khủng hoảng nhập cư.
Phát biểu trên kênh truyền hình Canal , Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, EU phải làm nhiều hơn, cần phải huy động nhiều tàu thuyền, nhiều chuyến bay hơn cho công tác cứu hộ và phòng chống thiên tai. Đặc biệt, cuộc chiến chống nạn buôn người cần phải mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Tư pháp và nhập cư của Thụy Điển, ông Morgan Johansson, cho rằng nhiều quốc gia EU phải có trách nhiệm đối với tình hình tị nạn hiện nay, đồng thời, ông kêu gọi mở rộng chương trình bảo vệ biên giới Triton của EU.
Về vụ lật tàu ở Libya, Ý và một số nước khác đã huy động tàu thuyền và trực thăng tham gia giải cứu nạn nhân, tuy nhiên hiện mới chỉ cứu được 28 người và tìm thấy 24 thi thể, Reuters dẫn nguồn tin giới chức Ý.
Nếu như số lượng người thiệt mạng trong vụ lật tàu này được xác nhận, đây sẽ là một trong số những thảm họa lớn nhất trên Địa Trung Hải của những người di cư tới châu Âu mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Liên minh châu Âu đau đầu vì vấn đề dân di cư Liên minh châu Âu (EU) đang phải chịu sức ép rất lớn từ phía các tổ chức nhân quyền sau sự cố khiến khoảng 400 người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải hôm 14.4, theo AFP. Dòng chữ "Đoàn kết với dân di cư" trên một bức tường ở thủ đô Athens (Hy Lạp) - Ành: Reuters Tổ chức Ân xá...