Từ vụ cô giáo “khỏa thân” dạy online: Không nên coi dạy trực tuyến là khuất mắt trông coi, dạy sao cũng được
Nói về vụ cô giáo không mặc gì khi dạy trực tuyến, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, dạy online thầy cô càng phải dành nhiều thời gian tâm huyết đầu tư cho giờ dạy của mình, không nên coi dạy trực tuyến là “khuất mắt trông coi”, “dạy sao cũng được”…
Thời gian qua, hàng loạt các sự cố xảy ra liên quan đến giáo viên trong khi dạy học trực tuyến như để lộ hình ảnh nhạy cảm, văng tục, xúc phạm học trò đã khiến dư luận cảm thấy lo lắng. Mới đây nhất là sự việc cô giáo tiếng Anh của một trung tâm dạy kèm học sinh nam 8 tuổi trong trạng thái không mặc gì.
Cụ thể, theo chia sẻ của vị phụ huynh trên Facebook- người đã phát hiện ra sự việc- thường ngày, con chị vẫn tự học một mình cùng cô giáo. Lần này chị vào phòng kiểm tra thì tá hỏa khi thấy cô ngồi bó gối, không mặc áo và quần trong giờ dạy online. Bài viết của chị lập tức nhận được sự chú ý của cộng đồng. Cũng như chị, phần lớn mọi người đều không dám nghĩ sự việc như vậy lại có thể xảy ra.
Chị Nguyễn Thị Công (Q.Long Biên, Hà Nội) có con đang học lớp 1 cho biết: Hai năm qua, do dịch bệnh nên ngoài giờ học trên lớp, chị cũng cho con học nhiều lớp ngoại khóa, tiếng Anh ngoài giờ theo hình thức online. Dù vậy, chị vẫn luôn yêu cầu con phải nghiêm túc như khi đi học trực tiếp.
“Ngày nào có buổi học, tôi đều sắp xếp cho con ăn sớm để đảm bảo con không vừa ăn, vừa học. Trước giờ học, tôi cũng nói con phải thay quần áo nghiêm chỉnh, tuyệt đối không mặc quần áo ngủ ngồi trước màn hình. Tôi muốn con hiểu làm vậy là thể hiện sự tôn trọng với cô giáo cho dù một đứa trẻ 6 tuổi mặc luộm thuộm một chút chắc cô cũng thông cảm”. Vì thế, trước sự việc trên, chị Công cho rằng, tự hỏi không hiểu sao, cô giáo lại có thể ứng xử như vậy với học sinh ngay trong giờ học?
Chị Nguyễn Thị Huyền, có con đang học lớp 6 (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm: Không biết cô giáo dạy giỏi đến đâu nhưng làm như vậy là thể hiện sự thiếu nghiêm túc, coi thường học sinh và chính bản thân cô.
“Hiện nay, hàng ngày, con tôi vẫn đang theo học trực tuyến với cô giáo. Trong lớp con tôi có quy định cô giáo và học sinh khi học đều phải ngồi vào bàn nghiêm chỉnh, đầu tóc, quần áo lịch sự. Thậm chí, cha mẹ cũng phải chú ý đến không gian học cho con, chẳng hạn như không thể để con ngồi học mà đằng sau là chăn màn chưa gấp, hay ngồi gác chân lên bàn…”. Việc cô giáo không mặc quần áo, lại còn ngồi bó gối khi dạy là không thể chấp nhận được.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các sự cố đáng tiếc trong quá trình dạy học online. Ngay trong tháng 11 vừa qua, một thầy giáo ở Đồng Tháp cũng đã vô tình làm lộ ảnh nhạy cảm của phụ nữ khi dạy trực tuyến. Sau khi sự việc xảy ra, thầy giáo này đã xin lỗi học sinh và phụ huynh, tuy nhiên, hình ảnh về người thầy cũng đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Vụ việc cô giáo “không mặc gì” khi dạy học khiến nhiều phụ huynh bức xúc
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, sự việc trên cần phải rút kinh nghiêm từ cả hai phía. Về phía thầy cô giáo khi đã vào giờ dạy, dù là trực tiếp hay trực tuyến đều phải có ý thức giữ gìn hình ảnh người thầy, có chuẩn mực sư phạm, từ lời ăn tiếng nói, trang phục, tác phong… trước học trò. Thầy cô giáo có thể để hình nền để có thể che bớt đồ đạc, người đi lại trong nhà, giúp cho giờ học nghiêm túc hơn. Đặc biệt, cô giáo cần làm chủ công nghệ, không nên để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vậy. So với dạy trực tiếp, dạy trực tuyến sẽ có hạn chế hơn nên để lôi cuốn học sinh thì thầy cô càng phải dành nhiều thời gian tâm huyết đầu tư cho giờ dạy của mình, không nên coi dạy trực tuyến “khuất mắt trông coi”, “dạy sao cũng được”…
Tuy nhiên, đối với phụ huynh học sinh, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, khi học trực tuyến, cha mẹ cần quan tâm hơn tới việc học của con. Có thể trước khi mời cô giảng dạy, nên có hợp đồng, hay thỏa thuận trước với cô giáo về những mong muốn của gia đình đối với cô, đề nghị cô cũng phải nghiêm túc, chuẩn mực trong giờ dạy. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự cố đáng tiếc, phụ huynh học sinh có thể bình tĩnh tìm hiểu kỹ, nếu không phải do lỗi cố ý thì có thể góp ý trực tiếp với cô trên tinh thần hỗ trợ nhau. Đôi khi, cha mẹ học sinh vội vàng đưa thông tin lên mạng lại đẩy sự việc đi quá xa, tạo nên những rùm beng không cần thiết.
Trở lại với sự việc cô giáo “khỏa thân” dạy trực tuyến, theo đại diện của trung tâm tiếng Anh, cô giáo khỏa thân trong giờ học trực tuyến vốn là nhân viên du lịch đi làm thêm trong đợt dịch này. Cô chưa được ký hợp đồng nhân viên chính thức với trung tâm.
Cũng có ý kiến cho rằng, có thể, đó chỉ là lời giải thích để giữ uy tín cho trung tâm, nhưng, ngay cả trong trường hợp lời giải thích này là đúng thì cũng cho thấy, việc tuyển dụng người làm giáo viên dạy cho trẻ nhỏ hiện nay cũng cần chặt chẽ hơn. Cha mẹ học sinh khi bỏ tiền thuê giáo viên tại Trung tâm giảng dạy cho con em mình đều mong giáo viên phải có nghiệp vụ, trình độ, có đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp. Chắc chắn, sẽ không ai đồng ý một hướng dẫn viên du lịch “bỗng dưng” mang danh giáo viên để rồi chỉ khi xảy ra sự cố thì mọi việc mới hé lộ.
Video đang HOT
Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng...
Học trò có những áp lực tâm lý của riêng mình thì chính thầy cô cũng có những vấn đề cần thấu hiểu trong suốt quãng thời gian dài dạy online.
Học online 2 năm qua - quãng thời gian đủ dài để hiểu hơn về một cách thức học. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng phải trải qua những bất ổn tâm lý khó nói khi phải dạy trực tuyến trong thời gian kéo dài.
Đứng đầu một lớp học, làm sao để các thầy cô giữ được sự vui vẻ để dạy các em học sinh? Đó là điều không phải ai cũng dễ dàng trả lời được...
Giáo viên lớn tuổi: Đã từng khóc rất nhiều, tái phát bệnh vì dạy online quá phức tạp!
Việc thay đổi phương thức dạy học sang các phần mềm trực tuyến sẽ làm một trở ngại lớn đối với giáo viên lớn tuổi. Trước nay, hầu hết các thầy cô vẫn quen với phấn trắng, bảng đen và chỉ sử dụng công nghệ khi cần soạn thảo văn bản hay bài giảng bằng PowerPoint. Cô Bùi Thị H. (50 tuổi), một giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng gặp khó khi lần đầu phải học thêm cách sử dụng mail, mở lớp Zoom,... hay gửi hình ảnh cho học trò.
Cô kể về khoảng thời gian đầu vừa mới tiếp xúc với cách dạy online: "Mỗi bước học tôi đều phải ghi ra để nhớ. Ban đầu, các con có chỉ nhưng chỉ được một thời gian vì đứa nào cũng bận. Mỗi lần khó khăn phải đi nhờ hết người này đến người kia rất stress. Bài giảng thì phải đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, tạo nhiều trò chơi online hơn cho các con. Nhiều đêm tôi stress khi không biết cách sử dụng thế nào. Tôi từng suy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nếu việc học trực tuyến cứ kéo dài mãi thế này."
Ảnh minh hoạ
Dạy trực tuyến với các giáo viên khác đã muôn vàn thách thức thì với giáo viên phụ trách lớp 1 lại thêm phần vất vả. Bởi học trò lớp 1 mới từ môi trường mẫu giáo lên, vốn đã quen với việc được vui chơi nên bắt đầu lên tiểu học, các em vẫn chưa ý thức được hành động của bản thân.
Cô H. cho biết, đầu năm học, cô cùng các giáo viên trong tổ phải nhiều lần họp riêng vì không chốt được cách dạy nào phù hợp cho các con. Cô tâm sự: "Việc học của trẻ lớp 1 rất cần cha mẹ làm cùng để rèn chữ cho con, tránh để bé nghịch ngợm ổ điện hay trở nên lơ là trong tiết học. Nhưng đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện như thế? Vậy nên tôi phải nhắc nhở các con liên tục trong các tiết, đồng thời mỗi ngày đều gọi điện riêng đến từng gia đình nhắc nhở chuyện nề nếp cũng như dạy con!"
Ngoài những rào cản trên, áp lực của người thầy khi đứng lớp online là luôn nhận được sự quan sát của phụ huynh. Các tiết học dường như trở thành những tiết "dự giờ" bất đắc dĩ trước cả trăm con mắt theo dõi. Điều này khiến cô H. mỗi lần dạy học là mỗi lần lo lắng : "Nhỡ không may nói sai 1 từ thôi là sẽ bị đánh giá thế nào".
Sau 2 năm học dạy online, cô H. bộc bạch thật lòng : "Tôi đã khóc rất nhiều khi học trực tuyến. Tôi tin vào kiến thức dạy học của mình, nhưng các công cụ online quá phức tạp đối với cô giáo tuổi gần 50 như tôi. Nó cũng làm chạm vào lòng tự trọng rằng bản thân khó thay đổi quá, khó tiếp thu mọi thứ quá. Có thời gian tôi hay suy nghĩ nên cũng bị tái phát lại bệnh đau nửa đầu. Tôi nhiều lần nghĩ bụng rằng nếu cứ tiếp tục dạy trực tuyến này mãi sẽ phải xin nghỉ hưu sớm thôi!"
Cô Vũ Thị T., giáo viên một trường cấp 3 tại Lâm Đồng cũng có chung những cảm giác như cô H. Với cấp lớn hơn, học trò đã có nề nếp nhất định và kỹ năng sử dụng máy tính thuần thục, song cô T. chỉ mới làm quen với thiết bị điện tử trong thời gian gần đây. Do vậy, đôi khi chính những hạn chế về thao tác công nghệ khiến học trò dễ "qua mặt" giáo viên.
Cô chia sẻ: "Mình từng đau đầu vì chỉ từ những thao tác nhỏ như bật, tắt camera, chuyển slide bài,... Học trò cứ vì những phút cuống cuồng điều chỉnh bài giảng của mình là lại có cơ hội để nhao nhao, làm việc riêng dẫn đến cháy bài giảng. Một số em nói dối mình như không thấy slide bài, không nhận được bài tập, cô gửi bài sai,... hoặc còn cười cợt khả năng dùng máy tính của mình nữa!"
Cô T. cho rằng, những lần như vậy khiến cô tổn thương ít nhiều, cộng thêm những dồn nén, áp lực khác trong quá trình dạy đã làm cô từng chán nản.
Dạy online cũng không dễ dàng với giáo viên trẻ: Cảm thấy bất lực khi học trò "qua mặt"
Với các thầy cô thuộc thế hệ 8X, 9X, việc tiếp xúc với công nghệ có thể dễ dàng hơn song họ cũng gặp những cái khó của riêng mình. Những vấn đề mà các thầy cô đã đối mặt nhiều lần trong 2 năm qua đó là việc liên tục nghe các câu nói của học trò như: "Mạng của con bị lag, mic con bị hỏng, camera bị hỏng..." Có thể yếu tố về đường truyền hay thiết bị sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập nhưng nhiều học trò lại lợi dụng các lý do này để né tránh việc trả bài, phát biểu,... và làm việc riêng mà giáo viên không thể kiểm soát.
Thầy Nguyễn Đức Chính, một thầy giáo trẻ đang công tác tại trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội tâm sự: " Trong lớp mình cũng có nhiều trường hợp như thế rồi, có bạn khi đã vào lớp được 15 phút nh ư ng vẫn dùng bữa sáng, mình đã nhắc nhở nhưng bạn vẫn né tránh bằng cách tắt cam, tắt mic; có bạn chơi game bằng một thiết bị di động khác; cũng có những trường hợp vào lớp điểm danh xong rồi tắt mic tắt cam đi ngủ. Đương nhiên là mình không hài lòng về việc này. "
Còn thấy Trần Nguyễn Minh Huân, đang là giáo viên cấp 2 tại một trường THCS Phan Liêm, Bến Tre kể về một lần trò dùng các "mánh" trốn việc trả lời nhưng bị mình phát hiện: "Có một bạn nói bị hư microphone, mình nhắn tin mình hỏi bạn đang sử dụng gì thì bạn nói đang sử dụng điện thoại, mình mới hướng dẫn bạn chia sẻ màn hình và sau đó mình sẽ giúp bạn kiểm tra, cài đặt.
Lúc đó mình thấy ký hiệu microphone đang bật, bạn nhắn lại: "Em đang nói nè, thầy có nghe không', mình mới hỏi 'Có chắc là em đang nói không'. Lúc đó, ba bạn đi ngang qua hỏi sao thầy gọi hoài mà con không lên tiếng. Lúc đó bạn mới tắt màn hình chia sẻ và gửi lời xin lỗi vì đã nói dối mình!"
Ảnh minh hoạ
Thầy Huân cũng không ngại thừa nhận việc dạy online khiến tâm lý của thầy bị ảnh hưởng nhiều, dễ nổi nóng hơn trước đây. Thầy cho biết cảm thấy vô cùng ức chế khi mình gọi nhưng học sinh không trả trả lời dù bạn nào cũng được yêu cầu bật camera và mic. "Đôi lúc mình giận đến mức mình có lớn tiếng với các bạn, có lúc mình phải cho các bạn nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao 5-10 phút gì đó đi để mình để mà mình tiết chế cảm xúc", thầy Huân chia sẻ.
Những tác động ngoại cảnh cũng là một trong những yếu tố làm giảm đi chất lượng của tiết học mà điều này các giáo viên cũng xem là một trong những điều ảnh hưởng đến tâm lý dạy học của mình. Thầy Huân cho biết, ở trường mình sẽ không phải lo tới vấn đề gà gáy, chó sủa hoặc có khách đến bất chợt,... Còn ở nhà, liên tục nhận những âm thanh gây ồn, những sự vật, hiện tượng ngăn cản quá trình khiến thầy giáo trẻ không ít lần bực mình.
Còn về phía thầy Nguyễn Đức Chính, ngoài việc gặp những trở ngại tâm lý trong khi dạy online, thầy cũng dành nỗi lo cho áp lực tinh thần mà học trò của mình phải chịu trong suốt thời gian qua. Thầy cho rằng: "V iệc học online làm cho các con mất hết nhiệt huyết trong việc học. M ình đã gặp những học sinh có lời nói rất tiêu cực trong giờ học khi mà bạn ấy vô tình bật ra thôi. T ừ câu nói của bạn đấy mình mới thấy là học sinh phải chịu áp lực rất nhiều ngay từ những việc nhỏ nhất. Các bạn ấy còn quá nhỏ và non nớt nên khả năng quản lý cảm xúc chưa tốt, rất khó với các bạn !".
Nhưng trên hết: Dạy online là một khóa học quản lý cảm xúc mà mỗi giáo viên cần trải qua
Dù vẫn còn nhiều hạn chế cần phải cải thiện song không thể phủ nhận học online chính là phương pháp phù hợp nhất ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến căng thẳng. Và nếu bỏ qua những bỡ ngỡ ban đầu thì cách dạy và học này cũng đem đến nhiều điều tích cực cho giáo viên.
Thầy Chính cho rằng nhờ việc học online này mà các giáo viên giờ đã áp dụng Công nghệ thông tin nhiều hơn vào việc dạy học, thầy bắt đầu làm quen được nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến khác nhau mà mình ít biết tới vì trước nay, hầu hết phần mềm giáo viên quen thuộc thường chỉ là Word hay Power Point.
Thầy giáo trẻ nêu quan điểm : "M ình thấy thời gian dịch Covid-19 này cho chúng ta đi chậm lại một chút để nhìn thấy những vấn đề như là còn tồn đọng hay mình có thể cải thiện trong tương lai.
Nên mình nghĩ sau dịch Covid-19 và quay trở về học truyền thống thì việc học cũng không giống như trước đây được vì nó đã có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin . T hầy cô giáo sau khi thấy được lợi ích của việc dạy online chắc chắn sẽ không bỏ qua nó đơn cử như việc giao bài tập về nhà. !"
Sau 2 năm dạy online, ngoài những lần khiến mình cảm thấy bức bối vì một số vấn đề không đáng có, thầy Chính cho biết điều vực dậy tinh thần của mình là khi vẫn luôn có những học sinh yêu quý mình và rất chủ động đóng góp cho bài. Thầy cũng tự tìm tòi, khắc phục tình trạng chán nản của học trò bằng cách sử dụng nhiều nền tảng khác nhau nhằm tạo thêm các hoạt động để học sinh thêm hứng thú.
Thầy chia sẻ: "Mình sử dụng các nền tảng như Quizizz, Kahoot, hay mình sẽ giao cho các bạn ấy công việc làm nhóm và sẽ đăng tải lên những cái nền tảng như Padlet để thể hiện được trí tưởng tượng của mình. Khi mình biến một lớp học tập trở nên như vậy thì vô tình các bạn h ọc sinh cũng hứng thú hơn. Đấy là một ví dụ, nếu các bạn ít tương tác trong lớp thì mình sẽ sử dụng cá c nền tảng học online !"
Với thầy Minh Huân, một trong những động lực khiến thầy quên được những vất vả, khó khăn của việc dạy online đến từ tinh thần học tập của học trò. Thầy tâm sự : "Có học sinh mở camera lên, mình thấy phía sau kỳ kỳ giống như trên thuyền hay tàu, mình mới hỏi bạn đang ở đâu thì bạn nói đang trên xà lan của gia đình, mình mới thấy nể phục các bạn này, mình rất cám ơn các bạn vì dù hoàn cảnh có thế nào, dù ở đâu thì các bạn vẫn bám trường, bám lớp!"
Thầy kể thêm : "Sau này có một số bạn học lại đeo khẩu trang, mình mới trao đổi riêng thì mới biết các bạn là F0 hay F1, có bạn đang điều trị trong khu cách ly nhưng các bạn vẫn học, vẫn làm bài, vẫn kiểm tra. Các bạn chính là động lực lớn để mình tiếp tục công việc giảng dạy trong thời gian tới!"
Ảnh minh hoạ
Riêng cô Vũ Thị T., một giáo viên đã có gần 30 năm đứng trên bục giảng cho rằng dù gặp những thách thức từ phương pháp dạy học mới song 2 năm vừa qua đã cho cô thêm nhiều bài học. Cô hiểu rằng bất cứ thứ gì cũng đều có sự vận động và phát triển, giáo dục cũng vậy . "Một người giáo viên trước khi truyền đạt kiến thức cho học trò thì cũng phải tự thu nạp cho mình những điều mới, tự học hỏi và đổi mới bản thân!", cô nói.
Cô cũng cho rằng, thời gian cùng học trò dạy học online cũng là một khóa học quản lý cảm xúc mà giáo viên cần phải trải qua. Ảnh hưởng tâm lý là điều không thể tránh khỏi khi thầy và trò cùng kết nối với nhau qua phương thức trực tuyến, nhưng mỗi người hãy tự tìm ra giải pháp để cùng bước qua giai đoạn này thì tin chắc việc học online sẽ đạt hiệu quả tốt hơn là điều mà cô T. gửi gắm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những câu chuyện về tâm lý học đường trong các bài viết sau.
Theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương vào tháng 6, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Ngô Thị Minh cũng nhận định tư vấn tâm lý học đường là vấn đề quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn thân thiện, nhất là ở giai đoạn học trực tuyến.
Đằng sau công việc giáo viên online: Thu nhập khủng 50-60 triệu/tháng nhưng dạy học cứ như "làm dâu trăm họ" Giáo viên online cũng gặp không ít tình huống éo le khi đi dạy. Ngày nay internet ngày càng phát triển và giáo viên cũng mong muốn có thêm nơi tương tác với các bạn học sinh. Trào lưu học trực tuyến với các khoá học online, cung cấp kiến thức cho cả năm học đã được ra đời. Nhưng nếu ngày xưa...