Tử vong, vô sinh vì thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Thuôc trừ sâu không chỉ đôc với côn trùng mà còn gây nguy hiêm cho con người. Tôm cá, rau quả nhiễm hoặc tôn dư thuôc trừ sâu có thê gây ngô đôc câp thời hoặc nguy cơ vô sinh, ung thư.
Trong sô báo hôm qua, chúng tôi đã thông tin vê tình trạng nhiều người hám lợi đang sử dụng phổ biến các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao như ALTACH 5EC, VIFURAN… để đánh bắt thủy sản và bắt chim, cò, rắn, lươn gây tác hại môi trường và nguy hiêm đên sức khỏe con người. Hai loại thuôc này là gì? Mức đô đôc hại như thê nào?
VIFURAN: Tử vong, vô sinh
Theo đăng ký trên nhãn hiêu, VIFURAN có hoạt chât chính là carbofuran và đã được các nhà sản xuât khuyên cáo: VIFURAN 3G nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Không dùng trên cây rau, cây dược liệu và gần khu vực nuôi tôm cá, Không sử dụng trên lúa từ thời kỳ làm đòng trở đi. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ – EPA, carbofuran gây ngộ độc cấp ở người cao thứ ba so với tất cả loại thuốc trừ sâu.
Chỉ 1/4 muỗng cà phê (1 mg) carbofuran có thể gây tử vong. Khi dùng trừ sâu, người ta không được tiếp xúc trực tiếp với carbofuran mà phải thông qua các dụng cụ phun thuốc. Carbofuran có tác dụng tạo thành chất ức chế men cholinesterase (còn gọi là Hội chứng kháng cholinesterase). Nó được coi là một loại thuốc trừ sâu gây độc thần kinh.
Dù với liều lượng rất thấp, carbofuran cũng có thể làm thay đổi lượng hormon ở động vật và con người. Nếu tiếp xúc carbofuran nhiều, những thay đổi lượng hormon có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản. Trong một thí nghiệm trên chuột, carbofuran làm giảm 88% hormon testosterone và tăng loại hormon như progesterone, cortisol và estradiol lên 1.279%, 202%, 150%. Carbofuran cũng làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như giảm số lượng tinh trùng.
Hiên nay nhiêu gia đình ở nông thôn vân thường mua thuôc trừ sâu trữ sẵn trong nhà. Ảnh: QT
ALTACH 5EC ảnh hưởng đên thân kinh
Theo đăng ký trên nhãn hiêu, ALTACH 5EC có hoạt chât chính là Alpha-cypermethrin. Theo tài liêu của Deparment of the health and Ageing – Cục Sức khỏe và người cao tuôi Úc, đây là một loại thuốc trừ sâu tổng hợp. Nó cũng được dùng để diệt mối. Alpha-cypermethrin giết côn trùng bằng việc làm dư muối trong các tế bào thần kinh. Nó có một tác dụng độc hại ảnh hưởng chính đến hệ thống thần kinh. Ở động vật có vú, nếu nuốt phải Alpha-cypermethrin sẽ rất độc. Ảnh hưởng của nó sẽ trực tiếp đến đến hệ thống thần kinh trung ương gồm não và tủy sống. Nó sẽ gây ra co giật từng cơn, quằn quại, sùi bọt mép và chứng co thắt cơ bắp. Những triệu chứng này không theo trình tự nhất định nào cả.
Video đang HOT
Alpha-cypermethrin ít khả năng gây nhiễm độc cho da, tuy nhiên với da mặt thì chất này có thể làm tê tạm thời vùng da mặt tiếp xúc. Với thí nghiệm ở động vật, Alpha-cypermethrin được hấp thụ qua đường tiêu hóa nếu ăn nhầm. Hầu hết của cypermethrin hấp thụ qua cơ thể được chia nhỏ thành các hóa chất khác và nhanh chóng bài tiết trong nước tiểu, một tỉ lệ nhỏ hơn (khoảng 1%) sẽ được lưu trữ trong chất béo và đào thải chậm hơn. Cypermethrin kém hấp thụ qua da, trong thí nghiệm kéo dài bốn ngày trên da động vật, chỉ khoảng 20% của liều lượng cypermethrin hấp thụ qua da.
Thuôc bảo vệ thực vật không dùng khai thác thủy sản
Thuôc bảo vệ thực vật (BVTV) có tác dụng trị côn trùng, sâu bọ… không được dùng cho thủy sản. Ngay cả các loại thuôc được phép dùng trong thủy sản thì phải sau 30 ngày sử dụng mới được phép khai thác, đánh bắt tôm, cua, cá. Nêu tôm, cá, cua… vừa nhiêm thuôc BVTV mà dùng đê chê biên thức ăn thì nguy cơ gây đôc cho người sử dụng rât cao.
Đôc tô trong thuôc BVTV châm phân hủy trong môi trường nước nên tác dụng diêt tôm, cá, cua sẽ kéo dài, phạm vi gây đôc ngày càng lan rông theo con nước lên xuông. Cho dù không giêt cá lớn nhưng vân giêt cá nhỏ. Cá nhỏ lại là thức ăn cho cá lớn. Do không có thức ăn nên cá lớn cũng chêt dân khiên nguôn lợi thủy sản ngày càng cạn kiêt…
TS NGUYÊN TUÂN, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiêm Viên Nghiên cứu Nuôi trông thủy sản 2 (Bô NN&PTNT)
Sử dụng thường, có nguy cơ ung thư
Thuôc BVTV cực đôc, chỉ sau dioxin. Người sử dụng thực phâm nhiêm thuôc BVTV sẽ ảnh hưởng thân kinh, đau đâu, đau mình, ói mửa, giảm trí nhớ, giảm khả năng làm viêc… Các triêu chứng nói trên kéo dài nhiêu ngày. Nêu sử dụng thường xuyên thực phâm nhiêm thuôc BVTV sẽ có nguy cơ ung thư.
BS TRÂN VĂN KÝ, Hôi Khoa học kỹ thuât an toàn thực phâm Viêt Nam
Hơn 100 công nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Ngày 5-7, Phòng khám đa khoa Sơn Kỳ (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM) đã tiếp nhận hơn 100 ca ngộ độc thực phẩm. Toàn bộ bệnh nhân là công nhân Công ty Takson ViNa (huyện Hóc Môn). Tại Phòng khám đa khoa Sơn Kỳ, các y bác sĩ cùng nhân viên phải làm việc hết công suất, tầng hai của phòng khám đông nghẹt bệnh nhân. Trước đó, ngày 4-7, đã có 73 ca được chuyển đến Phòng khám đa khoa Sơn Kỳ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trong nguồn thức ăn có thuốc trừ sâu.
T.NGỌC ghi
Theo QUỲNH TRANG (Pháp luât TPHCM)
Thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ
Có một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cũng như bệnh tật khi ăn cả vỏ. Vì vậy, bạn cần gọt vỏ cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến.
Vỏ các loại củ, quả tươi thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất... giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường nhu động ruột và làm giảm cảm giác đói...
Vì vậy khi gọt bỏ vỏ trái cây và rau củ chúng ta đã bỏ phí đến 25% các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cả vỏ đối với các loại thực phẩm sau.
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không nên ăn.
Quả hồng
Quả hồng khi chưa chín, thành phần tannic chủ yếu tập trung trong thịt quả nhưng khi quả chín, chất này lại tập trung chủ yếu ở lớp vỏ. Axit tannic khi đi vào cơ thể con người sẽ tạo thành axit dạ dày, nếu kết hợp với protein trong thực phẩm dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, táo bón, viêm dạ dày...
Vỏ quả hông chứa nhiêu chât gây ngô đôc
Ngoài ra, nếu tích tụ nhiều axit tannic có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu sắt của cơ thể.
Khoai lang
Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.
Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Bạch quả
Vỏ bạch quả có chứa các chất độc hại khi vào cơ thể con người có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh trung ương do ngộ độc. Ngoài ra, đối với trẻ em thiếu hụt vitamin B6 thì ăn nhiều hạt bạch quả trong thời gian dài (quá 5 hạt/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc.
Trẻ em ăn nhiêu quả bạch quả có thê gây ngô đôc
Củ mã thầy (củ năng)
Củ mã thầy mát bổ và có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn nên vỏ chứa rất nhiều ấu trùng sán. Nếu không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi, khi ăn mã thầy bạn rất dễ nhiễm sán lá, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.
Theo Thúy Phạm (Afamily)
Ngộ độc vì ăn... cơm nhà Người ta vẫn hay dặn nhau là hạn chế cơm đường cháo chợ, duy trì bữa ăn gia đình cho an toàn. Ấy vậy mà vẫn thường xuyên có những ca ngộ độc do ăn cơm nhà. Mầm mống gây ngộ độc thực phẩm hiện diện trong đồ dùng làm bếp mất vệ sinh, trong nguyên liệu mua về không được chọn kỹ...