Tử vong vì tai nạn giao thông ở Thái Lan đứng thứ hai thế giới
Tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông ở Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Libya nơi có tỉ lệ này cao gấp đôi Thái Lan, theo AFP ngày 20.10.
Đường phố tại Thái Lan – Ảnh: Lam Yên
Theo khảo sát về An toàn giao thông đường bộ trên toàn cầu năm 2015 của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2012 Thái Lan có khoảng 14.000 người chết vì tai nạn giao thông, tính ra tỉ lệ người chết vì tai nạn này là 36,2/100.000 người. Trong khi đó, tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông ở đất nước Libya bị chiến tranh tàn phá là 73,4/100.000 người trong cùng năm 2012.
Tuy nhiên, nếu dựa trên mô hình nghiên cứu của WHO, số người chết vì tai nạn giao thông trên thực tế tại Thái Lan lên đến hơn 24.000 người, cao hơn 42% so với số liệu báo cáo của Bộ Y tế Thái Lan.
Cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho biết luật pháp điều chỉnh năm nguy cơ làm giảm đáng kể thương vong do tai nạn giao thông là: tốc độ, việc say rượu khi lái xe, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn và ghế cho em bé trên xe hơi.
Tuy vậy, tại Thái Lan tiêu chuẩn an toàn giao thông không được chú trọng. Trẻ em không được giáo dục đúng mức về luật lệ, đường sá không được bảo dưỡng thường xuyên, không phân luồng riêng cho xe máy, xe đạp và người đi bộ.
Video đang HOT
Cảnh sát giao thông Thái Lan chỉ được chấm điểm 3/10 trong việc quản lý tốc độ, và điểm 6/10 trong quản lý việc lái xe sau khi uống rượu, và đội mũ bảo hiểm.
Ở Thái Lan, tốc độ tối đa tại khu vực đô thị là 80 km/giờ. Trong khi đó, để an toàn con số này chỉ nên dưới 50 km/giờ.
Hàng năm có 1,25 triệu người trên thế giới chết vì tai nạn giao thông. Dù chỉ chiếm 54% số lượng xe trên toàn thế giới, nhưng các nước có thu nhập thấp và trung bình lại chiếm tỉ lệ tai nạn giao thông lên đến 90% của thế giới.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), các lực lượng như Công an xã và các lực lượng Cảnh sát khác có được quyền dừng xe, xử phạt giao thông hay không?
Điều 87 Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ 1/7/2009) quy định trong trường hợp cần thiết sẽ huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Việc huy động này chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết và do người có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
Như vậy, ngoài CSGT thì các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ nhưng phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Thông tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
Thông tư này quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, lực lượng được huy động bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác); Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã).
Cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã có nhiệm vụ: Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Về trang bị phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thông tư quy định lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Honda Accord bị tố lỗi túi khí gây nguy hiểm Cục An toàn Giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) đang tiến hành cuộc điều tra 384.000 xe Honda Accord 2008 bị tố lỗi túi khí không bảo vệ được người trong xe khi gặp tai nạn. Theo Detroitnews cho biết, NHTSA đã bắt đầu mở cuộc điều tra vào hôm 21.8 đối với xe Honda Accord sau khi có 19 trường hợp báo...