Tư vấn nghề 2021: Muốn làm Nhân ái thì học ngành nào?
Muốn giúp đỡ, hỗ trợ, những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ có cuộc sống tốt hơn… thì học ngành nào? trường đại học nào? (minhtam@gmail.com)
Trả lời:
Đó là nghề Công tác xã hội (CTXH) là nghề có nhu cầu nhân lực lớn do xuất phát từ thực tế là, con người trong xã hội hiện đại ngày càng phải đối mặt với sức ép, rủi ro lớn, cần được sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng và xã hội.
Ở nước ta, từ sau năm 2010, khi Chính phủ ban hành Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), chính thức coi CTXH là một ngành khoa học và một nghề chuyên môn thì nghề này mới bắt đầu phát triển mạnh.
Cho đến nay, cả nước mới chỉ có khoảng 70.000 nhân viên hành nghề Công tác xã hội
Thiếu nhân lực có nghề
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp. Còn ở Việt Nam, nghề CTXH mới chỉ bắt đầu hình thành, chưa phát triển một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh của lĩnh vực này.
Thực tế cho thấy, đội ngũ những người làm CTXH phát triển một cách tự phát, chủ yếu từ các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội, Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã và thậm chí là những người dân tự nguyện. Họ làm việc phần lớn dựa trên kinh nghiệm, chưa được đào tạo về phương pháp, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.
Báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) năm 2018 cho biết, hiện nay, số người cần trợ giúp xã hội trên cả nước rất lớn, khoảng 22,5 triệu người, chiếm 25% dân số.
Trong đó, có trên 10 triệu người cao tuổi không có lương hưu; 7,6 triệu người khuyến tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 2,9 triệu hộ nghèo và cận nghèo, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ cấp hàng tháng; khoảng 254.000 người nhiễm HIV/AIDS, hơn 234.000 người nghiện ma túy, hơn 48.000 người bán dâm; 30.000 nạn nhân bạo hành gia đình và nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.
Tuy nhiên, cho đến nay, cả nước mới chỉ có khoảng 70.000 nhân viên hành nghề CTXH, trong đó phần lớn chưa được đào tạo bài bản mà chỉ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Video đang HOT
Theo PGS. TS Nguyễn Hồi Loan – Trưởng Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), dân tộc Việt Nam có một truyền thống quý báu, đó là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và giá trị này rất phù hợp với ngành CTXH.
“Từ xa xưa, khi một người gặp hoạn nạn, cả làng xóm xúm vào giúp đỡ, nhưng đó chỉ là hoạt động từ thiện thôi. CTXH hoàn toàn khác. Nó là hoạt động mang tính chuyên nghiệp và đòi hỏi người làm CTXH cần phải có triết lý, phương pháp khoa học thì mới có thể giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội tự mình đương đầu và vượt qua vấn đề nan giải của bản thân.
Đó là lý do tại sao người làm CTXH, ngoài tình yêu thương con người còn cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng của nghề. Và muốn như vậy thì họ phải được đào tạo một cách bài bản”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cho biết.
Một hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo
Giảm thiểu rào cản, bất bình Đẳng xã hội
CTXH là nghề có sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Đó có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y hoặc nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội, thiên tai.
CTXH chính vì vậy có vai trò làm giảm thiểu những rào cản, bất công và bất bình đẳng trong xã hội. Và nghề CTXH còn được gọi là nghề của những tấm lòng nhân ái, của sự cảm thông và yêu thương.
PGS. TS Nguyễn Hồi Loan cho biết, chương trình đào tạo ngành CTXH của Khoa gần như không có sự khác biệt với chương trình đào tạo của các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khoa đào tạo cho sinh viên 3 khối kiến thức:
Thứ nhất là khối kiến thức cơ bản về Triết học, Lịch sử, Văn hóa…
Thứ hai là khối kiến thức cơ sở nền tảng của ngành CTXH gồm: Hành vi con người, Môi trường xã hội, Tham vấn…
Thứ ba là khối kiến thức chuyên ngành, đi sâu vào những biện pháp, lĩnh vực công tác như: CTXH với người nghèo, CTXH với người khuyết tật, tâm thần, trẻ em, người già… Trong đó, khối lượng kiến thức thực hành, thực tập trên giảng đường, tại cơ sở chiếm 1/3 chương trình học.
“Sinh viên thực tập dưới hình thức can thiệp, trợ giúp cho các nhóm yếu thế cụ thể như người già, trẻ em lang thang, mồ côi… tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Các em được rèn luyện dưới sự chỉ dẫn của giáo viên giảng dạy về lý luận và sự kèm cặp, chỉ bảo, hướng dẫn tỉ mỉ của các nhân viên tại cơ sở ngay khi kết thúc năm thứ nhất cho đến tận khi tốt nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan chia sẻ: “Bản chất của CTXH là sự kết hợp của các ngành khoa học xã hội và để đảm bảo cho CTXH được hiệu quả, việc am hiểu nhu cầu, tâm lý, văn hóa, lối sống… của các nhóm người yếu thế là rất cần thiết.
Hiện tại, Khoa có nhiều mối quan hệ với các trường đại học nổi tiếng trên thế giới và cùng các trường này trực tiếp tham gia đào tạo sinh viên. Có thể kể đến các trường: Đại học San Jose State, Đại học Michigan, Đại học Tổng hợp Washington (Hoa Kỳ); Đại học Shukuto- ku, Đại học Fukushima (Nhật Bản); Đại học Lund (Thụy Điển), Đại học Zurich (Thụy Sỹ)…
Trong nước, Khoa có một mạng lưới cơ sở thực tập gồm: Các trung tâm bảo trợ xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các trung tâm trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người cao tuổi… do tư nhân tổ chức.
Nghề Được tôn vinh
Đánh giá về nhu cầu lao động ngành CTXH, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cho rằng, xã hội phát triển như hiện nay đang và sẽ tạo ra những sức ép rất lớn với cả những người làm công tác quản lý lẫn người dân. Con người phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, rủi ro trong cuộc sống như đói nghèo, thất nghiệp, kinh tế sa sút, thiên tai… Con người cũng phải chịu sức ép lớn về đời sống tinh thần nên rất dễ dẫn đến những căng thẳng, lo âu, bệnh tật.
Mặt khác, hiện nay vấn đề phân chia giai tầng trong xã hội, sự cách biệt giữa những nước nghèo và giàu ngày càng xa khiến người yếu thế trong xã hội ngày càng nhiều.
Chính thực tế đó đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp làm CTXH. Hiện tại, trên cả nước có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề đào tạo ngành CTXH với hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm nhưng với ưu thế có lý luận tốt, kiến thức rộng và sâu nên sinh viên ngành CTXH Trường ĐHKHX&NV dễ tìm kiếm việc làm.
Thực tế cho thấy, có đến 90% sinh viên của Khoa có việc làm sau một năm tốt nghiệp. “CTXH có vai trò đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và là phương tiện, công cụ rất hữu hiệu để đưa chính sách xã hội, đường lối của Đảng và Nhà nước vào thực tế một cách hiệu quả.
Việc Chính phủ đầu tư đến 2.347,4 tỷ đồng để phát triển Đề án 32 về nghề CTXH là minh chứng rõ ràng cho điều này. Do đó, trong hiện tại và tương lai, nghề CTXH sẽ ngày càng được coi trọng, tôn vinh. Đây là cơ hội mà sinh viên nên nắm bắt trong thời điểm hiện nay”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nhấn mạnh.
Tư vấn chọn ngành, nghề: Thầy cô nhập cuộc
Nhiều trường ĐH, CĐ, trung tâm dạy nghề... bằng các hình thức khác nhau, tìm cách tiếp cận trực tiếp với phụ huynh, học sinh và cung cấp thông tin đa dạng.
HS THPT Đà Nẵng tìm hiểu thông tin về các ngành kỹ thuật tại Hội nghị Khoa học và triển lãm công nghệ HSSV năm 2021.
Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng chọn đúng "điểm rơi" nếu không có sự tư vấn, hỗ trợ từ phía thầy cô.
Buổi chào cờ đặc biệt
Đã thành thông lệ, ngày mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm, HS lớp 12 Trường THPT Lý Sơn (Quảng Ngãi) có buổi chào cờ đặc biệt. 7 giờ sáng, sau nghi lễ chào cờ và hái lộc đầu năm tại sân trường hoặc hội trường, thầy cô giáo toàn trường "nhường" lại sân khấu cho Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu giữa HS khối 12 và những cựu HS đang là SV tại các trường ĐH, CĐ. Các em HS lớp 12 có thể hỏi anh chị khóa trước về bí quyết chọn ngành, trường...
Những băn khoăn như "em thích học công nghệ thông tin (CNTT) nhưng không rành máy tính, em không giỏi ngoại ngữ", hay "không khéo ăn khéo nói có đi theo nghề hướng dẫn viên du lịch được không", hay "sửa chữa ô tô nên học ĐH hay trường CĐ là đủ rồi"... đều được các anh chị SV giải đáp tận tình dựa trên những hiểu biết của bản thân. Thậm chí có những HS còn nhờ anh chị đi trước giải hộ bài toán so sánh mức học phí giữa một số trường có cùng ngành đào tạo... Những câu hỏi khó sẽ được các giáo viên trẻ của nhà trường hỗ trợ hoặc định hướng lại nếu thấy thông tin các bạn SV tư vấn không chuẩn.
Thầy Huỳnh Văn Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn chia sẻ: Từ năm học lớp 10, nhà trường bắt đầu triển khai công tác hướng nghiệp cho HS. HS lớp 11 đã biết được một số nghề cơ bản cùng những yêu cầu, đặc thù của nghề. Trên cơ sở đó, HS sẽ hình thành được hứng thú nghề nghiệp và có sự hình dung nhất định về con đường phía trước của mình. Điều này phải được định hình từ năm học lớp 11 vì còn quyết định đến việc chọn các môn học theo tổ hợp môn xét tuyển của HS. Năm lớp 12, việc tư vấn hướng nghiệp sẽ theo hướng chuyên sâu hơn.
Cô Trần Thị Kim Vân - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng) cho rằng: Càng nhiều thông tin, HS càng dễ bị nhiễu và khó để có lựa chọn đúng. "Để xác định đúng sở thích của mình, chọn ngành nghề, trường học phù hợp, HS có thể thông qua 3 kênh: Các hoạt động, khuynh hướng hằng ngày của mình để luận giá về sở thích của bản thân. Cũng có thể tham gia các bài test để có một phần nào đó định hướng. Nhưng chúng ta phải xác định rõ là mình muốn cái gì và thích cái gì? Tham khảo ý kiến của người thân nhận xét về mình cũng là cách để xác định. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tự bản thân mỗi HS phải tự trả lời câu hỏi đó... HS phải tự vận động để xác định để không chọn nhầm tương lai", cô Kim Vân khuyến cáo.
Cần thông tin chính thống
Thầy Nguyễn Gia Đạo - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (Quảng Nam) cho biết: Nhà trường tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ tiếp cận với HS để cung cấp thông tin tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp. HS cũ của trường cũng là một kênh tham khảo của các em HS lớp 12 trong chọn ngành, nghề. Tuy nhiên, hàng năm, trường đều mời đại diện Phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Quảng Nam) đến trường để tư vấn hướng nghiệp cho HS. Đây được xem là kênh thông tin tin cậy về chất lượng đào tạo, đầu ra... của các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề.
Trải nghiệm để hướng nghiệp cũng được nhiều trường THPT tổ chức để HS tự khám phá một số ngành nghề trước khi có quyết định cuối cùng. Các trường THPT có thể phối hợp với trường ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo nghề tổ chức tour tham quan, trải nghiệm thực tế theo hình thức "một ngày làm sinh viên".
Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ - Quảng Trị) ngoài việc đẩy mạnh truyền thông về hướng nghiệp cho cả phụ huynh và HS, còn tổ chức cho HS khối 12 tham quan thực tế tại các trang trại trong vùng để xem hiệu quả cũng như mô hình sản xuất. "Chúng tôi muốn tự các em rút ra bài học: ĐH không phải con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Các em có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình bằng tình yêu lao động, sự cần cù, sáng tạo" - thầy Thái Quốc Khánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các trường THPT trong công tác tư vấn hướng nghiệp, không phải ở khâu tổ chức mà là tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên. Thầy Phan Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) trao đổi: Những thông tin liên quan đến thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của một số ngành nghề...
Đoàn trường tự tìm kiếm để cung cấp cho HS tham khảo chứ chưa có nguồn tài liệu chính thống. Ngay như ở Đà Nẵng, số lượng HS phổ thông theo học ngành Sư phạm tiểu học và mầm non rất ít trong khi nhu cầu của địa phương lại lớn. Thế nhưng, thông tin này tuyên truyền đến HS và phụ huynh không nhiều. Có nhiều ý kiến cho rằng, để cho nội dung hướng nghiệp gắn liền với nhu cầu nhân lực của địa phương, sở GD&ĐT cần cung cấp cho các trường tài liệu có liên quan, ít nhất là đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, nghề gì. Trật tự này nên thay đổi theo thứ tự: nghề - ngành - trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì, nếu đã xác định được sở thích và năng lực của mình rồi thì dễ, nhưng nếu các em còn phân vân có thể dùng các phần mềm trắc nghiệm để xác định. Trên cơ sở xác định được nghề gì phù hợp với bản thân, các em mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. - Thầy Huỳnh Văn Long
Hai nguyên tắc chọn nghề đắc địa cho con Con thành công trong tương lai là ước mong chính đáng của bất cứ người làm bố làm mẹ nào. Nhưng sự kỳ vọng đó lại dễ dàng trở thành nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và phụ huynh trong việc hướng nghiệp. Ảnh minh họa Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan niệm cổ hủ trong...