Tư vấn mua xe: 4 mẹo giúp chị em kiếm được chiếc ô tô đẹp mà giá hời cho bản thân khi điều kiện kinh tế phù hợp
Việc xuống tiền mua xe là quyết định trọng đại đòi hỏi sự cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng. Nhất là cánh chị em với nhiều nhu cầu cần quan tâm khi sử dụng một chiếc ô tô phù hợp với bản thân.
Mua một chiếc xe dù đã qua sử dụng hay mới toanh đều có sự khác biệt so với việc mua một chiếc điện thoại hay một chiếc lò vi sóng. Bạn phải cân nhắc rất nhiều thứ khi thực hiện điều này.
Mặc dù có rất ít cách giúp bạn khấu hao nhưng một vài mẹo mua sắm tiết kiệm, thông minh sẽ giúp giảm đi đáng kể trong quá trình mua.
1. Làm nhiều so sánh
Một khi bạn đã quyết định về loại xe mình sẽ mua hãy bắt đầu công việc so sánh. Có nhiều trang thông tin điện tử mà bạn có thể tìm kiếm thông tin mình cần liên quan tới chiếc xe đang nhắm tới. Bạn có thể xem các tạp chí ô tô, diễn đàn, câu lạc bộ của những chủ xe để tìm những lời khuyên, ý kiến hữu ích.
Trong trường hợp bạn không tìm thấy thông tin hữu ích liên quan tới chiếc xe mơ ước của mình thì nên đăng những câu hỏi quan tâm lên nền tảng này. Khá sớm, bạn sẽ nhận được những câu trả lời cho các câu hỏi của bạn từ những chủ sở hữu hiện tại khi mua xe.
Ngoài ra, nếu bạn có quen với một người trong ngành xe hơi, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của người đó. Bằng cách này, chắc chắn bạn có thể tìm ra các thông tin khách quan có giá trị để làm cho quá trình mua xe của bạn dễ dàng hơn.
2. Nghĩ tới trách nhiệm tài chính
Nếu bạn đang nghĩ tới việc trả góp hàng tháng để sở hữu một chiếc xe hơi thì bạn cũng nên nghĩ tới trách nhiệm tài chính của bản thân sẽ phải đối mặt. Bạn cần nhận thức đầy đủ về các khoản thanh toán trả góp hàng tháng của mình và điều này còn phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện thu nhập của bản thân.
Video đang HOT
Không nên đưa ra giả định rằng, đó là khoản tiền duy nhất bạn sẽ cần mỗi tháng. Bạn cũng cần lưu ý thêm về chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng xe mỗi tháng. Ghi nhớ các chi phí đỗ xe, chi phí bảo hiểm, các chi phí định kỳ của một chiếc xe hơi. Bởi bạn sẽ không thể lái nó nếu không đổ nhiên liệu. Do đó, đảm bảo sự tính toán chi phí nhiên liệu hàng tuần/ hàng tháng/ hàng năm tùy thuộc vào tiện ích của bạn và giá xăng hiện hành.
Hãy nhớ rằng chiếc xe của bạn sẽ tiêu thụ nhiều xăng hơn khi lái trong khu vực thành thị nhưng ít hơn khi lái trong khu vực đường cao tốc. Cách tốt nhất để tính toán được an toàn là thêm 40% lượng nhiên liệu vào số bạn muốn dự toán. Điều này luôn đúng vì các chủ sở hữu xe cuối cùng đều lái xe nhiều hơn so với mức ban đầu họ dự tính.
3. Đánh vào thị trường đúng lúc
Luôn có sự thay đổi trong giá cả trên thị trường xe hơi. Bạn có thể theo dõi các thông tin của mô hình mới, các phiên bản cải tiến của mô hình cũ, ưu đãi tốt hơn, chương trình khuyễn mại và ưu đãi cuối năm.
Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi những sự kiện như vậy, hãy mua xe vào cuối tháng. Đây là thời điểm mà các nhân viên bán hàng đang cố sức để hoàn thành chỉ tiêu. Thử vận may và biết đâu bạn sẽ mua được một chiếc xe với giá hời.
4. Đàm phán
Bạn sẽ luôn tìm thấy các chi phí bổ sung và giá được in trên bản hợp đồng mua bán tạo cảm giác đây là những điều đã định sẵn và bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể đàm phán được.
Nếu bạn gặp một người bán hàng theo kiểu “hút máu” và đưa ra những điều không phù hợp với điều kiện của bản thân, đừng ngần ngại mà bỏ đi. Hãy chọn những nơi lắng nghe nhu cầu của khách hàng, tìm giải pháp tối ưu cho vấn đề của bạn.
6 sai lầm trong quản lý tài chính các cặp vợ chồng trẻ cần "né"
Quản lý tài chính gia đình là kỹ năng cần có, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và tác động trực tiếp đến tương lai của cả gia đình.
1. Không có kế hoạch rõ ràng
Vì mới cưới nên các cặp vợ chồng thường có suy nghĩ thong thả, để chơi dần rồi tính, và thế là có đồng nào xào ngay đồng đó. Hệ quả tất yếu là năm đầu tiên chung sống, rất nhiều người không thể tiết kiệm được đồng nào. Đặc biệt, khi sắp lên chức bố mẹ nhiều người mới giật mình phát hiện quỹ dự phòng hoàn toàn trống rỗng, không có tài chính để lo lắng cho con.
Vì thế, ngay sau khi cưới cặp vợ chồng trẻ nên thiết lập nhanh kế hoạch tài chính, kiểm soát chi tiêu và lập mục tiêu cụ thể trong tương lai.
2. Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro
Cuộc sống gia đình luôn có nhiều sự việc bất ngờ xảy đến, có thể là ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, sụt giảm thu nhập,... Những tình huống này sẽ khiến bạn phải chi tiêu một nguồn tiền phát sinh không hề nhỏ, đặc biệt khi gia đình có thêm thành viên mới.
Chính vì thế, lập quỹ dự phòng cho gia đình là điều cần thiết để đảm bảo có nguồn tài chính đối phó với những sự cố, rủi ro hay tình huống phát sinh đột xuất xảy ra.
3. Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu
Nếu ngay từ ban đầu cả hai vợ chồng không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu, thì sẽ xảy ra trường hợp "ấm ức", "bực bội" với cách chi tiêu của người kia. Chị em cũng không thể tiết kiệm hiệu quả nếu chồng cứ vung tay quá trán.
Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là hai vợ chồng cần thống nhất các khoản chi, các quỹ tiết kiệm gia đình. Ví dụ, nếu muốn tiết kiệm hai vợ chồng nên tạo mục tiêu và thống nhất phương án, từ đó thực hiện cùng nhau sẽ mang tới hiệu quả tốt nhất.
4. Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Sau ngày cưới, hai vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính. Có thể là số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người); hoặc giả sử chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm...
Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu, khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng thường sẽ hoàn toàn rơi vào cảnh bị động.
5. Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc
Trẻ nhỏ cần được biết về giá trị của tiền bạc và cách thức tiết kiệm từ nhỏ. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn, sao cho bé tiếp thu được và hình thành các tính cách tiết kiệm ngay khi còn nhỏ. Điều này cũng giúp cho tài chính của gia đình và cuộc sống của con trong tương lai.
6. Không chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo cho việc học hành của con cái
Bạn cần bắt đầu xây dựng khoản tích lũy từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời để đảm bảo cho con luôn có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học hành đến ít nhất 18 tuổi. Kế hoạch tài chính dài hạn dành cho việc học của con thực hiện càng sớm càng hữu ích, vì điều này sẽ giúp bạn bảo vệ con, bất kể cuộc sống xảy ra biến động như thế nào.
Có nên mua máy lọc nước cao cấp hay không Các dòng máy lọc nước cao cấp luôn đem tới chất lượng tuyệt vời. Vậy đâu là những sản phẩm tiêu biểu được nhiều người lựa chọn? Các dòng máy lọc nước cao cấp luôn được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, cùng với những tính năng vượt trội, giá thành của những...