Tư vấn ‘chọn nghề cho tương lai’ cho hơn 800.000 học sinh tại 26 tỉnh, thành
Năm học 2022-2023, chương trình hướng nghiệp ‘Cùng bạn chọn nghề cho tương lai’ dự kiến tổ chức tại 100 trường phổ thông tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh, thành phố khác trên cả nước với hơn 800.000 học sinh khối 10, 11 và 12 tham dự.
Sáng 10-10, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM, Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam – Bộ GD-ĐT, Tạp chí Giáo dục TPHCM tổ chức lễ khai mạc Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 15 năm học 2022-2023.
Đến tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức; Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và Đào tạo phía Nam – Bộ GD-ĐT Hồ Như Duyến.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tặng hoa cho các khách mời tham gia chương trình
Đây là chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và đưa ra những lời khuyên thiết thực nhằm giúp học sinh có định hướng lựa chọn trường học, bậc học, ngành nghề đào tạo phù hợp sở thích và năng lực bản thân, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường lao động. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết giúp học sinh trong quá trình hội nhập, qua đó giúp các em xây dựng mục tiêu, kế hoạch và động lực trong quá trình học tập.
Năm học 2022-2023, chương trình dự kiến tổ chức tại 100 trường phổ thông tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh, thành phố khác trên cả nước với hơn 800.000 học sinh khối 10, 11 và 12 tham dự.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, chương trình tư vấn hướng nghiệp là một trong những hoạt động tổ chức hàng năm nhằm đem đến cho học sinh thông tin bổ ích, qua đó có thêm cơ sở định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Học sinh chăm chú theo dõi chương trình tư vấn
Qua 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình đã được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng thêm cơ hội tham gia cho học sinh. Trong đó, ở bậc THPT, không phải đến lớp 12 học sinh mới có nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề mà ngay từ lớp 10 học sinh đã quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề, từ đó xác định kế hoạch học tập phù hợp.
“Mỗi năm thị trường lao động có những thay đổi mới về ngành nghề lao động. Đặc biệt, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện trong tương lai. Do đó, từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế của các thầy cô giáo, dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng lựa chọn ngành nghề phù hợp”, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ.
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của học sinh
Video đang HOT
Hiện nay, toàn TPHCM có hơn 200 trường THPT. Ông Nguyễn Văn Hiếu đề nghị bên cạnh hình thức hướng nghiệp tại chỗ trực tiếp cho học sinh, đơn vị tổ chức có thêm nhiều hình thức cung cấp thông tin cho học sinh không có điều kiện tham gia trực tiếp vẫn có thể tiếp cận thông tin chính thống bằng nhiều hình thức khác nhau để tham khảo, giúp ích cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Tại buổi tư vấn, TS. Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, Đại học Quốc gia TPHCM thông tin: Hiện các trường cao đẳng, đại học đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nên việc chọn ngành học đối với học sinh không đơn giản. Để lựa chọn ngành học phù hợp, học sinh phải xác định xuất phát điểm của các em là muốn làm gì trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung đang nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, đây là giai đoạn các ngành nghề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Để lựa chọn ngành nghề phù hợp, ngoài yêu cầu chuyên môn về nghề nghiệp còn đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tin học phù hợp. Đặc biệt trong bối cảnh cơ cấu ngành nghề phát triển theo hướng tích hợp đòi hỏi học sinh không ngừng trau dồi kỹ năng”, ông Trần Anh Tuấn cho biết.
Hồ Việt Trân, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi tại chương trình tư vấn
Trước câu hỏi của bạn Đoàn Ngô Thanh Sang, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lương Thế Vinh về việc học ngành nào để có thu nhập cao, chuyên gia Trần Anh Tuấn cho biết: “Thu nhập cao hay thấp do chính bản thân các bạn. Vì vậy không cần hỏi ai hết mà hãy hỏi chính mình mong muốn điều gì, nỗ lực ra sao để thực hiện mục tiêu đó”.
Bạn Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi: “Em muốn theo học ngành logistic nhưng không biết cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào, đòi hỏi những kỹ năng gì?”.
Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi về ngành logistic
Với câu hỏi này, ThS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM giải đáp, muốn theo học ngành logistic đòi hỏi học sinh có kỹ năng phân tích, giỏi ngoại ngữ và tin học. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể làm trong các công ty thương mại, tổ chức, doanh nghiệp hoặc trường đại học…
“Hiện nay, không có ngành nghề nào chỉ toàn người giàu và ngược lại. Do đó, tùy vào mục tiêu nghề nghiệp, năng lực bản thân, mỗi người sẽ hướng phát triển phù hợp”, ThS. Phạm Doãn Nguyên nêu ý kiến.
Học sinh tìm hiểu thông tin về các ngành nghề đào tạo của các trường đại học
Với câu hỏi nên học trong nước hay đi du học nước ngoài, thầy Huỳnh Hiếu Thuận, Trưởng phòng tuyển sinh, Đại học Broward Hoa Kỳ chia sẻ, học trong nước hay nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính của gia đình, trình độ ngoại ngữ, vấn đề về sức khỏe, khả năng tự lập của học sinh. Các em cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trước khi quyết định học ở đâu.
Đặc biệt, với câu hỏi của bạn Hồ Việt Trân, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lương Thế Vinh liên quan đến đến đổi mới thi cử đối với học sinh học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sẽ được giữ ổn định trong 3 năm tới.
Đối với học sinh theo học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (bắt đầu từ khối 10 năm học 2022-2023), kiến thức chương trình các môn học thay đổi, những thay đổi về thi cử sẽ ảnh hưởng phương pháp học tập của các em. Tới đây, Đại học quốc gia TPHCM sẽ có một số thay đổi về đề thi đánh giá năng lực phù hợp với chương trình mới.
Quảng Ninh: Đang học nửa chừng bị trả lại hồ sơ, 135 học sinh 'bơ vơ'
Sau khi nhập học được một thời gian, 135 học sinh lớp 10 của trường THPT Lương Thế Vinh (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) bất ngờ bị trả lại hồ sơ vì không đủ điều kiện tuyển sinh khiến phụ huynh và học sinh 'đứng ngồi không yên'.
Liên tục xin tăng chỉ tiêu
Trường THPT Lương Thế Vinh là trường ngoài công lập trên địa bàn TP Cẩm Phả. Năm học 2022-2023, nhà trường được UBND tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh 675 học sinh vào lớp 10. Thế nhưng nhà trường đã tổ chức tuyển sinh vượt 135 học sinh so với chỉ tiêu.
Để chuẩn bị cho việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu, từ ngày 15/6/2022, trường THPT Lương Thế Vinh đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT Quảng Ninh đề nghị cho nhà trường bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 thêm 2 lớp. Tuy nhiên, đề nghị trên đã không được Sở GD&ĐT chấp thuận nhằm để ổn định quy mô trường và đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS tại địa phương.
Ông Đinh Quốc Vương, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả phát biểu tại cuộc đối thoại giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ngày 12/8.
Tiếp sau đó, ngày 20/7, trường THPT Lương Thế Vinh lại tiếp tục có văn bản gửi Sở GD&ĐT đề xuất cho nhà trường được tăng chỉ tiêu lên... 3 lớp.
Cũng như lần trước, đề nghị tăng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường thêm một lần không được chấp thuận. Theo quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023 của Sở GD&ĐT, trường THPT Lương Thế Vinh chỉ được chấp nhận 675 học sinh trúng tuyển.
Mặc dù chưa công bố kết quả tuyển sinh, chưa được chấp thuận tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng từ ngày 18/7, nhà trường đã phân lớp và tổ chức dạy học. Do đó, khi có quyết định phê duyệt danh sách trúng tuyển của Sở GD&ĐT, nhà trường đã phải rà soát và trả lại các hồ sơ cho số học sinh đã tuyển sinh vượt, đã theo học tại trường một thời gian khiến phụ huynh, học sinh rất bức xúc.
Bơ vơ sau 3 tuần học tại trường
Theo phản ánh của các phụ huynh, ngày 11/8, khi đang đi học ở trường thì học sinh bất ngờ nhận được thông báo bị trả lại hồ sơ và phải dừng việc học, đồng thời đề nghị phụ huynh lên đón con về.
Chị Nguyễn Phương Anh (phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả) thông tin: Khi bị nhà trường trả hồ sơ, con tôi rất là buồn. Cháu khóc lóc và bỏ bữa khiến bố mẹ rất xót xa.
Anh Nguyễn Văn Dương (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả) cho biết: Con tôi và các bạn đã đi học được gần 1 tháng, học phí tính đến hết tháng 8 cũng được đóng đầy đủ cho nhà trường. Tuy nhiên, ngày 11/8, thầy cô ở trường đã gọi điện cho phụ huynh và yêu cầu đến nhận lại hồ sơ và học phí không một lời giải thích nào khiến chúng tôi rất bức xúc.
Cùng chung ý kiến và nỗi bức xúc với anh Dương, nhiều phụ huynh khác cho biết, cách xử lý của nhà trường là thiếu trách nhiệm và không có sự tôn trọng phụ huynh và học sinh. Con họ đều được trường đồng ý tiếp nhận hồ sơ, nộp tiền học, đo đồng phục và đã theo học tại trường. Bây giờ, khi các trường đã "đóng cửa" tuyển sinh mà các con lại bị trả lại hồ sơ, thì biết đi đâu về đâu?
Có giải pháp đảm bảo quyền lợi cho học sinh
Lý giải về nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, bà Nguyễn Thị Nhi, Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh lại cho rằng, nhà trường đã cố gắng hết sức để giữ học sinh nhưng do UBND TP Cẩm Phả không có văn bản đề nghị Sở GD&ĐT nên sở không trình UBND tỉnh duyệt thêm chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường.
"Tại thành phố này người ta cứng quá, người ta mềm đi một chút thì đỡ khổ cho nhân dân. Chúng tôi cũng cố gắng làm sao để đáp ứng nguyện vọng cho nhân dân mà thành phố lại không đề nghị...", bà Nhi cho biết.
Thế nhưng, phát biểu tại buổi đối thoại giữa nhà trường và người dân, ông Đinh Quốc Vương, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả khẳng định, để xảy ra tình trạng trên, trách nghiệm trước hết thuộc về trường THPT Lương Thế Vinh đã không triển khai đúng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, chưa thông tin một cách công khai minh bạch với cha mẹ học sinh. Qua rà soát và đối chiếu với các quy định thì Phòng GD&ĐT TP nhận thấy nhà trường không đáp ứng được các quy định nếu tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Năm học 2021-2022, nhà trường cũng đã đề nghị tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 thêm 3 lớp với hơn 100 học sinh như năm nay. Đưa sự việc đã rồi, để những cơ quan quản lý Nhà nước phải chạy theo giải quyết là không được, ông Vương bày tỏ quan điểm.
Được biết, năm học 2021-2022, trường THPT Lương Thế Vinh được giao tuyển sinh 14 lớp 10. Sau khi nhà trường đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu tuyển sinh thì UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định trường THPT Lương Thế Vinh được giao tuyển sinh bổ sung 1 lớp.
Theo quan điểm của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh thì sai phạm này là sai phạm của trường THPT Lương Thế Vinh, không phải của người học.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Việc trường THPT Lương Thế Vinh không thực hiện các quy định của tỉnh cũng như chỉ đạo của Sở thì trước hết là gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nhà trường và gây bức xúc trong dư luận. Quan điểm của Sở là để tiếp tục đảm bảo công bằng trong giáo dục và tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn thì Sở sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xem xét xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đồng thời có giải pháp để đảm bảo quyền học tập cho học sinh.
Hiện nay, Sở đang tham mưu cho UBND tỉnh và vẫn chưa có quyết định. Quan điểm của Sở thì sai phạm này là sai phạm của nhà trường, không phải của học sinh. Sở sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo quyền học tập của học sinh bởi vì các em còn nhỏ, còn mong muốn, nguyện vọng được học tiếp lên là nguyện vọng chính đáng.
Trường học sẵn sàng đón học sinh Hơn 1.500 trường học được trưng dụng trong công tác chống dịch đã được bàn giao. Hiện các trường đang gấp rút vệ sinh, sửa chữa, lên kế hoạch đón học sinh trở lại khi được cho phép. Ngày 16-11, UBND TP.HCM đã ra quyết định quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...