Tủ thuốc gia đình: “Phao cứu sinh” cấp thời bảo vệ sức khỏe của trẻ lúc giao mùa
Chúng ta đều biết mỗi gia đình đều cần có một tủ thuốc nhỏ dự phòng, bao gồm các thuốc thiết yếu.
Việc chuẩn bị sẵn một số loại thuốc và các vật dụng y tế thiết yếu trong gia đình vô cùng hữu ích, giúp nhanh chóng xử trí các bệnh lý thông thường (sốt, ho, chảy mũi, tiêu chảy…) hay sơ cứu cho bé khi cần thiết.
Nhiệt kế, thuốc hạ sốt
Ở trẻ em, sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp, là phản ứng bình thường của cơ thể trước một nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn), giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch. Để xác định chính xác tình trạng sốt của trẻ và dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ định, cần đo thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ đo tại nách từ 38,5 độ và tại hậu môn từ 39,0 độ.
Cha mẹ chú ý sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất Paracetamol với dạng bào chế phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, theo liều khuyến cáo là 10-15mg/kg/ lần, các lần cách nhau từ 4-6 giờ.
Cha mẹ có thể bảo quản thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn để dùng khi trẻ khó uống, nôn nhiều.
Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, liều lượng chỉnh theo cân nặng của trẻ. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Nước muối sinh lý
Đây là sản phẩm cần thiết, giúp vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi… Phụ huynh cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý loại dành riêng cho mắt để nhỏ mắt, rửa trôi bụi bẩn, các dị vật thông thường ở mắt.
Video đang HOT
Siro ho cảm thảo dược
Vào thời điểm giao mùa hay khi dịch bệnh đang lây lan nhanh hiện nay, gia đình nên trang bị sẵn một số lọ siro ho cảm thảo dược. Có thể cho trẻ dùng sản phẩm này khi bé bị chảy mũi, húng hắng ho để giảm nhanh triệu chứng; giúp trẻ dễ chịu, tránh chuyển biến nặng.
Phụ huynh cần chú ý chọn siro ho cảm thảo dược phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đặc biệt là những loại đã được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Dung dịch bù nước, bù điện giải oresol
Dung dịch oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, nôn hoặc sốt nhiều. Trẻ uống oresol giúp bổ sung được đầy đủ nước và điện giải, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Trong trường hợp đã bù oresol đường uống đúng cách nhưng trẻ vẫn nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt mỏi, khát, tiểu ít…), cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Bông, băng gạc, thuốc sát trùng…
Nên có sẵn trong nhà bông băng, cồn 70 độ, dung dịch betadine 10%… để dùng sơ cứu, cầm máu tại chỗ trước khi đưa tới cơ sở y tế khi bé lỡ bị xây xước, chảy máu lúc chạy nhảy, sơ sẩy…
Nước súc họng, nước rửa tay khô
Trong thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn… Các biện pháp vệ sinh mũi họng và vệ sinh bàn tay rất quan trọng. Có thể dùng chai nước rửa tay nhỏ trước khi ra ngoài.
Lời khuyên của thầy thuốc
Việc chuẩn bị tủ thuốc với gia đình là vô cùng cần thiết. Nhưng quan trọng hơn, phụ huynh cần trang bị kiến thức để thể chăm sóc và xử trí đúng cách các vấn đề sức khỏe của trẻ. Khi thấy việc xử trí tại nhà không đỡ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Uống thuốc hạ sốt cần lưu ý điều này để không làm tổn thương gan
Một trong những chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất được đưa vào cơ thể qua đường miệng bao gồm: thức ăn, rượu, thuốc, thảo dược...
Quá trình chuyển hóa và đào thải này thường diễn ra trong cơ thể và không gây hại cho gan. Thuốc uống trước khi được đưa ra tiêu dùng đều được kiểm nghiệm cẩn thận để đảm bảo không ảnh hưởng đến gan.
Mặc dù vậy, theo Hội gan mật Việt Nam, trong một số trường hợp, thuốc vẫn có thể gây hại gan. Hiếm gặp là các phản ứng dị ứng thuốc trên người.
Những người mắc bệnh về gan sẽ có nguy cơ tổn thương gan cao hơn khi dùng thuốc. Các thuốc được đánh giá có thể gây độc hại gan thường có cảnh báo khi sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể dựa trên điều này để tư vấn cho người bệnh.
Những tổn thương ở gan có thể gây nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan, điều trị bệnh lâu khỏi hoặc biến chứng xấu đi, sức khỏe giảm sút...Nhiễm độc gan có thể nặng hoặc nhẹ. Nhiễm độc gan trong một thời gian dài có thể gây xơ gan.
Những người mắc các loại bệnh gan nặng như xơ gan, cần đặc biệt thận trọng về các loại và liều lượng thuốc khi dùng. Mặc dù khả năng phân hủy và sử dụng thuốc của gan được bảo tồn ngay cả khi có bệnh gan nặng, nhưng có một số loại thuốc không nên sử dụng hoặc nên dùng với liều giảm khi dùng cho bệnh nhân xơ gan tiến triển.
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen (paracetamol). Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.
Acetaminophen, khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen cùng một lúc, hoặc dùng liều cao acetaminophen liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan.
Những người khỏe mạnh không nên dùng quá 1.000 mg acetaminophen mỗi liều và không nên dùng quá 3.000mg trong một ngày (tức là tối đa 1.000mg mỗi 8 giờ). Ngoài ra, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh dùng 3.000mg acetaminophen mỗi ngày kéo dài quá 3 đến 5 ngày.
Bệnh nhân mắc bệnh gan nên hạn chế lượng acetaminophen hàng ngày xuống 2.000mg mỗi ngày, hoặc thậm chí ít hơn nếu có bệnh gan nặng. Ngay cả khi bạn không có bệnh gan, hãy luôn sử dụng lượng acetaminophen nhỏ nhất cần thiết để giảm đau. Người bệnh luôn cần chú ý đọc nhãn của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng.
Nguyên tắc chung khi dùng thuốc để tránh tổn thương gan
- Nếu người bệnh đang dùng một số loại thuốc, hãy chắc chắn rằng các thành phần không giống nhau; tránh cho việc tình cờ sử dụng quá liều thuốc.
- Nếu người bệnh uống rượu tốt nhất là không dùng hoặc hạn chế sử dụng acetaminophen; không bao giờ dùng liều tối đa.
- Nếu đang mắc bệnh gan, hãy chắc chắn rằng, bác sĩ điều trị biết về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng bệnh gan của người bệnh.
- Nếu người bệnh bị bệnh gan tiến triển như xơ gan nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan trước khi bắt đầu dùng thuốc mới.
- Thay đổi lối sống lành mạnh như hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón...Nên uống nhiều nước, bổ sung đúng cách vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C... để giúp cho lá gan khỏe mạnh hơn.
Kỳ thi đặc biệt với muôn người... giấu mặt Diễn ra trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 mang những dấu ấn thật đặc biệt. Ở đó, chiếc khẩu trang luôn là vật bất ly thân của sỹ tử Hà Tĩnh trong nỗ lực phòng dịch để viết tiếp chặng đường khát vọng... Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong bối...