Tư lệnh Mỹ nhận trách nhiệm về lùm xùm quanh tàu sân bay hướng đến Triều Tiên
Tư lệnh hàng đầu của Mỹ tại Thái Bình Dương nhận toàn bộ trách nhiệm về một chuỗi sự kiện gây bối rối về hành trình của tàu sân bay Carl Vinson tới bán đảo Triều Tiên.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trong phiên điều trần hôm 26/4. Ảnh: Reuters
“Đó là lỗi của tôi khi gây bối rối”, New York Times dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, hôm 26/4 nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong phiên điều trần về các thách thức an ninh trong khu vực. “Tôi sẽ nhận mọi trách nhiệm về điều đó”.
Đô đốc Harris tháng này ra lệnh cho tàu Carl Vinson và ba tàu chiến khác hủy cập cảng tại Australia và “hướng về phía bắc” từ Singapore tới tây Thái Bình Dương. Một thông cáo báo chí được Hạm đội 3 của hải quân phát vào thời điểm không thích hợp, gây ấn tượng rằng tàu sân bay ngay lập tức hướng về phía bắc. Nhưng trên thực tế, nó đi tới phía nam để cùng hải quân Australia tham gia cuộc diễn tập bí mật, bị cắt ngắn ở Ấn Độ Dương, cách bán đảo Triều Tiên hơn 5.600 km về phía tây nam.
“Điều tôi đã không làm tốt là truyền đạt chưa đầy đủ với báo chí và truyền thông”, ông Harris đáp lại câu hỏi từ một hạ nghị sĩ. “Tất cả là lỗi của tôi”.
Video đang HOT
Truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như báo New York Times của Mỹ đưa tin lệnh của Đô đốc Harris là bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng đang trầm trọng hơn.
Chuỗi sự kiện gây bối rối, trong đó có lời giải thích có phần sai sót sau đó của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, mãi một tuần sau mới được hé lộ đầy đủ khi hải quân đăng ảnh tàu sân bay hướng về phía nam qua eo biển Sunda, nằm giữa các đảo Java và Sumatra.
Một chuỗi sai sót gây bất ngờ cho những lãnh đạo của Đô đốc Harris tại Lầu Năm Góc, khiến những đồng minh khó chịu, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump nói “một hạm đội” đang lao về phía cuộc khủng hoảng trước mắt.
Đến tuần này, tàu Carl Vinson cuối cùng cũng hướng về phía bắc và đang tập trận với hải quân Nhật Bản tại biển Philippines. Đô đốc Harris nói tàu sẽ tiếp tục hướng về phía bán đảo Triều Tiên nhưng không cho biết rõ thời điểm nó đến nơi. Các quan chức khác nói nhiều khả năng nó tới cuối tuần này.
Ông Harris cho hay các chiến đấu cơ trên tàu sân bay cần khoảng hai giờ để tới Triều Tiên từ vị trí hiện tại ở biển Philippines. Tàu Carl Vinson “đang trong tầm tấn công Triều Tiên, nếu được ra lệnh làm điều đó”, đô đốc nói.
Bất chấp những động thái căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Triều Tiên, các nhà phân tích an ninh quốc tế cho rằng Washington rất khó có thể phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng, bởi những hậu quả quá lớn mà hành động này để lại.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hệ thống THAAD ở Hàn Quốc vận hành 'trong vài ngày tới'
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris hôm qua tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà nước này đặt tại Hàn Quốc sẽ vận hành "trong vài ngày tới".
Bộ phận đánh chặn trong tổ hợp THAAD được chuyển tới căn cứ Osan, Hàn Quốc, đêm 6/3. Ảnh: Reuters
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD sẽ "đi vào vận hành trong vài ngày tới nhằm bảo vệ Hàn Quốc tốt hơn trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên", RT dẫn lời ông Harry Harris thông báo trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ miêu tả THAAD là một hệ thống phòng thủ "vô cùng quan trọng" góp phần "bảo vệ Hàn Quốc khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên".
Ông Harris đồng thời thêm rằng Washington có thể đánh bại bất cứ cuộc tấn công bằng tên lửa nào do Bình Nhưỡng thực hiện nhằm vào cụm tàu sân bay tấn công Mỹ đang triển khai ở khu vực.
Phát biểu trước các nhà lập pháp, đô đốc Harris cho biết ông không chia sẻ quan điểm cho rằng Triều Tiên sẽ không tấn công Mỹ. Theo ông, "điểm bùng phát" sẽ đến khi Bình Nhưỡng cảm thấy đủ khả năng đối chọi với Washington.
THAAD được cho là có thể ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên. Đêm 25/4, quân đội Mỹ bắt đầu triển khai hệ thống này tới vị trí ở khu vực phía đông nam Hàn Quốc. Người ta nhìn thấy 6 xe tải chuyên dụng chở những thiết bị chính trong hệ thống THAAD tiến vào huyện Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 250 km.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ - Nhật - Hàn họp bàn cách gây sức ép với Triều Tiên Các quan chức cấp cao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay gặp mặt để tìm cách tăng cường sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Các quan chức ngoại giao ba nước trong cuộc gặp hôm nay. Ảnh: Yonhap Cuộc gặp tại Tokyo diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại Triều Tiên...