Từ kẻ ngỗ ngược thành học giả Fulbright
“Câu chuyện của tôi bắt đầu từ khi là cậu học sinh lười biếng, ngỗ ngược. Tôi đã nuôi dưỡng giấc mơ du học đến khi cánh cửa đại học Mỹ mở ra với mình”, Nguyễn Bá Trường Giang viết.
Tôi sinh ra ở làng quê ngoại thành Hà Nội. Hồi nhỏ, tôi lười học, đến lớp không bao giờ nghe giảng, chỉ mang vở ra vẽ. Có lần, tôi trèo lên nóc nhà giám hiệu, phi máy bay giấy bay lượn. Tôi cứ thầm ước sau này cũng bay cao, bay xa, dù khi ấy học dốt.
Tuổi thơ ngỗ ngược
“Thôi con ạ, con học dốt thế này, suốt ngày lêu lổng, học võ, đánh nhau, tụ tập thì chẳng hy vọng gì đâu”, mẹ đã nói như vậy cách đây đúng 24 năm, khi tôi học lớp 9.
Nguyễn Bá Trường Giang tại lễ tốt nghiệp đại học.
May mắn đỗ vào cấp 3, tôi vẫn tiếp tục… đánh nhau, đốt pháo, nhiều lần bị đuổi học. Năm lớp 11, người bạn thân rủ tôi đi học tiếng Anh để bố cậu ta xin cho vào làm khách sạn. Cuộc đời cậu bé ngỗ ngược bắt đầu thay đổi từ đó.
Tôi và bạn đạp xe đến trung tâm tiếng Anh học giáo trình Streamline A. Hôm đầu vào lớp, nghe thầy nói tiếng Anh, tôi choáng lắm.
Bố mẹ rất vui vì 16 năm qua mới thấy con tôi học. Bố ra trường Sư phạm Ngoại ngữ mua cho băng cát-xét giáo trình Streamline A, B, C. Tôi nghe 1 tháng hết cả ba giáo trình. Chị tôi học trong Nam ra, mang cho cuốn từ điển bé xíu, tôi tra nát cả từ điển, đánh dấu nguệch ngoạc.
Học hết cấp 3, tôi thi đỗ hai trường đại học với điểm khá cao khiến người thân và bè bạn đều ngỡ ngàng. Ai cũng biết đến năm lớp 11, tiếng Anh của tôi chỉ 3.9, đến lớp 12 đã là 8.9.
Nuôi ước mơ du học
Tôi kể câu chuyện về hành trình vươn lên từ một cậu bé lười nhác, ngỗ ngược để nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nuôi dưỡng ước mơ, để bước tới cánh cửa du học. Các bạn trẻ hãy quyết tâm, thành công rồi sẽ đến.
Tốt nghiệp đại học, tôi làm giảng viên tiếng Anh và đi dịch kiếm tiền. Đây chính là thời gian tôi rèn luyện, tu dưỡng bản lĩnh để chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình.
Video đang HOT
Tôi học say mê, nghỉ hè cũng lao vào học. Khi tốt nghiệp, tôi đã có hơn 10 cuốn sổ đầy ắp từ mới. Chiếc cát-xét bố mua tặng đã bị gãy nút “tua” vì nghe quá nhiều.
Từ bé, tôi đã mơ thấy cánh cửa đại học Mỹ mở ra. Đến một ngày, có người chị gái thân thiết làm ở Đại sứ quán Mỹ, khuyên tôi xin học bổng Fulbright. Tôi cũng chẳng nghĩ mình đạt được, vì học bổng này rất giá trị. Tôi vẫn đăng ký và được gọi đi thi tiếng Anh. Với sở trường ngoại ngữ, tôi vượt qua các vòng thi tuyển thuận lợi.
Nguyễn Bá Trường Giang và nhóm Fulbrighter 2007 tại nhà Đại Sứ Michael W.Marine.
Bài luận của tôi nói về Việt Nam, về những khó khăn của thế hệ chúng tôi, tình hình chung của đất nước. Tôi thể hiện một niềm tin chắc chắn về tương lai của Việt Nam và kế hoạch tương lai của mình. Tôi hứa đi học về sẽ đóng góp hết lòng để phát triển đất nước. Quy định của Fulbright chỉ cho 800 chữ, nhưng tôi viết gần 2.000 chữ rồi kẹp vào hồ sơ.
Sau này, nhiều người nhờ tôi sửa giúp bài luận khi du học. Trong số đó, có người vào Đại học Harvard, Đại Học Luật Fordham, Michigan (Mỹ). Một em đỗ Đại học Oxford (Anh).
Trở thành học giả Fulbright
Đến vòng phỏng vấn xin học bổng, hai người phỏng vấn tôi, một người Mỹ và một người Việt, mặt mũi nghiêm trọng lắm. Có nhiều ứng viên gặp họ đã run, không biết bắt đầu thế nào. Tôi vào phòng, nhìn hai vị, cười tươi và chào họ. Không đợi họ hỏi, tôi bắt đầu câu chuyện ngay bằng câu hỏi xã giao: “Ông sang Việt Nam lâu chưa? Thời tiết oi bức quá, ông có quen không?”.
Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Vị giáo sư đó hỏi: “Trong bài, tôi thấy em viết câu này, em có quan điểm thế nào mà viết thế?”. Tôi trả lời: “Tôi xin đính chính là không viết như thế…”. Người đó mỉm cười.
Sau này tôi mới biết đó là thủ thuật để xem người đối diện có phải tác giả thực sự của bài viết không. Chúng tôi ngồi nói chuyện về kinh tế Việt Nam, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực…
Tôi giành học bổng Fulbright trong sự vui mừng của gia đình và bạn bè. Sau một năm chuẩn bị, tôi được nhận vào trường Cornell, một trong 8 đại học thuộc nhóm Ivy-League (Havard, Yale, Princeton, Cornell, Dartmouth, Brown, Colombia, Pennsylvania). Các trường này có chất lượng giáo dục rất tốt.
Nguyễn Bá Trường Giang là học giả Fulbright, tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại Học Cornell, New York và khoa Luật, Đại học Luật Boston, Mỹ.
Trường Giang từng giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa Anh – Mỹ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; làm cố vấn pháp luật cao cấp tại Hãng luật Baker & McKenzie; giám đốc pháp luật tại Tập đoàn Thiên Minh và hiện là chuyên gia cao cấp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Theo Zing
Nga, Biển Đông và luật chơi mới của phương Tây 2016
Những gì sẽ chờ đợi Nga và thế giới (trong đó có Biển Đông) trong năm 2016, hãy cùng xem các học giả Nga và Phương Tây dự báo. (Nguồn "Lenta.ru" 01/2016).
Để khách quan và có cái nhìn đa chiều, xin chia thành hai phần- phần của các học giả Nga và phần của các học giả Phương tây. Có thể có những dự báo trùng lặp nhưng người dịch vẫn giữ nguyên để tiện đối chiếu, mong bạn đọc thông cảm.
PHẦN MỘT: CỦA HỌC GIẢ NGA
Trong năm nay, Nga khó có thể trông chờ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Phương Tây. Nhưng cũng không loại trừ khả năng Nga vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu sẽ áp dụng các biện pháp gắt gao và cứng rắn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Nga và Liên minh do Mỹ đứng đầu sẽ tăng cường các đòn tấn công vào các mục tiêu của IS ở Iraq và Syria, nhưng sẽ không thể tiêu diệt tận gốc các phần tử cực đoan trong khu vực.
Đấy là các ý chính mà các chuyên gia Nga đưa ra khi dự báo những gì sẽ xảy ra trên thế giới trong năm 2016. Sau đây là những ý kiến chi tiết.
* * *
Aleksey Malashenko, chuyên gia Trung tâm Carnegie Moscow:
Aleksey Malashenko
Để đấu tranh với IS, có thể sẽ có một liên minh được thành lập với sự tham gia của Nga. Nhưng đấy sẽ là một cuộc "sinh nở nhọc nhằn". Và Liên minh này sẽ hiệu quả đến đâu - hiện vẫn chưa rõ.
Không ai có thể hình dung được tiến trình bình thường hóa tình hình ở Syria sẽ diễn ra như thế nào: hoặc là đất nước sẽ bị chia cắt (nhiều chuyến gia cho rằng Syria có thể bị chia thành từ 3 đến 10 khu vực), hoặc là xuất hiện một chính quyền mới, hoặc là cuộc nội chiến vẫn tiếp tục.
Trong năm nay sẽ có cái gì đó rõ ràng hơn xuất hiện. Vấn đề người Kurd sẽ không thể được giải quyết mà chỉ có thể trở nên căng thẳng hơn.
Dù có điều gì xảy ra với IS đi nữa thì bản thân vấn đề thành lập một Quốc gia Hồi giáo - (bản chất của vấn đề là các thế lực Hồi giáo cực đoan tìm kiếm một mô hình Hồi giáo mới thay thế để chống lại tiến trình toàn cầu hóa) vẫn còn nguyên đó. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng có một cái gì đó tương tự (như ở Syria, Iraq) sẽ xảy ra ở Lybia, Niegria, Afganistan trong năm nay.
Châu Âu sẽ tập trung nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn nạn di cư. Mặc dù chúng ta đang phải chứng kiến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) ở khắp mọi nơi, nhưng không thể xây hàng rào thép và rải dây thép gai được. Do IS ở Iraq và Syria bị trấn áp mạnh. Sẽ có nhiều các phần tử Hồi giáo cực đoan hơn xâm nhập vào EU, Trung Á và Nga.
* * *
Xergey Karaganov, Chủ tịch danh dự Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng:
Xergey Karatanov
Nhiều khả năng hơn cả là quan hệ (Nga) với Mỹ trong năm 2016 không có gì thay đổi. Nếu xét từ quan điểm chính sách đối ngoại thì nước Mỹ trước thềm bầu cử sẽ ở trong tình trạng "ngủ đông". Mối quan hệ (Nga) với các nước Phương Tây khác vẫn sẽ phức tạp và không có hy vọng được cải thiện.
Rất mong muốn mối quan hệ phối hợp hành đông với Trung Quốc phát triển mạnh như trong những năm gần đây. Trong những việc đã làm được, chúng ta (Nga và Trung Quốc) đã đạt được một số thỏa thuận như kết nối Vành đai kinh tế con đường tơ lụa với Liên minh Á- Âu, Nga chuyển sang hướng Đông, còn Trung Quốc sang hướng Tây.
Nhưng vào thời điểm này, rất tiếc là tôi chưa thấy tiến trình đưa "dự án vào cuộc sống" diễn ra một cách thực sự. Giới lãnh đạo Nga không có đủ thời gian và năng lượng để hoạt động một cách tích cực ở hướng Đông. Chúng ta đã không tận dựng các khả năng khi mối quan hệ với Phương Tây xấu đi. Mặc dù không loại trừ kịch bản sẽ có những bước đi nhất định nhằm thành lập một " Đại cộng đồng Á-Âu".
Điều quan trọng là trong năm nay Nga sẽ không can dự thái quá vào một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Cận Đông. Sự tham gia của Nga (vào cuộc chiến tranh này) đã mang lại những lợi ích nhất định , nhưng trong tương lai cần hạn chế mức độ tham gia của Nga . Không thể đạt được một lợi ích lớn trong tình huống này. Vụ tấn công Su-24 và giết hại phi công Nga - đấy là hậu quả tất yếu nếu tham gia vào những cuộc xung đột như vậy.
VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt
"Tên lửa của Iran không đe doạ Mỹ, chỉ để răn đe Saudi Arabia" Đó là nhận định của học giả Paul R. Pillar đến từ Viện Brookings được trình bày trên một trang blog của báo Lợi Ích quốc gia Mỹ. Cảnh phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Iran (ảnh tư liệu). Tên lửa của Iran không đe doạ Mỹ, chỉ để răn đe Saudi Arabia. Đó là nhận định của học giả Paul...