Tử huyệt ven biển của Trung Quốc: Khoảng cách phòng không
Những “lỗ hổng” dọc theo bờ biển của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng không quân Mỹ tiêu diệt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát radar và tên lửa đất -đối-không chủ yếu của Bắc Kinh. Mỹ phải tiêu diệt những “điểm chốt” này trước khi muốn tiếp tục cuộc tấn công nhằm vào các mối đe dọa quân sự khác của Trung Quốc.
Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Mỹ đã điều 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực này, vốn được cho là hành động thách thức tuyên bố của Bắc Kinh.
Một cựu quan chức không quân Mỹ cho rằng hành động trên của Lầu Năm Góc là một thông điệp răn đe gửi đến Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vì họ đã nhận ra điểm yếu của Bắc Kinh trong việc liên kết các hệ thống phòng không nước này.
Theo Mark Stokes, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Viện Dự án 2049, Trung Quốc hiện có 2 đơn vị độc lập kiểm soát hệ thống radar dọc theo vành đai bờ biển: Hải quân (PLAN) và Không quân (PLAAF) Trung Quốc.
Điểm yếu lớn nhất trong mạng lưới phòng không của Trung Quốc là khoảng giữa 2 đơn vị: Lữ đoàn Radar số 2 của PLAN ở thành phố Cangnan, tỉnh Chiết Giang và Lữ đoàn Radar số 4 của PLAAF ở thành phố Fuding, tỉnh Phúc Kiến, dọc theo ranh giới tỉnh Chiết Giang.
Tuyến đường 2 chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay vào ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Khoảng cách này chạy dọc theo tuyến phía nam ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Khu vực phòng không mới của Bắc Kinh là “một tuyến đường quân sự được xây dựng trên cát theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng”, Paul Giarra, người đứng đầu Trung tâm Dịch chuyển Chiến lược toàn cầu nhận định.
Theo chuyên gia quân sự Stokes, người từng là Tùy viên Không quân Mỹ tại Bắc Kinh trong những năm 1990 và sau này là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Trung Quốc, khe hở này là lối vào chính cho các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Mỹ nếu xảy ra một cuộc xung đột.
Những “lỗ hổng” dọc theo bờ biển của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng không quân Mỹ tiêu diệt các trung tâm chỉ huy và kiểm soát radar và tên lửa đất -đối-không chủ yếu của Bắc Kinh. Mỹ phải tiêu diệt những “điểm chốt” này trước khi muốn tiếp tục cuộc tấn công nhằm vào các mối đe dọa quân sự khác của Trung Quốc, chẳng hạn như các đơn vị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Ông Richard Fisher, chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự châu Á, tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược quốc tế nhận định về kết luận trên như sau: Ông Stokes đã xác định được cấu trúc của hệ thống giám sát trên không từ mặt đất và sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thiết lập ADIZ đầu tiên trên biển của Trung Quốc. “Tuy nhiên, Stokes không đi sâu vào nghiên cứu các loại radar và các khả năng mà sẽ cho phép tiếp cận những khoảng trống như vậy một cách tốt hơn”.
Chuyên gia Stokes nói thêm rằng lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của Trung Quốc cuối cùng sẽ được lấp đầy bởi những hệ thống radar hiện đại và sự triển khai “hệ thống giám sát trên không tự động mới” trong những năm tới. Vấn đề phức tạp hơn là Trung Quốc có kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông, điều này sẽ “thu hẹp không phận của Đài Loan”. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, nó cũng sẽ phản chiếu những điểm yếu giống như những gì Trung Quốc đã làm ở biển Hoa Đông.
Theo Báo Tin tức
Tiết lộ gây sốc về chiến đấu cơ tàng hình F-35
Cái gọi là chiến đấu cơ tàng hình F-35 trên thực tế đã không che mắt được radar của đối phương và đó quả là một tiết lộ gây sốc.
Theo Daily Mail, chiến đấu cơ tàng hình F-35 được thiết kế với chi phí rất lớn để bay vào không phận của đối phương và tấn công mục tiêu mà không bị radar phát hiện.
Khốn nỗi, loại máy bay chiến đấu tàng hình sẽ tiêu tốn 1,3 tỷ bảng của những người nộp thuế Anh lại "hiện nguyên hình" trước radar của Trung Quốc và Nga.
Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch mua 48 chiến đấu tàng hình F-35, với giá lên đến 100 triệu bảng mỗi chiếc.
Các chuyên gia quốc phòng Anh tiết lộ rằng các hệ thống radar của Nga và Trung Quốc có thể bắt chiến đấu cơ tàng hình F-35 "hiện nguyên hình".
Chuyên gia Elizabeth Quintana cho biết: "Hiện đã có một sự tiến hóa đáng kể của công nghệ radar và đó là điều đáng lo". Bà cho biết hệ thống phòng không của Nga có thể phát hiện F-35, trong khi radar được trang bị cho tàu khu trục Trung Quốc sẽ có độ phân giải cao hơn và chắc chắn sẽ phát hiện được máy bay tàng hình F-35.
Tàu sân bay mới lớp Nữ hoàng Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ đi vào phục vụ trong năm 2018 và được trang bị 48 chiếc F-35B.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cam kết mua 48 chiến đấu cơ tàng hình F-35B để sử dụng trên tàu sân bay mới lớp Nữ hoàng Elizabeth của Hải quân Hoàng gia, với chi phí lên tới 4,8 tỷ bảng.
Máy bay tàng hình sử dụng các bề mặt và các cạnh sắc nét để làm chệch hướng các tín hiệu radar và tránh bị phát hiện. Thế nhưng mối đe dọa mới đối với F-35 là hệ thống radar AESA (Active Electronically Scanned Array), hoạt động bằng cách phát ra sóng radio riêng rẽ trên các tần số khác nhau.
Bằng cách thay đổi nhanh chóng tần số, loại radar này khó bị máy bay đối phương đánh lừa. Trung Quốc đã tích hợp AESA vào hệ thống radar lắp cho tàu khu trục mới nhất của nước này. Hệ thống đó có thể phát hiện và định vị một máy bay chiến đấu tàng hình trong vòng 220 dặm.
Các chuyên gia quân sự khẳng định chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị "lộ nguyên hình" trước "kính chiếu yêu" của radar Nga và Trung Quốc
Các chuyến bay thử nghiệm cũng đã cho thấy vấn đề phần mềm máy tính và các vấn đề nổi cộm khi F-35 bay trong thời tiết xấu. Có những lo ngại rằng F-35 có thể phát nổ nếu bị sét đánh.
Có những lo ngại rằng F-35 có thể phát nổ nếu bị sét đánh.
Không có bình luận gì về những ý kiến chuyên gia nói trên, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố: "F-35 là máy bay phản lực chiến đấu tiên tiến nhất thế giới và sẽ được đưa vào biên chế của Hải quân và Không quân Hoàng gia từ năm 2018. F-35 có khả năng tàng hình chưa từng có và các loại cảm biến cũng như vũ khí cực kỳ tiên tiến. Máy bay được thiết kế đặc biệt để có thể liên tục cập nhật trong suốt thời gian phục vụ, đảm bảo cho nó luôn được tích hợp công nghệ mới chống lại các mối đe dọa đang và sắp nổi lên của đối phương".
Theo Đời sống pháp luật
Malaysia công bố báo cáo, MH370 vẫn bí ẩn Malaysia hôm 1/5 đã công bố báo cáo được mong đợi suốt một tuần qua về chuyến bay MH370. Tuy nhiên báo cáo không có manh mối mới nào giúp giải đáp bí ẩn MH370. Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein đã không được thông báo ngay về "đốm sáng" lạ trên màn hình radar quân sự. Báo cáo dài 5 trang...