Tự học để thành công
Chúng tôi gặp em Trần Nguyễn Minh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Kiến An, quận Kiến An (Hải Phòng) khi em vừa được trao thưởng giải nhất Cuộc thi Olympic Vật lý năm 2020.
Đây là một trong những cuộc thi thi Olympic ( Tiếng Nga, Toán học, Vật lý và Tin học) do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức, thu hút hơn 2.000 thí sinh trên toàn quốc tham gia. Sau các vòng thi đầy kịch tính, Trần Nguyễn Minh xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh để giành giải cao nhất môn Vật lý.
Minh tâm sự rằng: “Em may mắn có được môi trường học tập tốt, gia đình tạo điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng sở trường bản thân”. Bố Minh là giáo viên tiếng Anh Trường THPT An Lão, mẹ là giáo viên môn Địa lý ở Trường THPT Kiến An. Thế nên ngay từ bé, Minh được sống trong môi trường sư phạm, yêu thích đọc sách, say mê tìm hiểu kiến thức.
Lớp 5, Minh đã vinh dự đạt học sinh giỏi giải toán tuổi thơ, giải văn tuổi thơ của TP Hải Phòng. Ít ai biết rằng, cậu học sinh chuyên ban tự nhiên bây giờ lại là người yêu thích học môn Ngữ văn. Những trang văn gợi cho Minh nhiều điều thú vị. Điều đó em đã cảm nhận được qua những truyện ngắn, bài thơ, tản văn trên Báo Thiếu niên tiền phong hay nghe chương trình phát thanh thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nhưng sau này, Minh lại thành công khi tập trung vào học các môn Toán, Vât lý, Hóa học. Lớp 9, em dự thi và đoạt huy chương bạc cuộc thi học sinh giỏi quốc gia máy tính bỏ túi. Chúng tôi hỏi cả bố và mẹ là giáo viên nhưng không phải chuyên ngành em yêu thích thì có giúp đỡ được trong học tập không? Minh chia sẻ: “Bố mẹ tạo môi trường học tập là điều quý nhất rồi, ngoài ra trong từng thời điểm có định hướng và giới thiệu giáo viên để em theo học thôi. Còn lại cái chính vẫn là bản thân em tự học, tự tìm tòi, tích lũy kiến thức”.
Trần Nguyễn Minh nhận giải nhất Cuộc thi Olympic Vật lý năm 2020. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Minh kể về quá trình tự học của mình tuy say mê kiên trì nhưng không quá áp lực, không phải “lao tâm khổ tứ”. Sáng học ở trường, chiều và tối em tự học ở nhà. Đan xen vào thời khóa biểu học tập đó vẫn có thời gian thể thao, vui chơi. Với Minh kinh nghiệm trong tự học cốt là hiểu bản chất vấn đề, học ít nhưng chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất mới nhớ được lâu, không nên ôm đồm nhiều nội dung, học máy móc vừa mệt mỏi lại không hiệu quả.
Nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn đầy tự tin của Minh, tôi hỏi lại: “Phương pháp học đã tốt rồi nhưng còn kiến thức, nếu không đi học thêm ngoài trường liệu có đủ lượng kiến thức để thi không?”. Minh cho biết: “Hằng ngày em kết nối trực tuyến với các anh chị khóa trước và bạn bè cùng sở thích môn học.
Video đang HOT
Thông qua nhóm online trên facebook, em được anh chị, bạn bè trao đổi về tài liệu, đề thi, phương pháp học. Ngoài nội dung chính học ở thầy cô, em được người đi trước truyền thụ cho nhiều kinh nghiệm hay trong học tập, ôn luyện, thi cử. Thành công trong Cuộc thi Olympic Vật lý năm 2020 một phần cũng nhờ học tập nhóm online”.
Trở về sau cuộc thi, Minh nhận được học bổng du học toàn phần của Chính phủ Nga và được lựa chọn bất kỳ trường đại học nào ở nước Nga. Con đường phía trước đang rộng mở nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Tôi tin rằng với tinh thần tự học tập, đam mê sáng tạo, Trần Nguyễn Minh sẽ tiếp tục thành công trên hành trình chinh phục tri thức ở xứ sở bạch dương.
Học sinh tự đánh giá: Khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm, tự học
Bàn về đổi mới kiểm tra, đánh giá, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, nhấn mạnh đến việc HS tự đánh giá và cho rằng, đây là 1 cách khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm, tự học.
Giờ học Ngữ văn tại Trường THCS-THPT Ban Mai, Hà Nội.
- Theo ông, việc kiểm tra, đánh giá (với chương trình hiện hành) cần thay đổi như thế nào để có thể tiệm cận được với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai?
Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, và vì vậy việc kiểm tra đánh giá cũng cần phải thay đổi.
Cá nhân tôi thấy, mục tiêu cuối cùng của chương trình giáo dục là phải chuyển giao cho từng cá nhân học sinh "gánh nặng" của việc tự học để các em có kỹ năng học tập suốt đời.
Như vậy, các em phải được chủ động chọn lựa và tự chịu trách nhiệm về quá trình học của bản thân. Có nghĩa là các em tự đánh giá cùng giáo viên sẽ tốt hơn việc chỉ để giáo viên đánh giá. Vì kỹ năng tự đánh giá bản thân cũng là một cách khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm và tự học.
Cũng đừng biến sự đánh giá thành những tình huống gắn nhãn hay đe dọa học sinh vì nó sẽ không hiệu quả. Thậm chí tình huống càng mang tính đe dọa, càng xuất hiện áp lực phải gian lận để ứng phó.
Tại trường, học sinh cần được động viên bởi mong muốn thành công, khám phá, phát triển và nâng cao trình độ chứ không phải bởi nỗi lo sợ thất bại.
Nhà trường có thể áp dụng chủ trương "không qui trách nhiệm" đối với các sai sót, coi lỗi lầm là cái tất yếu và là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Có thể nghiên cứu để cho học sinh cũng được phép tự đánh giá về quá trình học của mình khi họ đã sẵn sàng hơn là cố định vào một thời điểm giáo viên yêu cầu. Và các em cần được tạo điều kiện dành thời gian để cải tiến công việc của mình nếu các em chưa đạt tiêu chuẩn đánh giá.
- Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Theo ông, những sửa đổi trong dự thảo đã đáp ứng được yêu cầu nêu ra ở trên?
Dự thảo đã có nhiều điểm mới tiên tiến để phù hợp với những nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới.
Có một số điểm tôi muốn nhấn mạnh. Thứ nhất, đã cân bằng và kết hợp giữa đánh giá định lượng (điểm số) và định tính (nhận xét).
Thứ hai, đã chuyển trọng tâm từ đánh giá đầu ra sang đánh giá quá trình.
Thứ ba, đa dạng hóa loại hình kiểm tra đánh giá như hỏi đáp, thuyết trình, viết ngắn, thực hành, sản phẩm học tập dựa trên một khung tiêu chí đánh giá nhất quán.
Thứ tư, việc đánh giá đã theo hướng toàn diện hơn, không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn xem xét cả khía cạnh thái độ và hành vi của cá nhân.
Thứ 5, quy định đánh giá mang tính chất động viên khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ.
Điều đó rất đúng với bản chất của việc đánh giá phải khuyến khích sự phát triển và hoàn thiện bản thân của học sinh.
- Bên cạnh những ưu điểm như nhận định ở trên, ông có góp ý gì thêm cho dự thảo này?
Tôi cho rằng, với quan điểm đánh giá toàn diện năng lực trên các khía cạnh nhận thức, thái độ tình cảm và hành động, coi trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm của cả hệ sinh thai bao quanh trẻ, nên cần nghiên cứu để có thêm sự tham gia của các bên liên quan tham gia đánh giá người học.
Trong đó có cả những quan sát và nhận xét từ gia đình, phụ huynh; từ bạn bè đồng trang lứa và quan trọng nhất là khả năng tự đánh giá của học sinh so với những yêu cầu đặt ra từ đó có kế hoạch cải thiện.
Người giáo viên phải nêu rõ mục tiêu, các phương pháp và tiêu chí đánh giá của môn học; biết thiết kế các bảng, hoạt động ghi nhận,... liên quan đến nội dung học tập của môn học; hiểu được một cách toàn diện giá trị học tập và thực hành, thái độ của học sinh; hiểu quan điểm và thái độ của học sinh với các sự kiện và vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Từ đó, cung cấp cho từng cá nhân học sinh những phản hồi rõ ràng trong quá trình các em tự đánh giá.
- Xin cảm ơn ông!
Western Sydney BBUS và triết lý lấy sinh viên làm trung tâm Được chuyển giao nội dung và phương pháp đào tạo cho Viện ISB (ĐH Kinh tế TP.HCM) từ 10 năm trước, chương trình Cử nhân kinh doanh Western Sydney BBUS hiện đang là lựa chọn hàng đầu của sinh viên chuyên ngành kinh tế - tài chính. Theo công bố của Viện ISB, 80% sinh viên (SV) tốt nghiệp từ chương trình này...