Tự chủ tuyển sinh ĐH 2020: Băn khoăn đo lường chất lượng
Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý phương án tổ chức thi THPT năm 2020 do Bộ GDĐT trình, nhiều trường ĐH đã có thông tin về phương thức tuyển sinh.
Dẫu thế, theo phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng, sẽ rất khó đo lường chất lượng đầu vào.
Kết quả thi THPT vẫn là một kênh để lựa chọn. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Các trường lo phương án tuyển sinh riêng
Cụ thể, ngay trong tối ngày 22/4 Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội đã họp bàn và công bố chính thức về phương án tuyển sinh ĐH năm 2020. Theo đó, 3 phương án tuyển sinh 2020 của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: Xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GDĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội; Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội; Xét tuyển hồ sơ thí sinh.
Video đang HOT
Bài thi của ĐH Quốc gia Hà Nội kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh gồm: Toán (90 phút); Bài viết luận (60 phút); Ngoại ngữ (60 phút) và KHTN hoặc KHXH (60 phút). Thời gian dự kiến tổ chức thi vào cuối tháng 7/2020. Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. Các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả 3 hoặc 4 hợp phần thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo.
Được biết, năm 2020 ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới. Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học; Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; Marketing, Nhật Bản học, Điều dưỡng, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học…
Trong khi đó, theo ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, dự kiến chiều thứ 6 ngày 24/4, Hội đồng hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung. Cuộc họp này do GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe kết nối. Tất cả những trường đào tạo khối ngành sức khỏe đều có danh sách được mời tham gia.
Ông Xuân cũng bày tỏ mong muốn của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là các trường khối ngành sức khỏe sẽ tổ chức một kỳ thi chung. Việc thi này được tổ chức ở nhiều cụm khác nhau và các trường lấy điểm để xét tuyển giống như trước đây từng làm với các kỳ thi do Bộ GDĐT chủ trì. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng trước, sau đó tham gia dự thi và xét tuyển. Còn trong trường hợp kỳ thi chung không được tổ chức, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch hiện đang làm phần mềm tích hợp để tính phương án tuyển sinh.
Kết quả thi THPT vẫn là một kênh để lựa chọn
Chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Hải Ninh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược Hải Phòng cho biết, đến thời điểm này, trường chưa thể đưa ra quyết định chính thức cuối cùng về phương án tuyển sinh năm 2020. Trong tuần này, ĐH Y dược Hải Phòng cùng các trường ĐH khác khối ngành sức khỏe sẽ cùng ngồi lại để thống nhất phương án tuyển sinh ra sao. Nếu làm đơn phương sẽ không có hiệu quả, nên cần sự liên kết giữa các trường trong cùng ngành.
Cũng theo TS Nguyễn Hải Ninh, trường ĐH Y dược Hải Phòng cũng đang xem xét đến phương án vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển. Bởi cho dù đề thi năm nay có thể giảm độ khó, nhưng nếu vẫn đảm bảo khó ở mức tương đối, có tính phân loại sinh viên khá giỏi, thì trường vẫn có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển. Nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng, sẽ rất khó đo lường chất lượng, độ khó đề thi. Trong khi các thí sinh đã ôn luyện theo phương án thi THPT quốc gia, như vậy các em sẽ lúng túng khi xoay chuyển.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng vừa thông báo không thi riêng như dự tính mà sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển ĐH chính quy. Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, dù có nhiều biến động khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhưng trường vẫn cố gắng giữ ổn định đến mức cao nhất về phương thức tuyển sinh để thí sinh yên tâm học và thi. Trong ngày 23/4, trường tổ chức thông báo trực tuyến về kế hoạch xét tuyển cụ thể đến thí sinh và phụ huynh.
Ông Triệu cho rằng, các trường hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH. Kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng. Việc các trường tổ chức thi riêng không giải quyết được nhiều vấn đề.
Dung Hòa
Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển đại học
Năm 2020, ngoài phương thức xét tuyển dựa trên kết quả THPT Quốc gia và xét tuyển thẳng, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội còn tổ chức kỳ thi riêng.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 phương thức tuyển sinh với khoảng 6.800 chỉ tiêu, 58 mã xét tuyển thuộc các ngành và chương trình đào tạo: Giữ ổn định phương thức tuyển thẳng như năm 2019 với xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT (đối với thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, đoạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT Quốc gia hoặc cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia, quốc tế); Xét tuyển thẳng vào các Chương trình đào tạo quốc tế (đối với thí sinh có chứng chỉ A-Level, SAT, ACT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường); Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020 (có ưu tiên xét tuyển và cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh không sử dụng quyền được tuyển thẳng và các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế).
Điểm mới xét tuyển năm 2020 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, tiến hành song song, độc lập với các phương thức còn lại.
PGS Huỳnh Quyết Thắng - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, kỳ thi riêng do trường tổ chức sẽ mở thêm cơ hội cho thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp theo học trình độ đại học chính quy của trường, nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Thí sinh là học sinh THPT trên toàn quốc dự vòng sơ tuyển theo kết quả học tập tại bậc phổ thông trung học, sau đó làm bài thi được thiết kế phù hợp trình độ THPT, có tính phân loại. Mục tiêu bài thi nhằm kiểm tra kiến thức, năng lực của học sinh cần có để theo học tại Đại học Bách khoa. Thời điểm tổ chức: dự kiến trong khoảng thời gian từ 20/7 đến 26/7/2020. Thời lượng bài thi: dự kiến 180 phút. Thí sinh được ưu tiên cộng điểm nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Lưu Ly
Trường ĐH Luật TPHCM bỏ thi đánh giá năng lực: Mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh Năm 2020, Trường ĐH Luật TP HCM không tiến hành tổ chức thi đánh giá năng lực như các năm trước. Như vậy, sau 4 năm tổ chức, nhà trường quay lại với 2 phương thức tuyển sinh chính là xét tuyển thẳng và dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh INT PGS.TS Trần Hoàng Hải - Phó Hiệu trưởng...