Tự chủ tùy thuộc vào năng lực của từng trường
Tự chủ đại học là vấn đề xuyên suốt của toàn bộ dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Góp ý về điều khoản liên quan đến tự chủ nhiều ý kiến cho rằng: “Dự thảo cần ghi rõ giao quyền tự chủ và hạn chế quyền tự chủ ở trường đại học”.
Cần nêu rõ quyền tự chủ!
Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến về các điều khoản liên quan đến tự chủ đại học qui định trong dự thảo 2. GS. Đặng Hữu – nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, cho rằng quyền tự chủ của trường có ngay từ lúc nó được thành lập và cho phép hoạt động, không cần điều kiện nào khác.
GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội không đồng tình với việc ghi rõ trong dự thảo luật giao quyền tự chủ cho các trường đại học trọng điểm và hạn chế quyền tự chủ một số đại học khác.
GS. Thuyết đã nêu rõ quan điểm: “Giao quyền tự chủ vĩnh viễn, hạn chế quyền tự chủ vĩnh viễn như vậy là không công bằng và không hợp lý”. Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội cũng đề nghị không nên ghi rõ trong dự thảo luật trường nào được quyền tự chủ, trường nào không được mà nêu ra các tiêu chí để giao quyền tự chủ. GS. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ cho rằng cần tạo hành lang pháp lý, công khai minh bạch để các trường dựa vào đó hoạt động.
Tiếp thu ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, dự thảo 3 lần này đã qui định rõ: “Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt đông chủ yêu trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quôc tê, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, bảo đảm chất lượng GDĐH. Cơ sở GDĐH được tự chủ trong những hoạt đông khác phù hợp với năng lực thực hiên quyên tự chủ và kêt quả kiêm định chât lượng giáo dục của nhà trường. Cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị hạn chế quyền tự chủ, đình chỉ hoạt động đào tạo hoặc giải thể nhà trường”.
Giao quyền tự chủ, nhiều trường đại học sẽ được tự quyết định phương án tuyển sinh.
Tùy thuộc vào năng lực của từng trường để giao quyền tự chủ
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga – phó trưởng ban soạn thảo dự thảo Luật GDĐH cho hay, theo dự thảo này, trong đào tạo, các trường được tự chủ phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng nghề nghiệp bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. Cơ sở GDĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Cơ sở GDĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh là thi tuyển, xét tuyên hoặc kêt hợp giữa thi tuyên và xét tuyên và chịu trách nhiệm về công tác tuyên sinh. Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiêm trong viêc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình đô cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Thủ trưởng cơ sở GDĐH tô chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyêt giáo trình GDĐH đê sử dụng làm tài liêu giảng dạy, học tâp trong cơ sở GDĐH trên cơ sở thâm định của Hôi đông thâm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở GDĐH thành lâp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của GDĐH quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ quy định các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình GDĐH.
Cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào tạo đối với mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo theo niên chế hoặc học chế tín chỉ. Cơ sở GDĐH in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định mẫu văn bằng GDĐH viêc in, quản lý, cấp phát, thu hôi, hủy bỏ văn bằng GDĐH quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở GDĐH Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở GDĐH nước ngoài quy định trách nhiệm của cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng GDĐH tại Việt Nam ký hiệp định tương đương và công nhận văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng GDĐH do nước ngoài cấp.
Như vậy trong dự thảo 3 của Luật GDĐH, tự chủ được xem là thuộc tính của cơ sở GDĐH. Khi cơ sở được phép hoạt động thì có đầy đủ các quyền đã được qui định cụ thể trong dự thảo luật. Điều này khác biệt cơ bản so với dự thảo 2, trong đó qui định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH được cơ quan quản lý Nhà nước giao tùy thuộc vào năng lực thực hiện quyền tự chủ.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
"Quyền tự chủ không phải là phần thưởng"
"Không nên coi quyền tự chủ giống như một phần thưởng, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì... cắt thưởng. Phải quan niệm rõ ràng, nếu trường đại học nào có đủ các quyết định thành lập thì đương nhiên có quyền tự chủ" - đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng phát biểu.
Dự án luật Giáo dục đại học (GDĐH) một lần nữa được đưa ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trong phiên họp toàn thể ngày 25/5. Vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường đại học, kiểm định chất lượng giáo dục, phân tầng đại học... là những nội dung vẫn có nhiều tranh luận trái chiều.
Tự chủ không hậu kiểm, hậu quả khó lường
Điểm mới được ghi nhận trong dự luật là quy định cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật khi thực hiện quyền tự chủ, thì tùy thuộc mức độ, bị hạn chế quyền tự chủ, đình chỉ hoạt động đào tạo hoặc giải thể.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng: "Quyền tự chủ không phải là một phần thưởng dành cho các trường".
Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) "gật đầu" với quan điểm này khi dẫn chứng, trong số 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, nhiều trường có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên... không đồng đều về quy mô, chất lượng.
"Giao quyền tự chủ cho các trường nhưng phải có lộ trình vì hầu hết các trường chưa đủ khả năng kiểm soát để giao tất cả. Và có giao thì đồng thời cũng phải tiến hành thu quyền tự chủ nếu các trường vi phạm" - vị Phó GĐ Sở GD-ĐT đề nghị quy định quyền tự chủ hạn chế vì nếu trường nào cũng tự chủ sẽ khó kiểm soát chất lượng GDĐH.
Bà Hải cũng hoan nghênh ngành giáo dục vừa qua đã kiên quyết đình chỉ tuyển sinh đối với một số trường. Tuy nhiên, điều đó cho thấy nếu giao quyền tự chủ mà không hậu kiểm thì hậu quả rất lớn.
Tán thành lập luận này, đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) đề nghị bổ sung quy định Bộ GD-ĐT có trách nhiệm duyệt chỉ tiêu tuyển sinh và chương trình, giáo trình mà các trường biên soạn, đặc biệt chú ý các trường đại học địa phương, đại học tư thục.
Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng không nên coi quyền tự chủ giống như một phần thưởng, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì cắt thưởng. Phải quan niệm rõ ràng, nếu trường đại học nào có đủ các quyết định thành lập thì đương nhiên có quyền tự chủ.
"Đại học Quốc gia mặc áo quá chật"
Xung quanh đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia thành Viện đại học, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của UB Thường vụ nêu quan điểm, mặc dù có cơ cấu đa lĩnh vực, tổ chức theo hai cấp giống nhau song Đại học Quốc gia có vị thế đặc biệt mang tầm quốc gia, có sứ mạng đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao ngang tầm khu vực, tiến tới đạt chuẩn mực quốc tế, với vai trò là đầu tàu đổi mới của hệ thống GDĐH Việt Nam. Trong khi đại học vùng là cơ sở GDĐH trọng điểm có vai trò then chốt đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cho một vùng kinh tế - xã hội với địa vị pháp lý tương ứng. Do đó, việc phân biệt các đại học và Đại học Quốc gia là cần thiết để có chính sách đầu tư và cơ chế quản lý phù hợp.
Dự luật vì vậy có thêm quy định khái quát đặc thù về địa vị pháp lý và sự phân công trách nhiệm giữa Đại học Quốc gia với các trường đại học thành viên trong hoạt động đào tạo. Trong khi những vấn đề khác được lồng ghép vào các quy định chung với các đại học vùng và cơ sở GDĐH khác.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 100 năm lịch sử.
Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng cho rằng nên để Đại học Quốc gia vì tên gọi này gắn liền với truyền thống, thương hiệu một thế kỷ qua, với vai trò đặc biệt tiêu biểu cho giáo dục Việt Nam, với sứ mạng của đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao, đặc biệt nổi trội vai trò đi đầu tiên phong đổi mới của GDĐH quốc gia.
Sự tiên phong đi đầu đó trong đổi mới có cả thành công và không thành công, sẽ có lĩnh vực được chấp nhận và chưa được chấp nhận. Do đó cần có chính sách, cơ chế quản lý đầu tư phù hợp và phải có Đại học Quốc gia để phân biệt với các đại học khác làm nhiệm vụ ấy.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) phân tích, tư tưởng xây dựng Đại học Quốc gia có ngay từ những ngày đầu đất nước độc lập. Tên gọi này cũng qua trải nghiệm hơn 2 thập kỷ, dù còn nhiều hạn chế.
"Những hạn chế là vì nó mặc áo quá chật, vì chúng ta chưa có luật điều chỉnh bảo đảm cho nó có thể phát triển một cách tốt hơn. Phân tích sâu, phải chăng Đại học quốc gia là một sự ban phát - một hệ lụy rất lớn mà ta gọi là quan hệ xin cho. Điều quan trọng bây giờ là phải tạo ra mặt bằng của sự công bằng và hạn chế xin cho với loại hình trường" - ông Quốc kỳ vọng, luật GDĐH lần này sẽ đảm nhiệm được trọng trách đó.
Giải trình thêm vấn đề, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận diễn giải quy định về hoạt động của Đại học Quốc gia và ba đại học hai cấp hiện đã bộc lộ bất cập sau 10 năm triển khai. Bộ đang tổ chức xây dựng hệ thống quy định mới để Đại học Quốc gia thực hiện tính tự chủ.
P.Thảo
Theo dân trí
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình Góp ý Dự thảo luật giáo dục đại học, PGS.TS. Lê Kim Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, cho rằng để thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình. Theo PGS.TS. Lê Kim Hùng cho biết: "Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, nhất...