Tự chủ tài chính là giải pháp “cởi trói” cho đại học

Theo dõi VGT trên

Nhận định giáo dục đại học Việt Nam còn nhiều bất cập, “ rào cản” về cơ chế, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chế độ giảng viên… GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp) cho rằng trao quyền tự chủ tài chính là giải pháp hữu hiệu “cởi trói” cho các trường ĐH.

Theo GS Nguyễn Tiến Dũng, muốn có một nền giáo dục đại học phát triển thì bắt buộc phải có sự đầu tư cho khoa học tương xứng. Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiện tại, Việt Nam mới chỉ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở mức rất thấp (0,2%) và để thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp, GS Dũng cho rằng Việt Nam cần phải tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D, hay cũng chính là tăng đầu tư cho giáo dục đại học, lên gấp nhiều lần.

Tự chủ tài chính là giải pháp cởi trói cho đại học - Hình 1

GS. Nguyễn Tiến Dũng

Bên cạnh việc tăng đầu tư cho khoa học, GS Dũng cũng nhấn mạnh một điều tối quan trọng để giáo dục đại học Việt Nam phát triển là cải thiện chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, thành phần nòng cốt của đại học. Tuy nhiên, do những bất cập về cơ chế nên hiện phần lớn các trường đại học ở ViệtNam chưa thể có chế độ tương xứng với giảng viên, nghiên cứu viên. Bởi vậy, việc trao quyền tự chủ tài chính cũng như các quyền tự chủ khác sẽ giúp “cởi trói” về mặt cơ chế cho các trường đại học, là cơ sở để đại học Việt Nam phát triển.

Sức bật của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư cho khoa học

Các nước có sức bật mạnh nhất về kinh tế chính là những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất cho nghiên cứu và phát triển. Ví dụ điển hình là Hàn Quốc. Chỉ trong mấy chục năm, Hàn Quốc từ một nước nghèo biến chuyển hoàn toàn thành một nước công nghiệp hiện đại, cạnh tranh thắng cả Mỹ, Nhật về nhiều mặt công nghệ.

Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Hàn Quốc là hơn 3% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới. Những cường quốc mới như Trung Quốc cũng đang tăng rất nhanh tỷ lệ đầu tư cho R&D. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ đầu tư được có 0.2% GDP cho R&D, là con số quá thấp so với tham vọng trở thành nước công nghiệp. Nếu như cứ mỗi năm Việt Nam tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D lên thêm 30% so với năm trước, thì phải sau 10 năm nữa tỷ lệ đầu tư cho R&D mới đạt được đến mức 2%GDP.

Các đại học vừa là các trung tâm đào tạo nhưng cũng vừa có chức năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Bởi vậy, tăng đầu tư cho đại học cũng chính là tăng đầu tư cho R&D.

Chất lượng cao đi đôi với giá thành cao

“Chất lượng quốc tế nhưng giá thành bằng 1/10 quốc tế” là chuyện viển vông. Để đạt đẳng cấp quốc tế, thì đại học cũng cần được đầu tư ngang tầm quốc tế, và các Giáo sư phải được trả lương tương đối cạnh tranh so với quốc tế, chứ không phải chỉ bằng 1/5 hay 1/10 quốc tế.

Video đang HOT

Kể cả với chất lượng còn khiêm tốn hiện tại ở Việt Nam, việc tính giá thành ở đại học vẫn quá thấp so với giá trị thực sự mà đại học đang mang lại cho xã hội. Việc tính quá thấp đó (ví dụ như tính giá thành của các giờ giảng bài quá thấp) làm giảm giá trị của đại học trong nền kinh tế, và làm cho đại học không nhận được mức đầu tư cần nhận được để “nuôi nấng” và phát triển.

Tự chủ tài chính là giải pháp cởi trói cho đại học - Hình 2

Giáo dục đại học Việt Nam đang “vướng” nhiều rào cản về cơ chế để phát triển

Học phí cần được tính hợp lý

Vẫn theo nguyên tắc “tiền nào của đấy”, nếu tính mức chi phí hàng năm trên đầu sinh viên quá thấp, thì đại học sẽ không có kinh phí để trang bị cơ sở vật chất tốt và trả lương xứng đáng cho giảng viên. Bởi vậy cần tính mức chi phí cho hợp lý. Đối với sinh viên hoàn toàn tự túc, thì phải trả học phí tương xứng với mức chi phí đó.

Còn tất nhiên, đại học có thể có các loại học bổng một phần, toàn phần, kèm tiền sinh hoạt phí, v.v. đối với các đối tượng sinh viên đáng được ưu tiên khác nhau để khuyến học và đảm bảo công bằng xã hội. Nhưng những khoản học bổng đó phải được bù lại từ các nguồn ngân sách khác (nhà nước, doanh nghiệp, quĩ từ thiện của cựu sinh viên, v.v.) thì mới đảm bảo cho đại học có đủ tiền để phát triển và đảm bảo chất lượng.

Tự chủ tài chính là giải pháp “cởi trói” cho đại học

Trong tình hình hiện tại của Việt Nam, tự chủ tài chính là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống lãng phí, tham nhũng, và thực hiện chế độ với giảng viên được tốt hơn. Một số đại học đang thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính, đã trả lương được cao hơn cho các giảng viên so với các đại học không tự chủ về tài chính, ngay cả khi những trường này thu được tiền (kể cả tiền học phí và tiền từ ngân sách nhà nước) tính trên đầu sinh viên ít hơn ở các đại học không tự chủ tài chính.

Trả lương thấp cho giảng viên không phải là tiết kiệm mà là lãng phí

Hiện tại thu nhập trung bình của các giảng viên ở Việt Nam mới chỉ xứng bằng 1/3 công suất lao động của họ, tức là họ đáng nhẽ phải có thu nhập cao gấp 3 hiện tại mới xứng với công việc của họ. Việc trả lương thấp này, không những chỉ là một sự bất công lớn với ngành đại học so với nhiều ngành khác (khi mà chẳng hạn thu nhập củagiáo sư không bằng thu nhập của một số kỹ sư hay thạc sĩ mới ra trường), mà còn tạo nên sự lãng phí vô cùng to lớn về tiềm năng của ngành đại học: trung bình các giảng viên đại học bị lãng phí trên 50% tiềm năng công suất lao động của mình vì thiếu điều kiện làm việc và quá mất thời giờ vào chuyện cơm áo gạo tiền. Đồng thời, việc trả lương thấp này gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, và không khuyến khích được thế hệ trẻ đi theo khoa học.

Các đại học có ích nhất cho xã hội là các đại học phi lợi nhuận

Ngay ở các nước phát triển, các đại học lớn nhất đều phi lợi nhuận, dù là đại học công như UC Berlekey hay đại học tư như Yale. Các đại học đó đem lại lợi ích chung rất lớn cho xã hội, lợi ích mà chúng mang lại lớn hơn nhiều lần so với tiền của mà xã hội đầu tư vào chúng. Còn các đại học vị lợi nhuận chỉ phục vụ một mảng thị trường nào đó, với mục đích hàng đầu là đem lại lợi nhuận cho các cổ đông chứ không phải là cho toàn xã hội. Bởi vậy, tự chủ tài chính không có nghĩa là biến đại học thành công ty cổ phần để phục vụ lợi ích của cá nhân hay nhóm lợi ích.

GS. Nguyễn Tiến Dũng

Mạnh Hải (Lược ghi)

Theo dân trí

SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh

Theo GS.TS Đinh Quang Báo, sách giáo khoa (SGK) hiện nay còn bất cập so với những gì mà thời gian tới chúng ta sẽ làm. Hiện nay, SKG chưa tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học theo hướng "tích hợp".

Sau khi kết thúc hội thảo quốc tế "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam" do Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch phối hợp tổ chức, GS. TS. Đinh Quang Báo - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người được Bộ GD-ĐT cử làm Ban thường trực đề án đổi mới chương trình, SGK khẳng định: "Các chuyên gia Đan Mạch đã cho chúng ta một cách nhìn khác về đổi mới giáo dục".

SGK chỉ là một yếu tố để thực hiện chương trình

Theo GS Đinh Quang Báo, hiện nay dư luận hiện có ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) có nhiều bất cập nhưng ở đây chúng ta phải xác định cho rõ là bất cập ở những điểm nào. Về mặt nội dung khoa học thì SGK nó có thể những sai sót nhỏ ở chỗ này chỗ kia, đây không phải là vấn đề quá lớn. Mấu chốt ở đây là SGK phải đổi mới cho phù hợp với quan điểm chỉ đạo của chương trình. SGK chỉ là cái thể hiện, là 1 yếu tố để thực hiện chương trình chứ SGK không phải là tất cả.

SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh - Hình 1

Giáo viên vẫn là "vai diễn" chính trong việc đổi mới giáo dục

Với cách nghĩ như vậy, SGK hiện nay còn bất cập so với những gì mà thời gian tới chúng ta sẽ làm. Hiện nay, SKG chưa tạo thuận lợi cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) dạy và học theo hướng "tích hợp". Đây là điều mà thời gian sắp tới cần phải đổi mới một cách rất căn bản.Từ việc xác định thành phần, cơ cấu nội dung, cách cấu trúc nội dung của SGK, việc thể hiện tích hợp giữa các SGK gồm các môn học khác nhau, ví dụ SGK môn khoa học tự nhiên gồm Lý, Hóa, Sinh thì việc thể hiện từng lĩnh vực chuyên ngành và việc khớp nối giữa các lĩnh vực đó với nhau.

"Hiện nay cũng có ý kiến cho rằng chương trình quá nặng thậm chí là dùng từ quá tải nhưng theo quan điểm của tôi thì cần phải nhìn nhận là thể là do nó hơi nặng về những điều không thật sự cần thiết, những điều rất cần thiết lại thiếu, không cân đối giữa các điều ấy thì đúng hơn. Khi chúng ta dạy những điều không cần thiết, không tập trung vào những trọng số thì lúc đó trở nên quá tải. Nếu theo yêu cầu để phát triển năng lực HS thì tôi cho là SGK của chúng ta so với các nước không phải là quá tải" - GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh.

Cũng theo GS Báo, hội thảo lần này có cách tổ chức nội dung logic, các chuyên gia làm việc một thẳng thắn và có nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Đầu tiên các chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm của các nước, những vấn đề về lí luận, xu hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của thế giới. Từ đó xác định mục tiêu của con người thời đại mới, các nhóm như Toán, Khoa học xã hội, Mỹ thuật..., sẽ tự xác định lấy mục tiêu của mình.

Hội thảo lần này cũng cho chúng ta một nhận thức rằng, chương trình, SGK chỉ là một yếu tố "tĩnh". Thay đổi chương trình, SGK có thể là khó nhưng không khó bằng việc sau này "kịch bản" đó diễn ra như thế nào để mang lại hiệu quả, đây là một vấn đề khá nan giải. Trong tương lai, SGK sẽ như là kịch bản mang yếu tố kiến tạo và có hướng mở. Kết quả dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chủ động của GV. Vai diễn GV quyết định đến sự tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS.

Cần đánh giá giáo viên theo hướng mới

Trong bài trình bày bản thu hoạch kết thúc hội thảo, GS Đinh Quang Báo chia sẻ, hiện nay cách đánh giá GV của chúng ta là chưa hợp lý.Đánh giá GV của ta xưa nay là nhìn vào GV thao tác để đánh giá GV, do đó người đánh giá ngồi bên dưới lớp nhìn GVthao tác trên bảng dẫn đến bị co cụm. Nhưng đối với nước ngoài thì ghế ngồi đánh giá lại ở trên cùng bởi họ không quá chú trọng nhìn vào thao tác của GV mà lại tập trung quan sát vào sự chuyển biến của từng học trò, từ diễn biến tâm lý cho đến kết quả học tập. Đánh giá GV phải nhìn vào sản phẩm mà họ tác động vào.

"Vấn đề này đã được các chuyên gia trao đổi khá sâu ở hội thảo lần này và chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề sâu sắc mà Việt Nam cần phải học hỏi" - GS Báo trình bày quan điểm.

Cũng theo GS Báo thì ngay như bản thân cách làm hiện nay là lấy ý kiến đánh giá của HS về GV cũng cần phải thay đổi. Ở đây không nên nhìn nhận là HS đánh giá GV đó tốt hay không tốt mà cần đặt ra vấn đề mình chuyển biến như thế có thỏa mãn hay không. Họ phải tự đánh giá được là với sự tác động của GV thì được chuyển biến như thế nào? Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm trong việc bồi dưỡng, đào tạo GV trong thời gian tới.

S.H

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Hoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờHoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờ
06:52:12 22/12/2024
Chị Đẹp gây sốt với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh", có kỹ thuật hát bằng tóc không ai làm lạiChị Đẹp gây sốt với nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh", có kỹ thuật hát bằng tóc không ai làm lại
06:59:20 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Về thăm quê, bố mẹ chồng bỗng tuyên bố sẽ giao hết tài sản cho vợ chồng tôi nhưng điều kiện kèm theo khiến tôi chẳng muốn nhận

Về thăm quê, bố mẹ chồng bỗng tuyên bố sẽ giao hết tài sản cho vợ chồng tôi nhưng điều kiện kèm theo khiến tôi chẳng muốn nhận

Góc tâm tình

09:43:52 22/12/2024
Phải chấp nhận đánh đổi chứ? Làm sao mong cầu toàn mọi thứ được. Vợ chồng tôi không sống chung với bố mẹ chồng. Ông bà chỉ có mỗi chồng tôi là con trai, còn một đứa em gái thì lấy chồng xa.
Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Netizen

09:30:25 22/12/2024
Khi tham gia Olympia, các thí sinh có thể là những đối thủ quyết liệt trên sân khấu, cùng tranh tài qua từng câu hỏi đầy thử thách.
Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Tin nổi bật

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Khám phá New York mùa Giáng sinh

Khám phá New York mùa Giáng sinh

Du lịch

09:15:40 22/12/2024
New York là một trong những thành phố sầm uất nhất Hoa Kỳ. Đây được coi là thủ đô của thế giới nhờ sức ảnh hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Thế giới

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Ẩm thực

09:10:10 22/12/2024
Món gà Tây nướng này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa và ấm cúng hơn rất nhiều. Hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tv show

08:29:13 22/12/2024
Tóc Tiên tiếp tục là chị đẹp nổi bật nhất công diễn 4 Chị đẹp đạp gió 2024 , cô có chiến thắng cách biệt trước Thiều Bảo Trâm và giành lấy 2.200 điểm hoa sóng.
SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

Hậu trường phim

08:26:46 22/12/2024
Giành hai giải thưởng lớn nhưng thực tế Park Shin Hye lại thua đau trước Jang Nara ở bảng đề cử cho chiếc cúp Daesang danh giá.
Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Sức khỏe

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

07:13:45 22/12/2024
Ở demo gốc, Hào Quang có giai điệu khá... ngang, cùng yêu cầu kết hợp vũ đạo đương đại đã khiến các Anh Trai nhăn mặt .
Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Lạ vui

07:09:27 22/12/2024
Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.