Tự chủ đại học: Không gỡ vướng, ai dám tiên phong?

Theo dõi VGT trên

So với các nước phát triển, tự chủ đại học (ĐH) của Việt Nam mới đang ở mức sơ khai. Do đó, cùng với việc được Luật hoá, tự chủ giáo dục ĐH cần có sự tháo gỡ đồng bộ từ các quy định khác để không có những bài học đau lòng.

Tự chủ đại học: Không gỡ vướng, ai dám tiên phong? - Hình 1

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông vừa tổ chức tọa đàm khoa học “Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục ĐH Việt Nam” với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong giáo dục.

TS.Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng nói đến tự chủ ĐH là nói đến tự chủ học thuật, nhân sự, tài chính. Tuy nhiên, theo ông, tự chủ học thuật là chính, từ đó dẫn dắt các tự chủ khác.

TS. Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh, giáo dục ĐH Việt Nam chỉ thực hiện được tự chủ khi Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất. Ông cho rằng nếu thực hiện tự chủ mà vẫn phải thực hiện mọi quy định như khi chưa tự chủ thì chẳng khác nào không khác gì nhau.

Từ góc độ chuyên gia, TS. Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam khẳng định, nếu không có Hội đồng trường đích thực thì không có tự chủ ĐH và khi đó chủ trương của Đảng, Nhà nước không thực hiện được.

Ông Lê Viết Khuyến cho hay, muốn tự chủ ĐH được thì hệ thống văn bản pháp luật phải đồng bộ. Hiện nay, Luật Giáo dục ĐH và Nghị định hướng dẫn dưới Luật là một bước tiến trong hệ thống văn bản về tinh thần về tự chủ ĐH, đổi mới tuy nhiên các luật khác như Luật Đầu tư công, Luật Công chức, Luật Viên chức… vẫn chưa thể hiện được tinh thần này.

Còn theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, đối với 35 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ đã có 31 cơ sở thành lập Hội đồng trường theo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung 2018. Còn với hơn 200 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc các tỉnh, thành phố, bộ, ngành khác thì mới có 54 cơ sở thành lập Hội đồng trường theo quy định mới.

Ai dám đi tiên phong?
Theo TS. Lê Viết Khuyến, trong khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục ĐH ngoài việc chấp hành Luật Giáo dục ĐH còn phải tuân theo các luật khác, trong khi khi các luật này chưa sửa thì làm sao thực hiện được tự chủ, ai dám đi tiên phong? Do đó, ông đề xuất, Chính phủ cần ban hành một nghị định riêng cho các trường thực hiện thí điểm tự chủ để có cơ sở thực hiện, không để tình trạng vừa làm vừa mò như hiện nay.

Nhìn nhận về tự chủ ĐH thời gian qua, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định ở Việt Nam, cải cách giáo dục đi liền với rủi ro, ai đi trước, đi tiên phong là “dễ chết”. Do đó, PGS. Trần Đình Thiên khẳng định muốn tự chủ ĐH thành công, các trường phải được định hình bằng một hệ tiêu chuẩn chung. Hiện nay hệ thống giáo dục ĐH dường như được quy về thông qua bằng cấp và rất hình thức.

Video đang HOT

“Khi nào bỏ được chế độ tuyển dụng thông qua bằng cấp thì sẽ giải quyết được câu chuyện bằng giả, bằng thật và lúc đó hệ thống giáo dục tự ắt sẽ thay đổi căn bản, toàn diện”, PGS. Trần Đình Thiên nhận định.

Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận khi đổi mới bất kỳ một điều gì đều rất khó. Vì muốn đổi mới thành công phải có sự đồng tâm của các bên liên quan từ người dân đến những người làm trong ngành giáo dục.

Tức là tất cả các lực lượng đều thay đổi tư duy cùng lúc về tự chủ ĐH. Đi kèm với đó là đổi mới cách thực hiện. do vậy, quá trình chuyển từ bao cấp sang tự chủ của giáo dục ĐH là cực kỳ gian nan, vất vả.

Từ kinh nghiệm thực hiện cách đây 3 năm, PGS. Đỗ Văn Dũng nêu thực tế khi tự chủ, cán bộ, giảng viên phải làm gấp 5-6 lần so với trước nên mức lương cũng phải được trả xứng đáng. Chỉ khi nào chiêu mộ được người giỏi thì chất lượng mới tăng lên.

Chính vì vậy từ năm 2017, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh không nhận chi thường xuyên 60 tỷ đồng/năm trong khi lúc đó học phí không thể tăng do thực hiện theo quy định trần học phí của Chính phủ. Nhưng chiến lược của trường là dành 80% nguồn lực để thu hút, giữ chân người giỏi.

Để tự chủ thành công, trường đại học nên cải cách triệt để quy trình tuyển dụng

Các trường đại học ở Việt Nam nên cải cách triệt để quy trình tuyển dụng. Nói thẳng ra là phải tuyển những giảng viên có bằng thạc sĩ trở lên.

Tiếp tục chuỗi chủ đề hướng tới tự chủ đại học thành công, Tiến sĩ Phạm Long - Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) nhấn mạnh đến vấn đề tuyển dụng và cơ cấu bằng cấp tại các cơ sở giáo dục Đại học.

Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này.

Có nhiều con đường để trở thành giảng viên và khi trở thành giảng viên thì có người đã có bằng tiến sĩ và có người chỉ sở hữu bằng cấp dưới tiến sĩ. Ở Việt Nam, việc tuyển giảng viên trong các trường đại học thường trải qua quy trình sau: Sinh viên của chính trường đó tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên, nếu có đam mê và đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Sinh viên trở thành giảng viên này sẽ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, rồi tiến tới ký hợp đồng lao động dài hạn với trường, đồng thời thực hiện chức năng của người giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu, và học tập lên các bậc cao hơn - thạc sĩ rồi tiến sĩ.

Để tự chủ thành công, trường đại học nên cải cách triệt để quy trình tuyển dụng - Hình 1

Ành minh họa: TDTU

Cá nhân tôi thực sự chưa thấy các trường đại học nghiêm túc hoạch định hay lập kế hoạch chiến lược tốt về vấn đề tuyển dụng giảng viên. Có thể, vì chính lãnh đạo trường còn chưa biết định hướng trường của mình là nghiên cứu, giảng dạy, hay cả nghiên cứu và giảng dạy; hơn nữa, lãnh đạo cũng không biết được một giảng viên nên dạy bao nhiêu lớp trong một học kỳ là chuẩn, nên việc tuyển dụng thường "hời hợt".

Chất lượng của giảng viên trong không ít trường hợp còn chưa cao, tuyển được giảng viên rồi thì các khoa/bộ môn cũng linh hoạt "ngất trời", thể hiện ở chỗ: có học kỳ một giảng viên dạy 5 hay 6 lớp, những cũng có học kỳ lại dạy 7 hay 8 lớp, thậm chí hơn.

Việc quy định bao nhiêu lớp dạy trong một học kỳ - một điều khoản có thể nói là quan trọng nhất - lại không bao giờ được đề cập trong hợp đồng tuyển dụng. Khiếm khuyết này rất dễ dẫn đến những xung đột không đáng có giữa giảng viên và trưởng bộ môn, mà phần thắng (mặc dù bản chất là sai) thường nghiêng về trưởng bộ môn.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên được tuyển dụng, các trường đại học ở Việt Nam nên cải cách triệt để quy trình tuyển dụng. Nói thẳng ra là phải tuyển những giảng viên có bằng thạc sĩ trở lên.

Cơ cấu bằng cấp của tổng thể toàn bộ giảng viên trong trường như sau: 60 đến 70 phần trăm các giảng viên có bằng tiến sĩ, và 30 đến 40 phần trăm các giảng viên còn lại có bằng thạc sĩ.

Việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp làm giảng viên thực ra không hiệu quả, thể hiện là chất lượng bài giảng không cao, rồi vào trường một thời gian, giảng viên này lại đi học thạc sĩ, hay kể cả vừa giảng vừa học thạc sĩ cũng dẫn đến tốn kém nguồn lực và chất lượng có vấn đề.

Quay trở lại cấu trúc bằng cấp của trường với 60 đến 70 phần trăm các giảng viên có bằng tiến sĩ và 30 đến 40 phần trăm còn lại có bằng thạc sĩ, đây là một cơ cấu tốt để đảm bảo trường duy trì được danh tiếng và đồng thời tiết kiệm được đáng kể chi phí.

Khi tuyển dụng, nếu ứng viên có bằng tiến sĩ, trường nên ký hợp đồng từng năm một trong vòng 6 năm liên tiếp. Hàng năm tiến hành đánh giá kết quả trên 3 tiêu chí là giảng dạy, nghiên cứu, và các hoạt động dịch vụ/hỗ trợ trường. Những tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào hợp đồng lao động lúc tuyển dụng.

Nếu một vài năm, người giảng viên không đạt được mức quy chuẩn thì có thể tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động. Ngược lại sau 6 năm, nếu giảng viên này chứng tỏ năng lực công tác tốt, sẽ được chính thức ký hợp đồng dài hạn (biên chế) và trở thành phó giáo sư.

Tất nhiên tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể, ví dụ ứng viên tuyển dụng có bằng tiến sĩ, đã có một số năm giảng dạy ở trường khác, hay đã từng được bổ nhiệm phó giáo sư/giáo sư, và chứng minh được năng lực giảng dạy/nghiên cứu, thì con đường vào biên chế và trở thành phó giáo sư/giáo sư ở trường mới sẽ nhanh hơn.

Đối với các ứng viên chỉ có bằng cao nhất là thạc sĩ lúc tuyển dụng thì hợp đồng lao động nên "mãi mãi" là ngắn hạn, tức hàng năm ký lại một lần. Hơn nữa, về mặt trung bình, mức lương của những giảng viên này nên bằng 50 phần trăm lương của những giảng viên có bằng tiến sĩ, khối lượng giảng dạy gấp 1,5 đến 2 lần khối lượng giảng dạy của những giảng viên có bằng tiến sĩ, nhưng các tiêu chí đánh giá về nghiên cứu thì không nên quan trọng hoá với đội ngũ này.

Xét về bản chất, có 3 nhóm hình thành nên đội ngũ giảng viên chỉ có bằng thạc sĩ này. Nhóm 1 là các doanh nhân hay những người làm thực tế thành đạt trong các công ty/tổ chức, sau khi thành đạt, tiền bạc đối với họ không quan trọng nữa, họ muốn chia sẻ trải nghiệm của họ bằng cách trở thành giảng viên để truyền đạt kiến thức cho sinh viên.

Nhóm 2 là những giảng viên trẻ có bằng thạc sĩ, vào trường giảng dạy một thời gian, sau đó đi học tiến sĩ.

Nhóm 3 là các sinh viên đang học tiến sĩ của trường, sau 2 năm học, trường có thể cấp học bổng hay trả lương cho những sinh viên này, để họ tham gia giảng dạy cho trường, vì nếu họ không có kinh nghiệm giảng dạy, họ sẽ rất khó xin việc trong các trường đại học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ. Lưu ý, cả 3 nhóm này chỉ được ký kết hợp đồng lao động hàng năm.

Trên bước đường hướng tới hội nhập giáo dục đại học Việt Nam, trước mắt nguồn thu vẫn chủ yếu là học phí, mà học phí có thể khá ổn định trong một thời gian dài, thì việc cắt giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến uy tín của trường, cũng như chất lượng giảng dạy là điều cần thiết. Cơ cấu giảng viên với 60 đến 70 phần trăm có bằng tiến sĩ và 30 đến 40 phần trăm có bằng thạc sĩ sẽ góp phần đáng kể vào việc tổi thiểu hoá chi phí cho trường.

Trường nên áp dụng chiến lược quản trị quan hệ với nhóm giảng viên thuộc Nhóm 1 đề cập ở trên. Nếu triển khai tốt chiến lược quản trị quan hệ này, trường không chỉ thu hút được những doanh nhân thành đạt, hay những người làm thực tế giỏi ở các tổ chức đã khẳng định được thương hiệu, đến giảng dạy cho sinh viên.

Hơn nữa, học gì thì học, lý thuyết phải có sự cọ xát với thực tế, và đội ngũ giảng viên nhóm 1 hẳn sẽ làm rất tốt quá trình cọ xát này. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đội ngũ giảng viên nhóm 1 về cơ bản đang sống với triết lý không cần tiền (lương của trường), mà chỉ đam mê cống hiến, thậm chí còn tài trợ nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính đáng kể cho trường.

Để có thể thành công trong việc hướng tới tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam, việc tối thiểu hoá chi phí ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng hay mắt xích hoạt động của trường đại học là điều chắc chắn phải làm, đặc biệt là khâu tuyển dụng giảng viên và duy trì cơ cấu bằng cấp, cũng như thực hiện chiến lược quản trị hiệu quả các mối quan hệ với cộng đồng, để huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính và phi tài chính phục vụ cho sứ mệnh hoạt động của trường đại học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài

Sao việt

09:44:27 18/11/2024
Qua những địa điểm và chi tiết tương đồng trong ảnh cá nhân của Đình Tú và Ngọc Huyền, fan của cả hai chắc chắn họ đã đánh lẻ du lịch ngọt ngào cùng nhau.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.