Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta
Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển.
Sự gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 mới tại châu Âu đang đe dọa các kế hoạch quốc gia trở lại cuộc bình thường sau hơn 1 năm rưỡi đình trệ. Trong khi đó, những nước như Indonesia hay Malaysia cũng phải chứng kiến số ca mắc và tử vong tăng cao kỷ lục do biến thể Delta. Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển.
Indonesia đã trải qua 8/12 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trên 27.000 ca, trong đó biến thể Delta là một trong những nguyên nhân chính. Giới chức y tế nước này dự tính số ca mắc sẽ còn tăng trong khoảng 2 tuần tới cho đến khi các biện pháp hạn chế được áp dụng từ ngày hôm qua (3/7) bắt đầu phát huy tác dụng. Indonesia đang nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine khi mới chỉ tiêm được khoảng 7,6% dân số đủ điều kiện.
Tổng thống Indonesia – Joko Widodo mới đây một lần nữa kêu gọi người dân ủng hộ các nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát dịch bệnh: “Tôi kêu gọi mọi người bình tĩnh và tỉnh táo, tuân thủ các quy trình y tế, cũng như các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, ủng hộ nỗ lực của chính phủ và các tình nguyện viên để ngăn chặn Covid-19″.
Video đang HOT
Tương tự tại Malaysia, bắt đầu từ hôm qua, chính quyền nước này đã triển khai những biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn về đi lại và hoạt động kinh doanh tại thủ đô Kuala Lumpur và bang lân cận Selangor trong bối cảnh số ca nhiễm mới chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nước này đã trải qua ngày thứ 6 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới trên 6.000 ca.
Tại Liên minh châu Âu, khi các chính phủ bắt đầu nới lỏng các hạn chế du lịch vào mùa hè, thì các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ làn sóng lây nhiễm mới, với biến thể Delta “siêu lây lan”. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, nguy cơ lây nhiễm từ biến thể Delta là “cao đến rất cao” và ước tính đến cuối tháng 8/2021, biến thể này sẽ chiếm 90% các trường hợp mắc ở 27 quốc gia thành viên. Tại Anh, các trường hợp mắc biến thể Delta đã tăng gấp 4 lần trong vòng chưa đầy một tháng. Trong khi đó, các cơ quan y tế Bồ Đào Nha trong tuần này đã báo cáo một sự gia tăng chóng mặt các ca mắc liên quan biến thể mới, từ 4% hồi tháng 5 lên gần 56% vào tháng 6/2021.
Còn tại Nga, các báo cáo về số ca nhiễm mới đã tăng hơn gấp đôi trong tháng 6, lên đến 20.000 ca mỗi ngày trong tuần này. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây cảnh báo thế giới đang ở trong thời kỳ rất nguy hiểm của đại dịch.
“Chúng ta đang ở trong thời kỳ rất nguy hiểm đại dịch. Chưa có quốc gia nào trên trái đất thoát khỏi dịch bệnh. Biến thể Delta nguy hiểm đang tiếp tục phát triển và đột biến. Điều này cần được đánh giá liên tục và điều chỉnh các phản ứng một cách cẩn thận vì sức khỏe cộng đồng. Biến thể Delta đã được phát hiện ở ít nhất 98 quốc gia và đang lây lan nhanh chóng cả ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp đến cao”, ông Ghebreyesus nói.
Ở một số quốc gia, một xu hướng đáng lo ngại khác cũng đang xuất hiện. Đó là virus đang lây lan nhanh hơn nhiều ở những người trẻ tuổi. Chính phủ Hà Lan đã phải mở rộng chương trình tiêm chủng cho những người từ 12 đến 17 tuổi, trong khi Hy Lạp cũng trao thưởng 150 euro (177 USD) cho những người trẻ đồng ý tiêm mũi đầu tiên.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới đã cùng với Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi “hành động khẩn cấp” để tiêm vaccine và tăng nguồn cung vaccine. Các nhà khoa học đã nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tiêm chủng trên thế giới, bởi vì các loại vaccine hiện tại dường như kém hiệu quả hơn trước biến thể Delta so với các biến thể khác./.
Ukraine kiện Nga vì vụ 'ám sát' Navalny
Ukraine kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu, cáo buộc Nga thực hiện các vụ ám sát nhắm vào nhiều "đối thủ", trong đó có Navalny.
Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) hôm nay cho biết vụ kiện mới nhất của Ukraine chống lại Nga được đệ trình vào tuần trước. Kiev cáo buộc Moskva đã thực hiện các vụ ám sát "được nhà nước cho phép" trên lãnh thổ Nga và các nước khác "ngoài các tình huống xung đột vũ trang".
Hãng tin Europeiska Pravda của Ukraine cho biết đơn kiện bao gồm cả vụ lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, người mà Kiev cho rằng bị đầu độc vào năm ngoái bằng chất độc thần kinh Novichok. Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg, Pháp, không đề cập về cáo buộc ám sát trong tuyên bố về đơn kiện của Ukraine.
Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg, Pháp tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Đây là vụ kiện thứ 9 chống lại Nga mà Ukraine đệ trình lên ECHR, nơi chuyên xét xử các cáo buộc vi phạm Công ước Nhân quyền châu Âu.
"Chúng tôi cuối cùng cũng làm được", Ivan Lishchyna, thứ trưởng Tư pháp Ukraine kiêm ủy viên ECHR, nói. "Chúng tôi đã cố gắng đưa ra tất cả vụ kiện trong đó có bằng chứng chắc chắn về sự liên quan của Nga".
Ukraine cũng cáo buộc Nga không điều tra các vụ ám sát và "cố tình thực hiện các hành động che đậy nhằm làm nản lòng nỗ lực truy tìm những người phải chịu trách nhiệm", theo ECHR.
Ukraine cho rằng chúng cấu thành hành vi xâm phạm quyền được sống được quy định trong Công ước Nhân quyền mà Nga là thành viên.
Các vụ kiện khác mà Kiev từng thực hiện chống lại Moskva gồm cáo buộc liên quan vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở phía đông Ukraine vào tháng 7/2014, vi phạm nhân quyền ở bán đảo Crimea hay vụ bắt ba tàu hải quân Ukraine ở Eo biển Kerch năm 2018.
Màn ra mắt quốc tế phơi bày thách thức của Biden Biden đã có hai cuộc họp đầu tiên với lãnh đạo thế giới cuối tuần qua, nhưng chúng báo hiệu nhiều thách thức cho ông để đưa Mỹ trở lại. Tổng thống Joe Biden đã tham gia hai cuộc họp quan trọng ở London, Anh và Munich, Đức với các lãnh đạo đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Âu bằng hình...