Từ bức ảnh một học sinh ngồi lạc lõng giữa “rừng giấy khen” của các HS khác: Con em chúng ta dễ bị tổn thương bởi những điều gì?
Bức ảnh học sinh đồng loạt giơ giấy khen, trừ một học sinh không có đang gây bão mạng. Nhiều ý kiến cho rằng trẻ sẽ bị tổn thương tâm lý. Chuyên gia cho rằng, trẻ em dễ bị tổn thương nhưng việc đó còn tùy vào tính cách và là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng.
Mạng xã hội hiện vẫn đang lan truyền bức ảnh có hình một cậu bé ngồi lẻ loi, lạc lõng giữa một “rừng giấy khen” mà cả lớp nhận được. Hiện tại, chưa biết bức ảnh từ trường lớp nào nhưng bức ảnh học sinh đồng loạt giơ giấy khen trừ một học sinh ngồi ngay bàn đầu ấy lại trở thành tâm điểm tranh cãi nói về sự vô cảm, bệnh thành tích trong giáo dục của dư luận.
Đã có nhiều phân tích nói lên sự tổn thương về tâm lý của em học sinh đó, đồng thời lên án việc chạy theo thành tích của ngành giáo dục, các cư xử thiếu tính giáo dục của người giáo viên…. Nhiều ý kiến cho rằng, học sinh không được nhận giấy khen chưa hẳn là điều gì ghê gớm, chẳng hề quyết định đến con đường sau này của em nhưng lại dễ làm trẻ bị tổn thương tâm lý.
Bức ảnh đang lan truyền trên mạng. Ảnh TL
Trao đổi với PV báo Gia đình và Xã hội, chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh (Phòng Tư vấn tâm lý gia đình và trẻ em – TP HCM) cho rằng, người lớn thì nghĩ là trẻ dễ bị tổn thương nhưng việc dễ tổn thương hay không còn tùy vào tính cách và là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng. Có những đứa trẻ nhạy cảm và cá tính thì dễ tổn thương, còn trẻ tự tin hay vô tư thì khó bị tổn thương. Tổn thương hay chấn thương tâm lý còn tùy vào môi trường sống nữa.
Điều làm cho trẻ bị tổn thương là sự bỏ rơi (về mặt tâm lý ) hay làm ngơ, thiếu quan tâm – sau đó là những sự “bạo hành về tinh thần và thể chất” cũng sẽ làm tổn thương trẻ với điều kiện là các hành vi này kéo dài trong 1 thời gian. Cha mẹ là người thân cận thường dễ làm tổn thương trẻ hơn là người ngoài. Cho nên việc vô ý hay cố tình không cho trẻ một tờ giấy khen chưa chắc làm trẻ tổn thương nếu trước đó người giáo viên vẫn đối xử với học sinh đó một cách bình thường.
Điều quan trọng nữa sẽ làm tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần cho em học sinh này là sau đó, khi về nhà mà không có tờ giấy khen nộp lên cho bố mẹ, thì lúc đó mới thực sự là bão tố! Vì vậy, chúng ta cũng đừng sợ cho sự tổn thương của trẻ khi không có tờ giấy khen để chụp hình khoe thành tích. Trẻ có thể buồn vào lúc đó, nhưng rồi sẽ quên, vì ngay cả những học sinh nhận được tờ giấy khen (mà bạn nào cũng có) cũng sẽ chỉ vui vẻ, hớn hở lúc đó. Có thể vui hơn là trẻ sẽ thoát được sự đánh mắng của gia đình khi mang giấy khen về chứ còn tự hào về thành tích của mình thì chắc chắn là không!
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho biết thêm, có nhiều người, chỉ nhìn vào 1 bức ảnh hay một hành động, một biểu hiện là suy diễn ra cả một vấn đề nghiêm trọng, mà không hiểu rõ những điều xung quanh đó diễn tiến ra sao.
Ở đây nếu cho rằng trẻ sẽ bị tổn thương chỉ vì một tờ giấy khen thì đó chỉ là sự suy diễn của một số người lớn. Còn chuyện dùng hình ảnh này để phê phán việc chạy theo thành tích, không lấy học sinh là trọng tâm… lại là chuyện khác. Người lớn có thể tổn thương trong tình huống mà ai cũng được khen, còn trẻ thì không! Trẻ có thể buồn vì cách đối xử của giáo viên như phê phán, chê bai, miệt thị hay quát mắng. Nếu hành vi này kéo dài thì trẻ có thể có những thái độ tiêu cực, thiếu tự tin hoặc ngược lại sẽ trở nên lỳ lợm, cứng đầu, chống đối tùy theo tính cách của trẻ.
Thứ 2 là cách hành xử của cha mẹ. Thí dụ em học sinh có thể buồn vì không có giấy khen nhưng nếu về nhà bố mẹ cũng không quan tâm đến chuyện này, và thậm chí là còn không hỏi han chăm sóc em liệu em có bị tổn thương không. Rồi một em khác có giấy khen tử tế nhưng chỉ là học sinh khá giỏi thôi, trong khi bố mẹ đòi hỏi em phải là xuất sắc rồi phê phán, chì chiết em. Liệu sự vui vẻ, hớn hở của em ở lớp khi được giấy khen, có giúp em thoát khỏi sự tổn thương do bố mẹ gây ra hay không ?
“Sang chấn tâm lý hay tổn thương về cảm xúc không đơn giản chỉ vì một hành động. Trẻ con giàu cảm xúc nhưng không dễ tổn thương vì trẻ con chưa có lý trí, ý chí và cả những suy diễn, liên tưởng như người lớn. Nó tùy vào tính cách, hoàn cảnh của mỗi trẻ” – chuyên gia chia sẻ.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ thường dễ bị tổn thương bởi cách hành xử không đúng của cha mẹ. Thực tế, trẻ bị la mắng quá nhiều sẽ có tâm lý chống đối, khó dạy bảo và sống khép kín hơn do bé không cảm thấy sự an toàn.
Giải pháp tránh làm tổn thương, ảnh hưởng tâm lý của trẻ nhỏ là không so bì chúng với “con nhà người ta”, không để trẻ cảm thấy tình cảm bị bỏ rơi. Cha mẹ cần quan tâm để thấu hiểu con, đừng đánh, mắng hay đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ. Mỗi đứa trẻ có tính cách riêng chứ không giống nhau. Có trẻ nhút nhát, có đứa hướng ngoại. Trẻ em khó có thể lớn lên theo một khuôn mẫu mà cha mẹ áp đặt.
Trẻ dễ nảy sinh hai thái cực rõ ràng: Dù không muốn chúng cũng chấp nhận hoặc đi ngược lại mong muốn của cha mẹ. So sánh đánh vào lòng tự trọng của trẻ khiến chúng lánh chính cái mà chúng phải học hỏi. Bởi vậy cần hạn chế câu nói như “Con ăn không bằng bạn kia”…
Đừng biến khen thưởng thành hình phạt đối với học sinh
Mấy ngày qua, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt một bức ảnh cả lớp học sinh giơ giấy khen lên khoe trong khi đó có một học sinh ngồi bàn đầu bơ vơ, lạc lõng vì không có giấy khen.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ với em học sinh không có phần thưởng và tỏ ra bức xúc với việc trưng khoe giấy khen như thế.
Ảnh minh họa.
Đã đến lúc nhà trường, thầy cô giáo và các cấp quản lý giáo dục cần nhìn nhận lại việc khen thưởng sao cho đúng với ý mục đích, ý nghĩa, động cơ để tránh khỏi những hệ lụy không đáng có của công tác thi đua khen thưởng đối với người được khen cũng như cộng đồng xung quanh họ.
Khen thưởng là cần thiết
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng khen thưởng để khuyến khích những tập thể và cá nhân có thành tích, đóng góp xuất sắc cho xã hội, cộng đồng; đồng thời có hình phạt nhằm để răn đe, ngăn chặn những hành vi (hành động) đi ngược lại lợi ích xã hội hoặc ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Xã hội văn minh tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống thưởng phạt đảm bảo tính công khai, minh bạch với các tiêu chí cụ thể, thậm chí được luật hóa để giúp các cá nhân nỗ lực phấn đấu đóng góp, giúp ích cho cộng đồng, quê hương, đất nước đồng thời biết để phòng tránh những việc làm có hại, nguy hiểm cho xã hội.
Việc thưởng phạt có ý nghĩa giáo dục không chỉ đối với loài người mà còn được áp dụng cho việc thuần hóa các con vật. Các huấn luyện viên xiếc động vật sử dụng hài hòa cả khen thưởng lẫn hình phạt để buộc con thú phục tùng, phụ thuộc vào hiệu lệnh của mình.
Tuy nhiên, huấn luyện viên phải hết sức khéo léo và linh hoạt vì mỗi loài vật khác nhau thì tiếp nhận và phản ứng của chúng cũng khác nhau. Nguyên tắc cơ bản là con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi; nếu không, chúng sẽ có những phản ứng tiêu cực và hậu quả sẽ khôn lường.
Trong giáo dục và đào tạo, khen thưởng cần làm thường xuyên, không nhất thiết bằng hiện vật mà còn bằng cả lời nói, cử chỉ, thái độ, tình cảm. Xét về khoa học hành vi, não bộ con người hoạt động dựa trên hai quá trình hưng phấn và ức chế. Tác dụng của hưng phấn là làm diễn biến những phản xạ có điều kiện; trong khi đó ức chế là làm giảm cường độ hoặc xoá bỏ những phản xạ có điều kiện. Do đó, nếu học sinh được tạo hưng phấn thì chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo sẽ cao hơn.
Nhưng cần phải cẩn trọng
Mặc dù khen thưởng có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục và đào tạo, nhưng để khen như thế nào cho đúng với mục đích, ý nghĩa, động cơ thì lại là việc cần bàn. Thiết nghĩ, việc khen thưởng học sinh nên cân nhắc những nội dung sau:
Thứ nhất, không nên đồng nhất tiêu chí khen thưởng học sinh. Einstein từng nói: "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc". Vì vậy, khi khen thưởng học sinh, nhà trường và giáo viên cần tìm ra được một mặt mạnh nào đó của các em để khen.
Ví dụ, những học sinh giỏi thể thao thì khó có thể học tốt các môn văn hóa vì các em dành phần lớn thời gian luyện tập trên sân. Do đó, không thể đánh đồng tiêu chí khen thưởng là tất cả học sinh phải đạt học sinh khá hay giỏi về các môn văn hóa. Nếu không, sẽ dễ nảy sinh những tiêu cực về điểm đối với những học sinh giỏi thể thao.
Thứ hai, khen thưởng không nhằm mục đích so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu việc khen thưởng gây ra sự so đo trong học sinh thì sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, tự ti, khoảng cách cho những em không được khen thưởng.
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ rằng mục đích của việc khen thưởng học sinh là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, chứ không nhằm so sánh, xếp hạng giữa các học sinh.
Thứ ba, việc khen thưởng học sinh là để ghi nhận những việc đã làm chứ không được tạo ảo tưởng về một năng lực nào đó. Do đó phải hết sức cẩn trọng khi khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc đột xuất như cứu người chết đuối, bắt cướp,... Sẽ rất nguy hiểm cho học sinh khi các em ảo tưởng về một năng lực mà mình không có.
Thứ tư, việc khen thưởng phải vô tư, khách quan, không vì những động cơ khác. Vẫn còn đó hiện tượng học sinh, phụ huynh xì xào bàn tán về một bạn nào đó được khen thưởng vì bạn là con ông nọ, bà kia hay vì những lý do tế nhị khác. Nếu vì bệnh thành tích mà khen thưởng thì chắc chắn rằng "khen nhau như thế bằng mười hại nhau".
"Trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bạn học giỏi: Ít lắm!" Bỗng dưng nhà nhà sợ nhận học giỏi và học kém lại có chuyện để kể. Hiện tượng rộ lên trong những ngày gần đây, khi thời điểm kết thúc năm học cận kề, gợi ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau. Những hình ảnh cả lớp được nhận giấy khen, chỉ chơ vơ một vài học sinh không có, dù chưa rõ...