Từ 12/6, Việt Nam chính thức nhập lợn sống Thái Lan về nuôi, giết mổ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Cục Thú y, đồng ý đề xuất của cục này về việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6.
Cục trưởng Cục Thú y chịu trách nhiệm tăng cường lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong việc này.
Việt Nam chính thức nhập lợn sống Thái Lan về nuôi, mổ. Ảnh minh hoạ
Bộ NN&PTNT nêu rõ sau khi đạt được các mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo 178/TB-KL và dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định và trình tự hiện hành. Trước khi dừng áp dụng biện pháp nhập khẩu này 1 tháng, Cục Thú y có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị liên quan biết để chủ động thực hiện.
Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được nhập khẩu lợn sống từ các trang trại của Thái Lan đã được cơ quan thú y có thẩm quyền của Thái Lan tổ chức kiểm soát, xác nhận và đăng ký xuất khẩu với Cục Thú y Việt Nam. Ngoài ra, cơ quan thú y tổ chức thực hiện cách ly kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.
Video đang HOT
Được biết, hiện giá thịt lợn hơi tại Thái Lan khoảng 55.000-60.000 đồng/kg, trong khi giá phổ biến ở Việt Nam là 90 – 100.000 đồng/kg. Nhiều tháng qua, giá thịt lợn tại Việt Nam luôn cao. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia cho rằng, do dịch tả lợn Châu Phi khiến nguồn cung thịt lợn giảm mạnh. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đây là chiêu trò nâng giá của các công ty chăn nuôi.
Việt Nam sẽ nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan?
Trong tuần tới, nếu phía Thái Lan cung cấp đủ tài liệu thì Cục Thú y sẽ hoàn thiện hồ sơ để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam.
Hiện nay, do nhu cầu lợn sống trong nước tăng mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam.
Nhập khẩu lợn sống đang được Cục Thú y triển khai
Tuy nhiên việc nhập khẩu lợn sống vẫn phải bảo đảm các điều kiện về an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y theo đúng quy định.
Theo đại diện Cục Thú y, sau khi tiến hành kiểm tra thực tế chuỗi sản xuất lợn sống tại nước xuất khẩu, Cục sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp về kết quả tổng hợp phân tích rủi ro nhập khẩu.
Trong trường hợp kết quả tổng hợp phân tích rủi ro nhập khẩu đạt yêu cầu, Cục Thú y sẽ tiếp tục đàm phán với nước xuất khẩu về điều kiện nhập khẩu và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu lợn sống vào Việt Nam. Sau khi hai nước thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nước xuất khẩu có thể xuất khẩu lợn sống vào Việt Nam.
Song, thực tế hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp đã cho phép Cục Thú y sau khi hoàn thành bước đánh giá hồ sơ do nước xuất khẩu cung cấp sẽ tổ chức họp trực tuyến với Cơ quan Thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trao đổi về những vướng mắc, thu thập thêm thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu lợn sống.
Giá thịt lợn tăng cao khiến Bộ Nông nghiệp quyết định phương án nhập khẩu lợn sống
Đáng chú ý theo người đại diện Cục Thú y, dự kiến trong tuần này, khi Thái Lan cung cấp đủ tài liệu thì hai bên sẽ tổ chức họp trực tuyến để trao đổi về những vướng mắc, thu thập thêm thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu lợn sống.
"Sau khi Cục Thú y hoàn tất việc mở cửa thị trường nhập khẩu lợn sống, thì việc khi nào nhập và nhập bao nhiêu là do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Cục Thú y sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu một cách thuận lợi nhất", người này cho biết thêm.
Giá thịt lợn trên thị trường đã giảm nhẹ sau khi có thông tin cho phép nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam.
Phía Cục sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập khẩu nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong nước như tổ chức cách ly đàn lợn, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định hiện hành.
Ngay sau khi có thông tin Bộ đồng ý nhập khẩu lợn sống, giá lợn hơi ngày 1/6 đã giảm khoảng 2 nghìn đồng/kg so với trước đó. Theo đó, giá lợn hơi tại miền Nam dao động từ 92 nghìn - 97 nghìn đồng/kg; giá lợn hơi tại miền Bắc từ 95 - 98 nghìn đồng/kg.
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước liên tục tăng, thịt lợn đông lạnh cũng đã được nhập về để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước. Song người Việt vẫn ưa chuộng thịt lợn tươi hơn nên lượng tiêu thụ thịt lợn đông lạnh không mạnh và không giải quyết được mục tiêu kiềm chế giá thịt lợn trong nước.
Nhập khẩu lợn sẽ giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn
Do đó, nếu có thể sớm nhập khẩu lợn sống từ nước ngoài thì khả năng bài toán giá thịt lợn liên tục tăng cao sẽ được giải. Bằng chứng là chỉ sau khi có thông tin, thị trường thịt lợn trong nước đã có phần "hạ nhiệt" hơn. Trước đó, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh liên tục tăng phi mã. Hiện giá thịt ba chỉ tại các chợ đang được bán với mức 180-200 nghìn đồng/kg.
40.000 tấn thịt lợn nhập về Việt Nam, từ 1/4 phải giảm về 70 ngàn/kg Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã nhập khẩu gần 40.000 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại. Bên cạnh đó, đàn lợn trong nước cũng đang tăng mạnh nên ngày 1/4 các doanh nghiệp phải giảm giá lợn hơi xuống còn 70.000 đồng/kg. Thịt lợn nhập khẩu tăng trên 300% Theo báo cáo của Cơ quan kiểm dịch...