TTCK: Lạc quan nhưng không chủ quan
Tính đến phiên giao dịch ngày 15-5, VN Index tăng 9% so với đầu năm. Diễn biến này được đánh giá hết sức tích cực nếu so với mức giảm 9,32% trong năm 2018. Tuy nhiên, NĐT vẫn đang trong tâm lý lo âu khi VN Index vẫn chưa thể vượt qua được mốc 1.000 điểm, trong khi liên tục có những dấu hiệu bất ổn khó dự báo.
Sự lo ngại về suy giảm thị trường không chỉ dựa trên diễn biến của VN Index mà còn xuất phát từ giá trị giao dịch bình quân cũng giảm liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5.
Đặc biệt, sau 4 tháng mua ròng, NĐTNN đã bán ròng trong 2 tuần đầu tháng 5 với giá trị bán ròng là 483 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số quỹ đầu tư đang thực hiện thoái vốn và chưa xuất hiện quỹ đầu tư mới. Vốn ngoại vào các quỹ ETF chậm lại đáng kể trong tháng 4.
Cụ thể, có khoảng 180 tỷ đồng vào Việt Nam thông qua quỹ Vaneck ETF và 160 tỷ đồng thông qua quỹ VFM ETF, trong khi các quỹ FTSE Vietnam Swap ETF và KIM ETF đã ngừng hút ròng.
Như vậy, chỉ có 340 tỷ đồng vào Việt Nam trong tháng 4, giảm mạnh so với mức 2.000 tỷ đồng trong tháng 3. Những yếu tố này xuất phát từ lo ngại về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khiến dòng vốn nước ngoài sẽ rút khỏi các thị trường do lo ngại về rủi ro, trong đó có Việt Nam.
Điểm đáng chú ý là các công ty lớn đầu ngành đều có mức tăng trưởng khá tốt với mức tăng cao hơn VN Index. Các công ty lớn đầu ngành tiếp tục là mối quan tâm của các quỹ đầu tư nước ngoài và sẽ được các NĐT trong nước ưa chuộng.
Chẳng hạn, nhóm công ty sản xuất và công nghệ tăng cao hơn VN Index, cho thấy thị trường đang đánh giá cao nhóm ngành này. Các công ty bất động sản tiếp tục tăng, mặc dù thị trường đang bị đánh giá bắt đầu đi vào giai đoạn khó khăn.
Nhóm CP ngân hàng có mức tăng phân hóa mạnh, trong đó BID (BIDV) bị giảm mạnh vì ngân hàng này đang có những khó khăn từ nợ xấu.
Nhiều yếu tố bất lợi
Video đang HOT
Mặc dù nhiều NĐT vẫn kỳ vọng thị trường quay đầu tăng điểm và đích nhắm đến mức 1.200 điểm vào cuối năm 2019 do tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng trưởng tốt và lạm phát đang được kiểm soát.
Đặc biệt là kỳ vọng về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc. Với các yếu tố tích cực này, dự báo TTCK sẽ có sự phục hồi vào giai đoạn cuối năm, và VN Index chốt trên mốc 1.000 điểm. Trong đó, nhóm ngành sản xuất và thương mại dịch vụ sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn ngành ngân hàng và bất động sản.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang đối mặt nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Điển hình là trong quý I-2019, doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm so với cùng kỳ.
Tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận hoạt động (EBIT) cũng suy giảm, cho thấy sức khỏe các doanh nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống. Đặc biệt là ngành bất động sản và ngân hàng là những CP dẫn dắt thị trường được nhận định sẽ gặp khó khăn trong năm 2019, do NHNN giảm mức tăng trưởng tín dụng và dòng tiền vào thị trường bất động sản bị hạn chế.
TTCK hiện nay cũng đang gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn từ khối ngoại khi P/E đã không còn hấp dẫn. Thống kê cho thấy, mặc dù P/E bình quân của VN Index vẫn còn thấp hơn các thị trường khu vực, nhưng cao hơn mức bình quân trong vòng 5 năm gần đây. Đặc biệt, P/E của các công ty đầu ngành đang ở mức cao, từ 18-20x. Do vậy thị trường sẽ vẫn trong giai đoạn suy giảm từ nay cho đến hết quý II.
Cao điểm của mùa ĐHCĐ 2019 đã đi qua với hơn 900 doanh nghiệp tổ chức trong tháng 4. Đáng chú ý, hầu hết doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017-2018. Tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm từ 18% xuống 17%, mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế giảm từ 31% xuống 12%.
TS. Đinh Thế Hiển
Theo saigondautu.com
TA focus (phiên 23/5): Bắt đáy QNS, giá VGI đang có xu hướng tăng
Cho dù có manh mối hay không thì tuân thủ chặt chẽ kỷ luật và "không tham" có lẽ là thứ nên làm nhất lúc này của nhà đầu tư.
Ảnh Shutterstock
Kết phiên giao dịch 22/5/2019, VN-Index chốt ở 983,78 điểm, giảm 2,51 điểm (-0,25%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 127 triệu đơn vị, giá trị 2.884 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
VN-lndex lại một lần nữa thất bại trước ngưỡng 993 điểm. Đã 2 phiên liên tiếp Vn-index "xanh trước đỏ sau". Quan sát kỹ vận động của chỉ số làm nhiều nhà đầu tư "gợn gợn". Mua đuổi giá nửa đầu phiên sáng thì hầu hết đến đầu phiên chiều là lỗ.
Bên mua không sẵn sàng mua đuổi tiếp, tâm lý chờ đợi lại xuất hiện, dòng tiền chững lại đứng nhìn. Tiền không vào cộng với áp lực chốt lời tăng thì quá khó để VN-Index lấy lại đà tăng.
Về nhóm chỉ báo dao động (Bollinger Band...): BB hiện tại bình thường không có gì là đột biến, giá tiến gần đến BB Top thì lại rơi. Tiền vào không đủ mạnh để nâng giá bám giải BB Top. Xu hướng giá đang bó vào trong là đương nhiên.
Về nhóm chỉ báo động lượng (RSI, MACD...): RSI sau phiên hôm nay đã quay xuống dưới ngưỡng 60, tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy động lượng tăng đã giảm đáng kể. Tuy vậy, vẫn chưa phát hiện phân kỳ của RSI. Chỉ báo MACD histogram cho thấy lực mua đã chững lại, không mạnh bằng hôm qua.
Về nhóm chỉ báo cường độ thị trường (OBV, AD,..): Đường OBV đã gập lại và tiếp cận kênh xuống, nếu OBV break và chui vào trong kênh. Nhiều khả năng nhịp tăng đã kết thúc
Về nhóm chỉ báo xu hướng (SAR, ADX): ADX vẫn đi ngang dưới ngưỡng 20 nhưng DMI đã gập xuống hướng về điểm giao cắt với DMI-. Nếu cắt, chỉ báo này sẽ ủng hộ bên bán nhiều hơn.
Đồ thị phân tích kỹ thuật VN-Index.
Tóm lại: Mốc 980 đang gần hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư cần quan sát kỹ phiên giao dịch 23/5. Có lẽ phiên giao dịch này sẽ hé mở manh mối quan trọng để xác định xu hướng trong ngắn hạn của Vn-index. Nhưng cho dù có manh mối hay không thì tuân thủ chặt kỷ luật và "không tham" có lẽ là thứ lên làm nhất lúc này của nhà đầu tư.
Cổ phiếu cần quan tâm theo phân tích kỹ thuật
QNS (32,2)
Lập kế hoạch và bám sát kế hoạch bắt đáy QNS.
QNS đã rơi suốt hơn nửa tháng, cũng đã "đi" tầm -10% từ vùng sideway cuối tháng 4/2019. Giá vừa test ngưỡng hỗ trợ 30,7 phiên (17/5) nhưng không thủng (chỉ chạm 31). Hiện đã hồi phục vùng 32,2.
Các chỉ báo thì đã quá "nát" nhưng nếu nhớ lại khuyến nghị bắt đáy BVH (8/5). Nhà đầu tư có thể tự tin lập kế hoạch bắt đáy QNS. Cần kiên nhẫn chờ đợi QNS test lại vùng hỗ trợ loanh quanh 31 trong 1 hay 2 phiên tới và RSI phải xuất hiện phân kỳ dương thì vào hàng. Bắt đáy theo PTKT là khó, đòi hỏi kinh nghiệm và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật.
Đồ thị phân tích kỹ thuật cổ phiếu QNS
VGI (26,3)
VGI có nhịp lên rất chắc chắn khi đã thiệt lập một vùng điều chỉnh 4 phiên từ 15/5-20/5. Giá đang tiếp cận Fibo Fan 50%. Nếu vượt qua, mục tiêu có thể là loanh quanh 30. Giá bật lên từ phiên 21/5 với khối lượng đột biến gấp hơn 2 lần trung bình 20 phiên.
Phiên 22/5 giá điều chỉnh nhẹ với KLGD thấp. Các chỉ báo đang khá tốt nhất là đường ADX (26,7) cho thấy xu hướng lên của VGI đang mạnh lên. Trường hợp xấu, cắt lỗ trong vùng 24-25 là chấp nhận được.
Đồ thị phân tích kỹ thuật cổ phiếu VGI
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán chiều 20/5: Trụ tăng dữ dội, thị trường có thêm gần 11 điểm Hưng phấn đã tăng lên đáng kể trong phiên chiều, nhất là khi các cổ phiếu lớn truyền thống quay trở lại đường đua bên cạnh bộ ba GAS, SAB, VCB từ sáng. VN-Index tăng vùn vụt và đóng cửa cao nhất ngày khi có thêm 10,65 điểm nữa. Chỉ số đã đạt 987,13 điểm, không chỉ bứt phá nhẹ nhàng qua 980...