TSMC có thể xây dựng xưởng đúc 3 nm tiên tiến ở Mỹ
Báo cáo mới từ Reuters cho thấy TSMC đang có kế hoạch xem xét xây dựng một xưởng đúc 3 nm tiên tiến hơn tại Mỹ với khoản đầu tư 23 – 25 tỉ USD.
Theo GSMArena , vào năm ngoái, TSMC đã công bố khoản đầu tư 10 – 12 tỉ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Phoenix, Arizona nhằm sản xuất chip dựa trên quy trình 5 nm với mục tiêu tương đối thấp là 20.000 tấm wafer 12 inch mỗi tháng, trong khi các nhà máy ở Đài Loan đang sản xuất 100.000 tấm mỗi tháng.
Ban đầu, TSMC xem xét các địa điểm ở châu Âu để xây dựng nhà máy 3 nm tiên tiến của mình, nhưng theo báo cáo, trọng tâm đã chuyển sang xây dựng nhà máy ở Phoenix, bên cạnh nhà máy đầu tiên. Địa điểm ở đó sẽ tiếp tục được phát triển trong vòng 10 – 15 năm tới, bao gồm cả việc xây dựng xưởng đúc 2 nm trong tương lai.
TSMC muốn tiếp tục xây dựng nhà máy bán dẫn tiên tiến hơn tại Mỹ
Liên minh châu Âu đã cố gắng kiện nhà sản xuất chip Đài Loan, nhưng có mâu thuẫn nội bộ. Các nhà sản xuất ô tô muốn trợ cấp cho các quy trình bán dẫn cũ hơn vì chúng được sử dụng trên ô tô và là những quy trình hiện thiếu hụt. Các quy trình hiện tại đang chạy đua hướng đến smartphone và máy tính, trong khi không có công ty nào ở châu Âu sản xuất quy trình cũ.
Video đang HOT
TSMC sẽ tìm kiếm trợ cấp từ chính phủ Mỹ, bên cạnh những cái tên như Intel và Samsung vì mỗi công ty đều muốn một phần trong số 50 tỉ USD tài trợ mà Tổng thống Joe Biden đang tìm cách bơm vào ngành bán dẫn. Về phần mình, Intel và Samsung cũng sẽ xây dựng các nhà máy mới ở Phoenix và Austin (Texas) tương ứng.
Đối với châu Âu, công ty Đài Loan có thể xây dựng một nhà máy dựa trên công nghệ cũ hơn để đáp ứng ngành công nghiệp ô tô của EU, nhưng hiện tại vẫn chưa có kế hoạch chính thức nào về việc này.
Hàn Quốc tham vọng thành cường quốc bán dẫn bằng 453 tỷ USD
Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch 453 tỷ USD và ưu đãi thuế nhằm củng cố khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất chip trong nước.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (thứ năm từ trái qua) thăm trung tâm sản xuất bán dẫn Samsung hôm 13/5. (Ảnh: Yonhap)
Hôm 13/5, Hàn Quốc công bố kế hoạch ưu đãi thuế và tài trợ khổng lồ cho các nhà sản xuất chip nhằm khuyến khích họ chi 510 nghìn tỷ won (453 tỷ USD) đến năm 2030. Nước này muốn trở thành cường quốc về cả memory chip (chip có đặc tính nhớ) lẫn non-memory chip (chip không có đặc tính nhớ).
Theo kế hoạch K-semiconductor, chính phủ cũng chi ngân sách 1,5 nghìn tỷ won để hỗ trợ thế hệ bán dẫn, chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp theo. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết, 1 nghìn tỷ won cho vay lãi suất thấp sẽ được cấp cho các nhà sản xuất chip trong nước để đầu tư nhà xưởng, bao gồm dây chuyền sản xuất wafer 8 inch. Hàn Quốc là quê hương của những công ty gia công hàng đầu thế giới như Samsung Electronics, SK Hynix.
Kế hoạch 510 nghìn tỷ won bao gồm 41,8 nghìn tỷ won đầu tư trong năm 2021.
Thông qua một loạt biện pháp hỗ trợ, Hàn Quốc muốn tăng gấp đôi lượng chip xuất khẩu thường niên lên 200 tỷ USD năm 2030 so với 99,2 tỷ USD năm 2020.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã thăm trung tâm sản xuất bán dẫn Samsung tại Pyeongtaek, nơi đang được phát triển thành khu phức hợp sản xuất chip lớn nhất thế giới. Trong bài phát biểu của mình tại đây, Tổng thống Moon chỉ ra ngành bán dẫn đã chuyển sang kỷ nguyên cạnh tranh giữa các nước, vượt ngoài phạm vi doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ vượt qua làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua chiến lược K-semiconductor khi cả khu vực công và tư đều tham gia. Chính phủ sẽ chỉ định bán dẫn là "công nghệ chiến lược đổi mới quốc gia" và tăng ưu đãi thuế thêm 6 lần so với hiện tại.
Bán dẫn là động lực xuất khẩu chính của Hàn Quốc, chiếm khoảng 20% doanh thu xuất khẩu hàng năm của nước này. Trong dịch Covid-19, đây cũng là lĩnh vực thắng lớn khi xuất khẩu tăng 30,2% trong tháng 4 so với một năm trước, đạt 9,3 tỷ USD, tăng trưởng 10 tháng liên tiếp.
Dù vậy, Hàn Quốc vẫn tụt hậu so với vài nước khác về non-memory chip. Chẳng hạn, Samsung Electronics chỉ chiếm 17% thị trường gia công (foundry) toàn cầu trong quý I/2021, đứng sau TSMC (55%).
Gia công là hoạt động sản xuất chip cho các công ty không có nhà máy bán dẫn, chẳng hạn các doanh nghiệp fabless (có thiết kế bán dẫn nhưng không tự sản xuất) và non-memory chip. Xét về fabless, Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đầy 2% thị trường toàn cầu.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh, Hàn Quốc sẽ thiết lập cụm bán dẫn mới nhằm giúp các nhà sản xuất chip địa phương vận hành chuỗi cung ứng ổn định. Khu vực Pangyo sẽ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp fabless Hàn Quốc, còn quận Giheung tập trung vào foundry. Thành phố Hwaseong và Pyeongtaek tiếp tục là thủ phủ sản xuất memory chip.
Trước đó, SK Hynix công bố kế hoạch xây dựng khu phức hợp bán dẫn mới tại Yongin với ngân sách 120 nghìn tỷ won.
Nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chip thực hiện kế hoạch đầu tư theo dự kiến, Hàn Quốc sẽ ưu đãi thuế và trợ giá khác nhau. Chẳng hạn, chính phủ cung cấp tín dụng thuế từ 40% đến 50% đối với các khoản đầu tư cho dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ chip mới, ưu đãi thuế 10-20% cho cơ sở liên quan.
Đây là chính sách quan trọng do hiện tại, Hàn Quốc chỉ ưu đãi 3% tín dụng thuế đối với đầu tư vào công xưởng của các tập đoàn. Ngoài ra, chính phủ và tập đoàn điện lực quốc gia sẽ hỗ trợ tối đa 50% chi phí cần thiết để xây dựng hạ tầng điện cần thiết cho dây chuyền sản xuất chip.
Các kế hoạch khác bao gồm loại bỏ các quy định không cần thiết đối với các chất hóa học dùng trong dây chuyền sản xuất chip.
Châu Âu thừa nhận quá 'ngây thơ' khi thuê gia công chip Ông Thierry Breton - Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cựu lục địa đã quá ngây thơ khi thuê gia công chip trong những thập kỷ gần đây. Ông Thierry Breton tin tưởng vào tương lai ngành chip của châu Âu Dù vậy, ông nghĩ vẫn có cách để khắc phục tình trạng thiếu cân bằng hiện tại, và cơn...