TSMC có kế hoạch tăng giá lần thứ hai
Trong vòng chưa đầy một năm, nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan lại có kế hoạch tăng giá lần thứ hai, với lý do lo ngại về lạm phát, chi phí tăng cao và mở rộng quy mô sản xuất.
Theo Nikkei, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) đang có kế hoạch tăng giá theo “tỷ lệ phần trăm một con số” trên cả công nghệ sản xuất chip trưởng thành và tiên tiến. Kế hoạch tăng giá sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2023. Mức tăng giá sẽ khoảng 5% đến 8% tùy theo các công nghệ quy trình khác nhau, từ các nút tiên tiến đến nút kế thừa, sản xuất sản phẩm từ bộ xử lý tiên tiến, chip kết nối và cảm biến, đến vi điều khiển và IC (vi mạch tích hợp) quản lý nguồn.
Kế hoạch tăng giá mới của TSMC sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2023
“Quyết định tăng giá của TSMC là để giải quyết chi phí và nhu cầu vốn ngày càng tăng cho các đợt mở rộng lịch sử. TSMC thông báo sớm là để cung cấp cho khách hàng một số bước đệm chuẩn bị cho việc điều chỉnh giá”, một trong những người hiểu biết về vấn đề nói với Nikkei.
Video đang HOT
Theo một giám đốc điều hành, vì nhu cầu về các sản phẩm như điện thoại thông minh và PC đang chậm lại, nên khách hàng có thể sẽ khó chấp nhận hoàn toàn việc tăng giá theo kế hoạch của TSMC. “Đối với các chip tiên tiến, việc tăng giá có thể chấp nhận được. Nhưng đối với các nút công nghệ trưởng thành, sẽ khá khó khăn để khách hàng chấp nhận”.
Áp lực của các nhà sản xuất chip
Chi phí sản xuất tăng cao đang gây áp lực lên các nhà sản xuất chip, đặc biệt vào thời điểm nhu cầu về điện thoại thông minh và PC chậm lại do bất ổn của thị trường gây ra bởi lạm phát, chiến sự Ukraine và tình trạng phong tỏa Covid-19 ở Trung Quốc.
Quyết định tăng giá cũng phản ánh chi phí quá lớn đối với việc thúc đẩy mở rộng của chính TSMC. Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới đang chi 100 tỉ USD cho đến năm 2023 để tăng công suất, trong đó có 40 đến 44 tỉ USD dành riêng cho năm nay. Thông báo mới của TSMC được đưa ra chưa đầy một năm sau đợt tăng giá lớn nhất trong một thập niên của công ty. Tháng 8.2021, hãng này nói với khách hàng rằng sẽ tăng giá tới 20% giữa lúc thị trường toàn cầu gặp phải tình trạng thiếu chip chưa từng thấy.
Trên thực tế, các đối thủ nhỏ hơn như United Microelectronics và Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) cũng tăng giá nhiều lần vào năm ngoái. Trong một số trường hợp, họ còn tính phí cao hơn cả TSMC. Tuy nhiên, chỉ cần một động thái hiếm hoi như vậy của TSMC cũng đủ để làm chao đảo ngành công nghiệp chip. Nhà sản xuất chip Đài Loan còn gây ngạc nhiên khi cho biết sẽ ngừng thực hiện giảm giá mỗi quý cho khách hàng thiết kế chip, sau khi sản phẩm của họ đi vào sản xuất hàng loạt và quy trình hoạt động trơn tru.
Động thái tăng giá của TSMC diễn ra vào thời điểm ngành công nghiệp thiết bị sản xuất chip cũng đang vật lộn với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mọi thứ, từ linh kiện, phụ tùng đến vật liệu. Sự thiếu hụt này đã kéo dài thời gian giao máy lên tới 18 tháng cho các khách hàng lớn như TSMC, có khả năng đe dọa đến kế hoạch mở rộng ngành chip.
Nhu cầu điện tử tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại
Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) Mark Liu hôm 30.3 cho biết, nhu cầu điện tử tiêu dùng đang có dấu hiệu chậm lại do bất ổn địa chính trị và các đợt đóng cửa vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Theo ông Liu, xu hướng suy thoái đang nổi lên ở các lĩnh vực như "điện thoại thông minh, máy tính cá nhân (PC) và TV, đặc biệt là ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới". Ông Liu cũng cảnh báo chi phí linh kiện, vật liệu đang tăng mạnh, điều này đẩy chi phí sản xuất của các công ty công nghệ và chip lên cao.
"Áp lực về chi phí cuối cùng có thể được chuyển sang cho người dùng. Mọi người trong ngành đều lo về việc chi phí tăng trên toàn bộ chuỗi cung ứng tổng thể. Ngành bán dẫn đã và đang trực tiếp trải qua sự gia tăng chi phí đó", ông Liu nói, đồng thời nhấn mạnh rằng ngành bán dẫn cũng quan ngại về những bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm nay.
TSMC cho biết nhu cầu về smartphone, máy tính và TV bắt đầu chậm lại
Tuy nhiên, TSMC nhiều khả năng sẽ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng và chi tiêu vốn cho năm 2022. "Bất chấp sự chậm lại ở một số lĩnh vực, chúng tôi vẫn nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ trong ứng dụng ô tô, máy tính hiệu suất cao và kết nối internet của các thiết bị liên quan. Với năng lực hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả khách hàng. Chúng tôi sẽ sắp xếp lại và ưu tiên đơn hàng cho những khu vực có nhu cầu tốt".
Phát biểu của Chủ tịch TSMC được đưa ra vào thời điểm các tổ chức toàn cầu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến cắt giảm dự báo toàn cầu vào tháng 4.2022 do tình hình chiến sự Nga - Ukraine và bất ổn kinh tế vĩ mô ở một số quốc gia. Trước đó, IMF ước tính tăng trưởng toàn cầu là 4,4% trong năm nay. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2022, thấp nhất trong 30 năm. Theo Nikkei đưa tin hôm 28.3, Apple cũng giảm đơn đặt hàng cho iPhone SE mới ra mắt gần đây.
Giống như các nhà sản xuất chip khác, TSMC đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn chưa từng thấy bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2020. TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là thước đo nhu cầu điện tử toàn cầu. Ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan là nền kinh tế bán dẫn lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu, chỉ sau Mỹ.
TSMC, MediaTek thuê hơn 10.000 nhân viên trong năm nay Các công ty Đài Loan vẫn phải đối mặt với sự thúc đẩy mạnh mẽ của toàn cầu khi cuộc khủng hoảng chip chưa chấm dứt. Theo Nikkei, hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan có kế hoạch thuê hơn 10.000 kỹ sư trong năm nay, để thúc đẩy kế hoạch mở rộng mạnh mẽ và duy trì lợi thế...