TS Nguyễn Ái Việt: Học xong năm thứ nhất, sinh viên ngành CNTT của Đại học Đại Nam đã có thể đi làm
Vừa trở thành Chủ nhiệm Khoa CNTT của Đại học Đại Nam không lâu, TS Nguyễn Ái Việt cho biết ông đã xây dựng chương trình đào tạo mới với rất nhiều cải tiến để áp dụng từ năm học 2021 – 2022.
Sinh viên Đại học Đại Nam trong giờ thực hành CNTT
Theo chương trình mới xây dựng, học phần của các môn cơ bản sẽ chuyển về những năm học sau để các năm học đầu tiên được tập trung vào các kiến thức toàn cảnh và các kỹ năng. Chỉ cần học xong năm thứ nhất, sinh viên ngành CNTT ở đây sẽ có đủ kinh nghiệm và hiểu biết cần thiết về các hệ thống máy tính để có thể hỗ trợ kỹ thuật cho hầu hết các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
Hết năm thứ hai, sinh viên sẽ lập trình thông thạo theo yêu cầu thiết kế. Hết năm thứ ba, sinh viên sẽ thiết kế được các ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng. Năm thứ tư, khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ biết tích hợp các hệ thống phức tạp áp ứng yêu cầu chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bên cạnh đó sinh viên ngành CNTT có thể lấy thêm các chứng chỉ chuyên gia công nghệ mới nhất để tăng tính cạnh tranh của mình trên thị trường toàn cầu.
Đại học Đại Nam chú trọng đẩy mạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp CNTT. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ cùng tham gia đào tạo sinh viên theo đơn đặt hàng của mình để sinh viên có điều kiện theo đuổi các bài toán ứng dụng CNTT thực tế.
Không dừng lại ở đó, Khoa CNTT cũng phối hợp với các ngành học khác trong trường để hình thành các dự án chung với sự tham gia của sinh viên các ngành kinh tế – thương mại, cơ khí – chế tạo máy, kiến trúc – xây dựng, Y-Dược, ngoại ngữ,… cho những yêu cầu về ứng dụng CNTT của các ngành học này, nhằm đưa năng lực ứng dụng CNTT thành điểm mạnh của sinh viên các ngành tại Đại học Đại Nam.
Video đang HOT
Kỳ vọng về tương lai của ngành học CNTT, TS Nguyễn Ái Việt cho biết đây là ngành học có sự thay đổi rất nhanh chóng và vì thế, bên cạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp thì bản thân các giảng viên cũng phải luôn cập nhật kiến thức nhằm đổi mới giáo trình giảng dạy cho chính mình. Vì CNTT là lĩnh vực liên quan đến rất nhiều nhu cầu ứng dụng nên mong muốn của TS Nguyễn Ái Việt là trong thời gian tới sẽ thường xuyên có những hội thảo chuyên đề cho sinh viên và các doanh nghiệp về những nhu cầu này.
Chàng trai nhút nhát trưởng thành từ trải nghiệm SV
"Lăn lộn" trong các trải nghiệm thời đại học, chàng sinh viên nhút nhát hướng nội ngành CNTT đã lột xác ngoạn mục để tự tin và được tuyển dụng thẳng ngay sau khi tốt nghiệp, không phụ công sức định hướng của mẹ.
Mẹ dày công chọn ĐH trải nghiệm mong con "lột xác"
Hoàng Văn Thắng là con trai đầu của cô Minh Huệ (Giáo viên, TP Vinh, Nghệ An). Cậu học giỏi, có năng khiếu Tin học ở bậc phổ thông, nhưng tính cách khá nhút nhát. Học ĐH sẽ là cơ hội đầu tiên cô Huệ để con bước vào cuộc sống tự lập, cô mong muốn ngoài tập trung học hành, cậu con trai có phần nội tâm của mình sẽ được học ở trường học nhiều trải nghiệm, được nhiều bạn bè "rủ tham gia các hoạt động" cho dạn dĩ, tự tin hơn.
"Gia đình chăm chút và bao bọc suốt thời phổ thông khiến con nhút nhát, vốn sống ít. Lên ĐH, phải sống xa nhà nhưng mình quyết dằn lòng, động viên để con tự khám phá, va vấp với cuộc sống." Cô Huệ chia sẻ.
Để tâm đến việc tìm môi trường vừa giúp con học tốt vừa giúp con bước ra khỏi vỏ bọc nhút nhát của mình, cô Huệ tốn không ít tâm sức. "Trong quá trình con chọn trường, mình và con từng tham quan môi trường học tập ở một số trường khác nhau. Mình quan tâm đến những ngôi trường có nhiều hoạt động trải nghiệm, sự kiện sinh viên. Nhìn các bạn SV năm 2, năm 3 năng động, tự tin, tham gia sự kiện nhiệt tình, mình mong con trai cũng được như các anh chị khóa trên."
Cuối cùng, Thắng chọn học Kỹ thuật phần mềm của ĐH FPT. Động viên con ngoài giờ học tích cực tham gia các hoạt động sự kiện của trường, cô Huệ tin rằng trải nghiệm ở ĐH sẽ cho con mình nhiều vốn sống, kỹ năng thực tế hữu ích.
Tích cực trải nghiệm, có bản lĩnh được tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp
Thắng (áo kẻ caro) tham gia thuyết trình cho sản phẩm của nhóm mình trong Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học FPT Edu 2019
Ở ĐH FPT, Thắng cũng như các sinh viên khác được trải nghiệm nhiều hoạt động xoay quanh 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm các hoạt động và khóa học kỹ năng thế kỷ 21, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông, trải nghiệm các xu thế xã hội và văn hóa tương lai, trải nghiệm thế giới đa văn hóa. Hơn 40 CLB với hàng trăm hoạt động sự kiện mỗi năm chờ đón sinh viên ĐH FPT tham gia.
Mới vào trường, Thắng nhìn các CLB Guitar, CLB Vovinam hay văn hóa Nhật Bản mà "mê lắm". Nhưng cậu học trò thành Vinh khi ấy chưa dám tham gia, chỉ len lén đăng ký thành viên CLB Kỹ sư cầu nối Nhật Bản vì "Liên quan đến lập trình, mà cái đấy mình tự tin hơn." Thắng kể.
Trở thành thành viên CLB, sự kiện nào bạn bè cũng kéo Thắng tham gia, có khi chẳng liên quan đến lập trình. "Mình thấy tự tin hơn hẳn, không ngại gặp người lạ hay tham gia vào những công việc mới. Chạy sự kiện, có nhiều khâu tưởng chừng vớ vẩn nhưng cũng thử thách khả năng xoay sở, ứng biến tình huống của mình. Nó cho mình thêm kỹ năng sống, kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ bạn bè mà sách vở không dạy được." Thắng chia sẻ.
Một trong những trải nghiệm sự kiện mà Thắng thích nhất ở ĐH FPT đó là tham gia các sân chơi lập trình dành cho sinh viên toàn quốc. Đúng sở trường, được giao lưu với bạn bè cùng sở thích và thoải mái tạo ra những sản phẩm công nghệ theo sáng tạo của mình khiến Thắng hào hứng. Ngoài ra, nam sinh này còn nhiều trải nghiệm mới: "Mình tự học thêm được nhiều kỹ năng sống như là tranh luận thế nào cho thuyết phục, thuyết trình ra sao cho tự tin, hay là đi chợ "Trời" mặc cả kiểu gì để mua được linh kiện tốt và rẻ nhất." Thắng hóm hỉnh kể.
Thắng cùng nhóm phát triển sản phẩm giành giải Nhất tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học FPT Edu 2019
Có vốn sống, khả năng thích nghi, sự tự tin toát ra từ tri thức và kỹ năng, lại thêm thành tích nhiều lần "chinh chiến" các cuộc thi, tốt nghiệp ĐH, Thắng trúng tuyển ngay vào một doanh nghiệp công nghệ lớn với vị trí sở trường. Nhìn lại con trai mình sau 4 năm học và trải nghiệm tại ĐH FPT, cô Minh Huệ xúc động: "Quãng thời gian học ĐH khiến con tự tin, năng động và quyết định đến cả thành công tương lai của con. Đúng là có những thứ sách vở không dạy được, chỉ có thể có được qua khám phá, trải nghiệm."
Ngoài ra, cô Huệ cũng chia sẻ: "Các hoạt động trải nghiệm của sinh viên ĐH FPT đều được thầy cô, cán bộ theo sát hỗ trợ nên mình yên tâm rằng con luôn có trải nghiệm phù hợp, tích cực. Trường có đầy đủ tiện ích: ký túc xá, nhà ăn, khu luyện tập thể thao... trong khuôn viên nên đời sống sinh viên của con lành mạnh, thoải mái lắm."
Sau khi Thắng tốt nghiệp, cô Huệ quyết định cho con trai thứ 2 của mình đăng ký học ở trường của anh với mong muốn nam sinh này cũng có được đời sống sinh viên nhiều trải nghiệm và có quá trình trưởng thành đáng nhớ như anh trai.
Sau 2 tháng cho con lớp 1 luyện chữ cùng gia sư, bà mẹ ở TP. HCM tá hỏa khi xem vở của con Nhìn những trang vở của con, bà mẹ này thực sự không thốt nên lời. " Các mẹ ơi, các mẹ nghĩ sao khi mình thuê gia sư dạy lớp 1 con mình như này? Bé viết ở trường tuy không đẹp nhưng còn đọc được, cô gia sư dạy viết gần 2 tháng nay, dạy kiểu gì mình tá hỏa khi xem...