TS Mỹ tiết lộ 5 cách làm sạch gan: Số 5 rất đặc biệt nhưng người Việt lại dễ thực hiện
Bạn không nên đợi đến lúc gan đưa ra các dấu hiệu cảnh báo bị hỏng mới bắt đầu “rục rịch” chăm sóc bộ phận này. Tiến sĩ Axe hướng dẫn 5 cách chăm sóc hàng ngày rất hiệu quả.
Tình hình sức khỏe của mỗi người phụ thuộc vào khả năng cơ thể loại bỏ và thanh lọc các độc tố. Hiện nay, với tình trạng tiếp xúc với các chất độc môi trường, các sản phẩm chăm sóc cơ thể độc hại và thực phẩm chế biến không tốt, hầu hết mọi người có nhu cầu thải độc cơ thể.
Một bộ phận tham gia hầu hết quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để cho cơ thể ngày một khỏe mạnh chính là gan. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt, con người phải bảo vệ lá gan.
Thực tế, gan là một trong những bộ phận làm việc chăm chỉ nhất trong cơ thể. Nó đảm nhận rất nhiều chức năng khác nhau như lọc máu, sản xuất hóc-môn, dự trữ năng lượng, tạo ra các hợp chất giúp ruột tiêu hóa thức ăn, tiết dịch mật và chuyển hóa chất béo.
Có thể thấy khi gan hoạt động không đúng cách do bị tổn thương và hư hại, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn không nên đợi đến lúc gan đưa ra các dấu hiệu cảnh báo hư tổn như đau bụng, vàng da hoặc vàng mắt, đau khớp, mạch máu xuất hiện trên da, mệt mỏi, tăng cân, nước tiểu sẫm màu mới bắt đầu “rục rịch” chăm sóc gan.
Theo tiến sĩ Josh Axe, một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ, thật may mắn là chúng ta có thể cải thiện chức năng gan bằng những thói quen hàng ngày. Và anh cũng chia sẻ 5 bước lạm sạch gan hiệu quả và an toàn.
1. Loại bỏ các thực phẩm độc hại ra khỏi chế độ dinh dưỡng
Nếu đang theo một chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường, dầu hydro hóa, bạn đang đặt sức khỏe của lá gan vào tình trạng tổn thương.
Tiến sĩ Axe khuyên mọi người hãy thay thế những thực phẩm nói trên bằng những lựa chọn tốt cho gan. Ví dụ, bạn hãy ăn ức gà nướng thay cho thịt xông khói; ăn trái cây tươi, các loại hạt thay vì khoai tây chiên hay các món ăn nhẹ được chế biến sẵn.
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn cần đảm bảo các enzyme tiêu hóa hoạt động tốt. Vấn đề với men gan cũng có thể góp phần gây bệnh gan và liên quan đến các bệnh tiêu hóa khác như bệnh Crohn.
Video đang HOT
2. Uống nước ép rau
Rất ít người có thể ăn sống được tất cả các loại rau. Tuy nhiên, bằng các ép các thực phẩm này, bạn có thể dễ dàng nhận đủ 4-5 khẩu phần rau mà cơ thể cần để thải độc gan hiệu quả.
Khi gan bị tổn thương, nước ép rau giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn và gan cũng dễ hấp thụ hơn. Các loại rau quả lý tưởng để làm sạch gan bao gồm bắp cải, súp lơ và bắp cải Brussels. Bạn cũng có thể thêm các lựa chọn khác bao gồm cà rốt, củ cải và rau xanh.
Những loại rau này giúp giảm nồng độ axit trong máu, tạo ra sự cân bằng PH. Hơn thế nữa, hàm lượng chất xơ cao trong rau cũng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình loại bỏ độc tố trong cơ thể.
3. Bổ sung thực phẩm giàu kali
Bạn có biết cơ thể phải nạp khoảng 4.7000 miligram kali/ngày không? Chắc chắn là không rồi. Thực phẩm giàu kali giúp hạ huyết áp tâm thu, giảm cholesterol và hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh, đặc biệt thanh lọc gan rất hiệu quả.
Hãy bổ sung các thực phẩm như khoai lang, nước sốt cà chua, rau lá xanh, rau cải bó xôi, các loại đậu và chuối.
Chú ý: Nếu xét nghiệm thấy thận chứa hàm lượng kali cao, bạn nên hạn chế tiêu thụ lượng thực phẩm giàu kali.
4. Bổ sung một số thực phẩm chức năng
Tiến sĩ Josh Axe, một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ.
Cây kế sữa được mệnh danh là “vua” của các loại thảo dược giải độc vì thế mà mọi người nên dùng để làm sạch gan. Thảo dược này có tác dụng loại bỏ các kim loại nặng, các loại thuốc, chất ô nhiễm môi trường và cồn tích tụ trong gan.
Ngoài ra, nó còn giúp giảm các tác động tiêu cực lên gan sau khi bệnh nhân ung thư thực hiện hóa trị và xạ trị.
Các bạn đừng quên củ nghệ, vốn được biết đến để giảm đau, chống trầm cảm hiệu quả; hỗ trợ hệ tiêu hóa; giúp để khôi phục lại sự cân bằng lượng đường trong máu khỏe mạnh và hỗ trợ mô gan khỏe mạnh và chuyển hóa gan.
Ngoài ra, rễ bồ công anh cũng được công nhận là một thảo dược thải độc gan rất tốt. Thảo dược này có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, cho phép gan loại bỏ độc tố nhanh chóng. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng lượng đường trong máu, làm giảm chứng ợ nóng.
Rễ ngưu bàng cũng là một lựa chọn cho mọi người để thải độc cơ thể, bằng cách làm sạch máu, từ đó hỗ trợ chức năng gan.
5. Ăn gan bổ gan
Gan bò hay gan gà được chăn nuôi theo phương pháp sạch chứa nhiều vitamin A và B, axit folic, sắt, đồng, kẽm, cholin và CoQ10. Gan động vật là một trong những thực phẩm nhiều dưỡng chất mà chúng ta có thể ăn.
Nhưng các bạn lưu ý, nên chọn gan của những động vật được nuôi không dùng chất kháng sinh, chất kích thích, thuốc trừ sâu… Còn với những người không ăn nội tạng động vật, hãy uống viên thuốc chiết xuất từ gan bò.
Theo soha.vn
Bàn tay đột nhiên tê ngứa, mất cảm giác có thể là do những vấn đề sức khỏe sau đây gây ra
Bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên bàn tay cũng có thể ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà bạn đang có nguy cơ mắc phải.
Cơ thể của chúng ta có thể ẩn chứa rất nhiều căn bệnh mà mắt thường đôi khi không thể nhìn thấy được. Trong đó, tình trạng tê cứng ở một số bộ phận trên cơ thể cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mà bạn không nên xem thường. Đặc biệt, nếu gặp phải tình trạng tê cứng bàn tay thường xuyên thì nên tìm hiểu xem nguyên nhân đến từ đâu.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết thì chúng sẽ dần cảnh báo qua triệu chứng tê mỏi bàn tay. Lúc này, người bệnh sẽ thường cảm thấy run rẩy ở bàn tay và các ngón tay. Đồng thời, nếu không được chữa trị sớm thì có thể gặp phải biến chứng mắc hội chứng ống cổ tay.
Cơ quan thần kinh có vấn đề
Những người nghiện rượu bia thường xuyên rất dễ gặp phải một vài hư tổn trực tiếp trên cơ quan thần kinh của mình. Dần dần, nó sẽ tích tụ và phát ra triệu chứng đau cánh tay hoặc tê mỏi bàn tay.
Mắc bệnh Lyme
Bệnh Lyme vốn được biết đến là căn bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt). Tác nhân gây ra bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b). Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn nên chú ý là cảm cúm, ốm sốt, lạnh run người, chân tay nhức mỏi... Và nếu không được điều trị từ sớm thì tình trạng đau khớp, tê mỏi tay sẽ dần chuyển biến thành nhiều vấn đề sức khỏe tai hại.
Tay có nang hạch
Tình trạng này thường xảy ra ở những vị trí như khớp cổ tay, khớp khuỷu tay... từ đó gây đau nhức cánh tay và tê mỏi bàn tay. Thật may đây chỉ là một căn bệnh lành tính, không gây sưng viêm, đau đớn. Tuy vậy, nếu khối u cứ phát triển to dần lên mà không chữa trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của khớp về sau.
Mắc bệnh đột quỵ
Bàn tay bị tê mỏi, khó cử động cũng có thể là do lượng máu từ não đi xuống đang tắc nghẽn. Biểu hiện dễ nhận ra nhất là tay chân khó cử động, khó thao tác, nhức mỏi... Ngoài ra, người mắc bệnh cũng sẽ cảm thấy việc đi lại trở nên khó khăn, thậm chí còn không thể nhấc chân lên như bình thường được.
Theo Helino
5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tuyến giáp Sờ thấy khối u ở vùng cổ, khàn tiếng, nuốt vướng... có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp. Ảnh minh họa Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp là...