TS. Lê Thẩm Dương ‘giải mã’ lý do phải học đại học
Nhằm giúp tân SV hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc học đại học; trang bị kiến thức và những kỹ cần thiết, trường ĐH Đại Nam đã mời diễn giả Lê Thẩm Dương chia sẻ về chủ đề “Tại sao phải học đại học”.
Buổi Talkshow được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của gần 4.000 sinh viên hai khóa 13 và 14 trường ĐH Đại Nam.
TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu mở đầu sự kiện
Phát biểu mở đầu Talkshow, TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Đại Nam (DNU) nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa SV thành công và SV thất bại là động cơ học tập. SV có động cơ học tập biết mình cần gì và phải làm gì khi vào đại học… Hy vọng rằng, sau khi được diễn giả Lê Thẩm Dương truyền lửa, các em sẽ xác định được mục tiêu học đại học và hành động để thay đổi chính cuộc đời của mình”.
Không học đại học có thể thành công?
Bắt đầu buổi chia sẻ với thầy trò Đại Nam, diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết hiện có rất nhiều quan điểm về việc học đại học, trong đó có quan điểm “không cần học đại học vẫn thành công” với việc đưa ra rất nhiều minh chứng điển hình như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg…
Tuy nhiên, ông khẳng định đây là sai lầm nghiêm trọng “người ta không hiểu nên người ta nói vậy thôi”. Diễn giả dẫn chứng: Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Bầu Đức của Việt Nam là những trường hợp vô cùng cá biệt trên thế giới. Trên thực tế, họ là những người học nhiều nhất và chưa bao giờ dừng học tập.
Hơn 4.000 chỗ ngồi được phủ kín bởi màu áo cam truyền thống của DNU
Theo diễn giả: “Nhân loại đã phải đổ cả máu và nước mắt để chứng minh, còn tôi chỉ là người đi nói lại với các bạn. Đó không phải là tri thức tôi phát minh ra. Không học đại học mà vẫn thành công ư? Đừng lầm tưởng nữa!”
Thành công không trông chờ được vào may rủi
Diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết thêm, đại học không phải con đường học tập duy nhất nhưng chất lượng cuộc sống của người có học và người không học có sự phân hóa rất lớn.”Các bạn đã trên 18 tuổi, quyết định tương lai trở thành ai là do quyết định của bạn.”
Diễn giả Lê Thẩm Dương như được truyền lửa bởi gần 4000 thầy trò Đại Nam
Video đang HOT
Các nghiên cứu cũng cho thấy, 80% người nghèo khổ trong xã hội không có học sau phổ thông; 90% người giàu là người có học từ đại học trở lên. Con số thống kê này phản ánh đúng bản chất và tác động của tri thức với cuộc sống con người. Thành công của con người không trông chờ được vào may – rủi.
Tân sinh viên DNU tự tin giao lưu cùng diễn giả Lê Thẩm Dương
Đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ
Cũng theo diễn giả Lê Thẩm Dương, ở đời có 5 người thầy: Người thầy thứ nhất là thầy cô giáo trong trường; người thầy thứ 2 là chính mình, người thầy thứ 3 là bạn mình, người thầy thứ 4 là thần tượng, người thầy thứ 5 là internet và sách. Trong 5 người thầy, người thầy thứ 5 là lợi hạt nhất, bởi “đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ”.
“Tất cả các mệnh đề trên đều đi đến một mệnh lệnh là các bạn phải học. Nếu chưa có cơ hội học cả 5 người thầy thì học chính thầy cô trong trường của mình trước”, diễn giả chia sẻ thêm.
Hãy khôn ngoan trong việc định vị bản thân
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ những người không biết nhìn xa trông rộng mới “từ chối” học đại học hay nói cách khác các bạn đang không biết tự định vị chính mình.
Diễn giả Lê Thẩm Dương khuyên rằng: “Hãy khôn ngoan trong việc định vị chính mình để hiểu mình rồi ra quyết định và xây dựng cơ sở hành động. Bạn sẽ phải học trên nền tảng, gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, sở trường, đam mê…”
Cũng theo ông, mọi sự học sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không có khát vọng, không có niềm tin, không có đam mê. “Tân SV cần tìm kiếm niềm tin trước khi bắt đầu học đại học. Khi các bạn có niềm tin rồi thì triết lý khai phóng nó tự xuất hiện. Nó phóng toàn bộ năng lực của bạn ra, để bạn học không biết mệt. Khi các bạn ứng dụng được vào thực tiễn các bạn sẽ xóa đi được hình ảnh con lừa cõng sách.”
Tại sao phải học đại học?
Từ các luận điểm và minh chứng trên, diễn giả Lê Thẩm Dương đã khái quát lại 4 lý do phải học đại học:
Thứ nhất, học đại học giúp các bạn hình thành phẩm chất đầu tiên bắt buộc các bạn phải có, đó là làm việc ở khu vực nhưng tư duy phải toàn cầu.
Thứ hai, đại học giúp con người phát triển toàn diện và phương pháp hành động chuẩn mực.
Thứ ba, đại học dạy bạn tư duy hành động. Đó là tư duy tấn công chứ không phải tư duy phòng thủ.
Thứ tư, đại học giúp cho các bạn một phẩm chất bắt buộc bạn phải có đó là thay đổi, thay đổi và thay đổi.
Hội đồng trường, Ban Giám hiệu trường ĐH Đại Nam chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả
“Cạnh tranh tạo ra cái vĩ đại. Vì vậy, hãy yêu lấy chính mình, hãy tôn trọng chính mình và trân trọng cơ hội học tập đang có. Tôi nhìn thấy các bạn SV Đại Nam đầy nội lực tiềm ẩn mà các bạn lại sử dụng nguồn lực sai thì tiếc quá…”, diễn giả Lê Thẩm Dương nhắn nhủ,
Nam sinh 28 tuổi vượt qua 'vực sâu' thách thức để bước vào giảng đường đại học
Nguyễn Minh Hiếu (SN 1992) sinh ra trong nghèo khó ở một vùng quê Khánh Hòa. Hiếu mất bố từ ngày còn trong bụng mẹ do một vụ tai nạn.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai mẹ con Nguyễn Minh Hiếu từng phải ở tạm trong một ngôi đình nhiều năm nên cậu không dám nghĩ tới chuyện có ngày được học đại học.
Tuy nhiên, với những nỗ lực của bản thân khi giành học bổng, năm 28 tuổi Hiếu đã chạm tay vào giảng đường đại học.
Infonet đã có cuộc trò chuyện với Hiếu xung quanh nỗ lực và thành công của cậu trên chặng đường chinh phục học bổng và trở thành sinh viên trường quốc tế.
Nguyễn Minh Hiếu đã nỗ nực rất nhiều để được học đại học.
PV: Hiếu có thể kể chia sẻ kỹ hơn về hoàn cảnh khó khăn của mình trước đây?
Nguyễn Minh Hiếu: Sau khi học xong cấp 3, em có thi được vào đại học nhưng em không đi học, vì gia đình không có điều kiện lo cho em đi học, mẹ em chỉ đi làm thuê, mẹ giặt từng thau đồ để có đủ cái ăn cho hai mẹ con.
Vì thế, em nghĩ là em không nên tiếp tục học vì mẹ em không có khả năng giúp em vượt qua được thời gian khó khăn đi học.
Cơm ăn ngày lo ba bữa còn không đủ nên em không muốn làm gánh nặng cho mẹ mình. Mặc dù có thể nhận hỗ trợ vay tiền đi học nhưng với em vẫn còn những khó khăn khác mà chỉ em mới biết rằng mẹ sẽ không thể giúp được em.
Ba em mất khi em chưa ra đời vì một vụ tai nạn nổ trên núi. Kể từ đó, mẹ em ở vậy nuôi em.
Em được nhận làm công việc chở bánh mì mỗi ngày cho một người họ hàng trong xóm. Mỗi ngày em đều đến chở bánh mì đi giao cho các tiệm bánh mì trong thị trấn từ 5h sáng đến 12hh trưa, và từ 2h chiều đến 6h hoặc 7h tối, ngoài giờ học là em đi bán bánh mì.
Em chỉ gom đủ tiền phụ mẹ mua thêm gạo ăn mỗi ngày. Em nghĩ là không được có điều kiện để học nữa thì thôi vậy, và em giữ ý nghĩ đó mãi cho đến khi em biết đến một học bổng qua chương trình trên VTV.
PV: Hiếu có thể kể chi tiết hơn về quá trình vừa học vừa làm, em đã nỗ lực như thế nào và thành quả ra sao?
Nguyễn Minh Hiếu: Ban đầu khi nộp hồ sơ vào nhận học bổng em khá nghi ngờ. Tất cả những gì em muốn lúc đó là để có thể có một chỗ ở an toàn hơn và để tiếp tục việc học bổ túc.
Đỗ học bổng là một bước ngoặt lớn nhất thay đổi cuộc đời em. Mới đầu em cũng còn bỡ ngỡ, môi trường sống mới, gặp những người bạn mới cũng có hoàn cảnh đặc biệt gần giống với mình nên ai cũng phải vượt qua giai đoạn đầu thử thách.
Ở đó, em được học kỹ năng sống, chương trình Tiếng Anh và chuyên môn phục vụ chăm sóc khách hàng, được tham gia các hoạt động ngoại khoá, được tham gia các hoạt động từ thiện xã hội khác.
Những tháng đầu tiên xa nhà thì em thấy nhớ nhà, không quen cuộc sống tập thể, có những mâu thuẫn xảy ra trong một môi trường sống tập thể, nhưng rồi mọi thứ cũng quen dần.
Quá trình em vừa học vừa thực tập kỹ năng ở nhà hàng cũng có những khó khăn như không hiểu khách nước ngoài nói gì, không bê đồ ăn tốt bị khách phàn nàn, bị anh chị nhân viên nhắc nhở nhiều... Những điều đó xảy ra làm bản thân em cảm thấy lo vì mình chưa tiến bộ nhiều.
Theo thời gian, mọi thứ trở nên tốt hơn vì em luôn cố gắng, chịu học hỏi và biết lắng nghe người khác. 2 năm trôi qua nhanh trong chớp mắt, khóa học của em hoàn thành với lễ tốt nghiệp diễn ra vào tháng 7 năm 2013.
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại, cuối cùng ở tuổi 28, em cũng chạm ngõ giảng đường đại học nhờ chương trình Học bổng RMIT Việt Nam năm 2020.
PV: Dự định của Hiếu trong tương lai là gì?
Nguyễn Minh Hiếu: Em sẽ tham gia những hoạt động xã hội khác bên cạnh việc tìm một công việc tốt hơn để duy trì cuộc sống và giúp đỡ người khác.
Về lâu dài, em mong muốn mở một mô hình giáo dục từ thiện để giúp các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa hoặc các em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học.
PV: Hiếu muốn nhắn gửi điều gì đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn?
Nguyễn Minh Hiếu: Cuộc sống luôn có khó khăn, học cách vượt qua được 1 khó khăn thì sẽ học được cách vượt qua mọi khó khăn.
Em nghĩ rằng luôn sống tốt và trái tim hướng về những điều tốt đẹp, biết giúp đỡ người khác khi có thể, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu học hỏi, tìm kiếm cơ hội và cố gắng, sớm hay muộn không quan trọng, nhỏ tuổi hay lớn tuổi không quan trọng, quan trọng là bạn được sống với hoài bão của chính mình.
Cảm ơn Hiếu về cuộc trò chuyện!
Tân sinh viên đối diện nhiều thách thức khi bước chân vào giảng đường đại học Dịch bệnh, áp lực học tập, cuộc sống sinh hoạt mới... là những điều mà tân sinh viên phải đối diện khi bước vào học đại học năm nay. Trong thế giới đầy biến động, bất định, phức tạp và có cả sự mơ hồ, làm gì để những người trẻ có thể đứng vững và thành công trên con đường đã chọn...