‘Truyền thuyết’ bánh canh Trảng Bàng
Đò vừa qua con sông Vàm Cỏ Đông lặng lờ là đến, tôi về xóm đạo Tha La, nơi cậu tôi gắn bó hầu như cả cuộc đời mình chốn bình lặng này.
ảnh: TẠ TƯ VŨ
Gặp lại nhau bao vui mừng, cậu quyết tự tay nấu món ăn nức tiếng xứ sở của mình, cũng là món tôi vô cùng yêu: Bánh canh Trảng Bàng (ảnh).
Cả ngày hôm đó, tôi thấy cậu qua sông liên tù tì để mua giò heo, các loại gia vị cần thiết cho nồi bánh canh. Suốt một buổi sáng tỉ mẩn lựa chọn hoặc tự thân tìm kiếm đúng nguyên liệu cho nồi bánh canh, mà theo cậu là “đúng chuẩn”, cậu cũng tạm hài lòng để chuẩn bị vào bếp. Bánh canh Trảng Bàng không phải là món ăn xa lạ với tôi, nhưng khi thấy cậu lom khom sau hè, chụm lửa canh nồi nước dùng, tôi biết rằng, đối với cậu, món bánh canh Trảng Bàng không chỉ là một món đặc sản đơn thuần nơi quê hương xứ sở của cậu, mà còn là niềm tự hào của người dân Trảng Bàng như cậu nói riêng….
Video đang HOT
Cậu kể, dưới triều Nguyễn, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, và vùng đất Trảng Bàng ngày nay thuộc huyện Quang Hóa của phủ này. Thời đó cuộc sống nơi này còn hoang sơ, những trảng cỏ lau, cỏ bàng bao la bao bọc cả huyện Quang Hóa. Có một người phụ nữ chuyên đi bán bánh canh, nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, bà hầu như cho nhiều người ăn không trả tiền. Sau này, vì cuộc sống quá cơ cực và sẵn có lòng thương người, bà truyền lại “bí kíp” nấu bánh canh cho nhiều người khác để họ có thể tha phương cầu thực cùng nghề nấu bánh canh của bà. Cậu tôi nói rằng người phụ nữ vô danh đó chính là “bà Tổ” của món ăn nổi tiếng bánh canh Trảng Bàng ngày nay.
Cậu hạnh phúc khi chỉ cho tôi những “bí kíp” ít ai biết để nấu thành công món bánh canh Trảng Bàng. Thứ nhất, bột bánh banh phải là bột gạo, gạo từ Trảng Bàng thì càng tốt, nếu không thì tệ lắm cũng phải gạo nàng Thơm. Cách nấu nước dùng, ngoài xương heo, thì phải có thêm một cái đầu gà nấu cùng, rồi ngò để sử dụng tuyệt đối phải là ngò gai, không được dùng ngò rí… Cậu say sưa chỉ cho tôi nhiều điều khác xung quanh tô bánh canh…
Chiều bên dòng Vàm Cỏ Đông, xa xa là tòa thánh đường Tha La, hai cậu cháu cùng nhau thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng nức tiếng cùng một cảm giác đậm đà tình quê, và hương vị tô bánh canh cậu nấu mang lại. Vị ngọt thanh của nước dùng, vị chua cay của tiêu chanh, vị thơm hương hành, cùng với cảm giác dai dai, ngọt ngào của cọng bánh canh đúng hiệu Trảng Bàng đã mang lại cho cả hai một buổi chiều sảng khoái và đáng thòm thèm mỗi khi tôi nhớ lại.
Bánh canh Trảng Bàng, rõ ràng đây không chỉ là món ngon nức tiếng của xứ sở nắng gió Tây Ninh, mà còn là niềm tự hào riêng của những con người đất Trảng Bàng, như cậu tôi vậy.
Phố bánh canh đèn dầu bán xuyên đêm ở Huế
Đêm muộn, muốn ăn bánh canh mang phong vị Huế, khách có thể tìm đến phố bánh canh Hàn Thuyên, giá mỗi tô chỉ 15.000 đồng.
Bên trong Kinh thành Huế, phố bánh canh Hàn Thuyên có tuổi đời gần 40 năm. Hơn 10 hàng quán chạy dọc vỉa hè đường Hàn Thuyền được che tạm bợ bởi những tấm bạt nilon, lúc nào cũng có khách. Bánh canh Hàn Thuyên đã đi vào ký ức của nhiều người dân Huế bởi không chỉ bán bánh canh, mà còn bán cả những kỷ niệm về hương vị của Huế, về những câu chuyện bên tô bánh canh nóng hổi và cả cảm giác đêm muộn tại thành phố yên ắng.
Con phố banh canh Hàn Thuyên có tuổi đời hơn 40 năm. Ảnh: Ngọc Trân
Bánh canh Hàn Thuyên giá chỉ 15.000 đồng một tô. Khách có nhiều lựa chọn về thức ăn đi kèm như: trứng cút, da, huyết, chả cua, giò heo, chả cá và bò. Bột bánh canh ở Hàn Thuyên cũng đa dạng như bột mì, bột lọc, bột gạo và nui. Đặc biệt, một món phụ mang sức lôi cuốn mãnh liệt chính là tóp mỡ. Tô bánh canh nóng hổi ăn kèm với tóp mỡ giòn tan, béo gậy chính là điều khiến biết bao người yêu thích món bánh canh nơi đây.
Mệ Mai, một người có 30 năm bán bánh canh ở đường Hàn Thuyên, cho hay, hàng quán mở từ chiều tối cho đến rạng sáng hôm sau. Khách đến ăn chủ là học sinh, sinh viên và những người làm đêm. Thời điểm chưa có điện đường, phố bánh canh Hàn Thuyên còn được gọi là phố bánh canh đèn dầu.
Bánh canh Hàn Thuyên có nhiều gia vị. Ảnh: Ngọc Trân
"Đèn dầu được thắp sáng rực từ đầu đến cuối con phố nên người ta gọi đây là phố đèn dầu", mệ Mai nói. Theo bà, hương vị bánh canh Hàn Thuyên khác với các loại khác bởi gia vị trông rất bắt mắt. Những sợi bột to bằng chiếc đũa, hòa quyện với ớt bột, tóp mỡ, chả cá... làm nên nét đặc trưng.
Thường xuyên ghé thưởng thức bánh canh Hàn Thuyên lúc đêm muộn, bạn Thanh Tùng cho hay: "Nước súp bánh canh Hàn Thuyên rất ngon và đặc biệt bởi mình có thể chọn dùng nước súp bò hoặc súp heo. Các chủ hàng quán ở đây lúc nào cũng vui vẻ và thân thiện".
Độc đáo bánh canh mặn nước cốt dừa Đã lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức chén bánh canh mặn nước cốt dừa. Từng sợi bột xắt giòn, dai sừn sựt được phớt màu đỏ gạch của tôm quện trong nước súp nấu bằng nước cốt dừa sền sệt. Bánh canh tôm nước cốt dừa. Húp một muỗng bánh canh tôm bột xắt nước cốt dừa trong khi bụng đang...