Truyền thông Trung Quốc lo lắng về thương vụ Nvidia mua ARM
Thời báo Hoàn cầu ( Global Times) cho rằng việc Nvidia mua ARM là vấn đề “đáng lo ngại” vì có thể ảnh hưởng đến ngành công nghệ Trung Quốc.
“Với căng thẳng Mỹ – Trung và sự đàn áp của Mỹ với hàng loạt doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, nếu ARM rơi vào tay Mỹ, các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ bị đặt vào thế bất lợi trên thị trường”, Global Times, ấn phẩm phụ của People’s Daily – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc – bình luận.
Thương vụ Nvidia mua ARM có thể đối mặt nhiều khó khăn thời gian tới.
Theo tờ báo này, không chỉ Huawei, tất cả công ty công nghệ Trung Quốc được đưa vào Danh sách thực thể của Mỹ có thể bị loại khỏi việc sản xuất chip nếu dùng thiết kế của ARM. Bên cạnh đó, các công ty châu Âu sử dụng công nghệ ARM cũng có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm cho thị trường Trung Quốc, gây ra sự gián đoạn lớn cho chuỗi cung ứng.
Global Times cũng giải thích thêm rằng các công ty bị ảnh hưởng sẽ phải xem xét những lựa chọn thay thế ARM. Điều này vô cùng khó khăn bởi công ty chip có trụ sở tại Anh đang nắm trong tay các bản thiết kế độc quyền chưa có hãng nào có được. Việc không sử dụng thiết kế của ARM có thể khiến các hãng chip Trung Quốc tụt hậu so với thế giới.
Nvidia hôm 13/9 thông báo đã mua lại công ty thiết kế chip ARM từ SoftBank (Nhật Bản) với giá 40 tỷ USD nhưng vẫn hoạt động như hiện tại thay vì sáp nhập. ARM là một công ty trung lập trong ngành công nghiệp điện toán và di động, cung cấp công nghệ của mình cho các khách hàng như Apple, Huawei, MediaTek, Qualcomm, Samsung. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sắp về tay Nvidia – một công ty chuyên về sản xuất chip đồ họa (GPU) của Mỹ – khiến tính trung lập của ARM bị nghi ngờ.
Video đang HOT
Trước đó, khi Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách thực thể hồi tháng 5/2019, ARM đã tạm ngừng các hoạt động kinh doanh với hãng Trung Quốc, nhưng sau đó hợp tác trở lại ở một số mảng nhất định. Giới chuyên gia đánh giá, việc ARM về tay Nvidia có thể sẽ làm phức tạp thêm vấn đề đối với Huawei cũng như bất kỳ công ty Trung Quốc nào đang chịu tác động của các lệnh cấm từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Một số bình luận cho rằng những lo ngại về tính trung lập của ARM sau khi bị Nvidia mua lại, cũng như hậu quả tiềm tàng của nó đối với các công ty Trung Quốc, có thể khiến thương vụ Nvidia và ARM phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý trên toàn thế giới.
CEO Nvidia 'lạc lõng' giữa thương vụ ARM
Jensen Huang, CEO của Nvidia, có niềm tin rất lớn vào sự thành công của thương vụ mua lại ARM, nhưng không phải ai cũng ủng hộ ông.
Huang, người hiện có cổ phần trị giá 12 tỷ USD tại Nvidia - công ty phát triển chip đồ họa của Mỹ - đã quen với việc mọi thứ phải diễn ra theo sự tính toán của mình. Tuy nhiên lần này, thương vụ lớn nhất của Huang không thuận lợi như tính toán. Ông đang phải đối mặt với "cuộc chiến giành niềm tin" từ chính phủ Anh khi công ty của ông thâu tóm ARM.
3h30 sáng (giờ Mỹ), Huang vẫn khoác chiếc áo da quen thuộc ngồi trong nhà ăn của công ty, trầm ngâm, dù Nvidia vừa thâu tóm thành công công ty thiết kế chip ARM có trụ sở tại Anh từ SoftBank với giá 40 tỷ USD. Trong một cuộc gọi qua Zoom với các nhà báo, Huang bối rối trước lo ngại của Anh sau khi Nvidia thông báo mua ARM. "Chúng tôi muốn đầu tư vào Anh", ông nói.
Jensen Huang - CEO của Nvidia. Ảnh: Telegraph.
Chặng đường phát triển của Nvidia
Jensen Huang sinh ra tại Đài Loan ngày 17/21963. Gia đình ông chuyển đến Mỹ 10 năm sau đó. Ông có tuổi thơ êm đềm, nhưng thời sinh viên lại "sóng gió". Ông từng phải cọ rửa nhà vệ sinh trong phòng ký túc xá của trường trước khi nhận bằng về kỹ thuật điện của Đại học Oregon State năm 1984 và bằng thạc sĩ về kỹ thuật điện của Đại học Stanford năm 1992.
Huang đã sáng lập Nvidia năm 1993 cùng Chris Malachowsky và Curtis Priem, vào đúng sinh nhật 30 tuổi của mình. Nhưng trước đó, ông đã có nhiều năm tìm hiểu những bí ẩn bên trong bộ vi xử lý, đồng thời từng tham gia thiết kế chip của AMD.
Ban đầu, các đồng sáng lập gọi công ty là NV, tức "Next Version". Sau đó, để thuận tiện hơn trong kinh doanh, nhóm đã quyết định kết hợp với từ "Invidia" (một từ trong tiếng Latin, có nghĩa là Ghen tị" và chọn "Nvidia" là tên gọi cuối cùng.
Nvidia ra đời vào đầu thời kỳ bùng nổ đồ họa 3D trong trò chơi điện tử. Khi đó, khách hàng không tiếc tay bỏ ra hàng nghìn USD cho card đồ họa, giúp Nvidia kiếm bộn tiền. Từ đó,công ty đã tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ với thế giới trò chơi điện tử.
Việc tập trung cho game đã phát huy tác dụng. Nvidia nổi lên như diều gặp gió từ 1999. Trước toàn thể nhân viên, Huang hứa sẽ xăm biểu tượng "con mắt" Nvidia nếu giá cổ phiếu công ty đạt 100 USD. Chỉ một thời gian ngắn sau, ông đã thực hiện điều đó trên cánh tay trái và bật khóc vì xúc động.
Khi đã đứng đầu mảng sản xuất card đồ họa cho máy tính, tham vọng của Huang bắt đầu thay đổi. Ông muốn công ty chuyển sang sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cao cấp, nhưng là loại máy được các học giả sử dụng để thu thập một lượng lớn thông tin. Sau đó, Nvidia quyết định chi 6,9 tỷ USD để mua Mellanox Technologies - nhà cung cấp phần cứng máy tính của Israel, chuyên phục vụ các trung tâm dữ liệu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, nhu cầu tiền điện tử giai đoạn 2016 - 2018 khiến Nvidia phải tiếp tục sản xuất card đồ họa để cung cấp cho thị trường. Hiện tại, chiến lược của Huang và Nvidia là chuyển từ sản xuất phần cứng chơi game sang các thành phần quan trọng để chạy ứng dụng AI.
Hiện Microsoft sử dụng vi xử lý Nvidia cho hệ thống AI chuyên phân tích ảnh để phát hiện các sản phẩm như túi xách và áo sơ mi trong ảnh của công cụ tìm kiếm Bing. WEpods, công ty chuyên về xe điện tự động ở Hà Lan, cũng sử dụng phần cứng Nvidia cho các hệ thống AI chuyên về định hướng di chuyển và thu thập thông tin môi trường xung quanh.
"Nvidia đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua. Công ty đang có cái nhìn rộng hơn và muốn kiểm soát nhiều hơn những yếu tố nền tảng cho các giải pháp của mình", nhà phân tích Geoff Blaber của CCS Insights, nhận xét. Giá trị của Nvidia đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2016 khi công ty có giá trị khoảng 30 tỷ USD.
Thương vụ khó nhằn với ARM
Thông báo mua lại ARM hôm 13/9 của Nvidia đã không nhận được nhiều ủng hộ như Huang mong đợi. Hai người đồng sáng lập - Hauser và Brown - đã phản đối thương vụ này. Hauser thậm chí đã viết thư cho Thủ tướng Anh giục ông sớm can thiệp vào thỏa thuận của Nvidia nhằm "ngăn nước Anh thành chư hầu của Mỹ".
Phản ứng của các đồng sáng lập Nvidia có thể buộc công ty phải đưa ra ràng buộc pháp lý để đảm bảo ARM vẫn ở Anh và làm việc độc lập như SoftBank đã làm khi mua lại ARM năm 2016.
Brown lo ngại việc thâu tóm ARM có thể khiến Nvidia có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh không cần thiết. Nhưng Huang vẫn tự tin rằng, ARM có thể tiếp tục giữ quan điểm trung lập trong ngành, dù thuộc sở hữu của một nhà sản xuất chip hàng đầu như Nvidia. "Phần lớn chúng tôi không cạnh tranh với khách hàng của ARM. Chúng tôi không sản xuất thiết bị di động", Huang giải thích.
Với Hauser, việc Nvidia mua lại ARM có thể khiến công ty cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Huang khẳng định thương vụ không khiến các dòng chip do công ty sản xuất thay đổi xuất xứ.
Hiện Huang không ngừng lạc quan về thương vụ mua ARM. "Kế hoạch của chúng tôi vẫn đáng tin cậy. Khả năng của chúng tôi là có thật và ý định của chúng tôi hoàn toàn có thể hiện thực hóa", Huang nói.
Thương vụ 40 tỷ USD vừa gây chấn động ngành chip toàn cầu Theo các nhà phân tích, thương vụ thâu tóm ARM của NVIDIA với giá 40 tỷ USD sẽ khiến những đối thủ không mấy hài lòng. Sau một thời gian đồn đoán, NVIDIA đã mua lại ARM, công ty sản xuất chip bán dẫn của Anh với giá 40 tỷ USD. Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận được công bố, các nhà...