Truyền thông Mỹ bối rối với kịch bản Trump tuyên bố chiến thắng sớm
Các tòa soạn khắp nước Mỹ đang chuẩn bị cho một đêm bầu cử tiềm ẩn nhiều biến động, khi Trump được cho là sẽ tuyên bố chiến thắng sớm.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định có bài phát biểu tuyên bố chiến thắng ngay trong đêm 3/11, dù lượng lớn phiếu bầu gửi qua thư tại các bang chiến trường trọng yếu chưa được kiểm đếm, đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trong truyền thông Mỹ.
Các kênh truyền hình sẽ phải chịu áp lực về quyết định có tường thuật bài phát biểu của Trump hay không, bởi một sự kiện như vậy được coi là “tin thời sự”, nhưng nó cũng có thể là thông tin không đúng sự thật, tiềm ẩn nguy cơ kích động bạo lực khắp đất nước và phá hoại tiến trình dân chủ.
Sự xung đột về trách nhiệm này sẽ gia tăng sức ép lên mối quan hệ của Trump với truyền thông Mỹ, vốn đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” suốt 4 năm qua.
Tổng thống Mỹ trong cuộc vận động tranh cử tại Sân bay Khu vực Fayetteville, thành phố Fayetteville, Bắc Carolinc hôm 2/11. Ảnh: AFP
Nếu Trump tìm cách tuyên bố một “chiến thắng” một cách kịch tính như vậy, khi các dữ liệu kiểm phiếu chưa được công bố đầy đủ, nó sẽ đổ thêm dầu vào lửa hoài nghi mà Trump đã thổi bùng lên về tính hợp pháp của cuộc bầu cử, với những tuyên bố lặp đi lặp lại rằng bỏ phiếu qua thư là một hình thức gian lận quy mô lớn.
Video đang HOT
Trump có thể sẽ tự tuyên bố mình là người chiến thắng sau khi chứng kiến “làn sóng đỏ ảo”, những tín hiệu có lợi cho ông khi phiếu bầu trực tiếp được kiểm đếm nhanh hơn so với phiếu bầu qua thư. Với tuyên bố chiến thắng sớm, ông có thể tạo ra cảm tưởng rằng “cuộc bầu cử đã bị đánh cắp” nếu dữ liệu kiểm đếm phiếu bầu qua thư sau đó dập tắt “sóng đỏ ảo” này.
Jake Tapper, phóng viên của CNN, chỉ ra rằng bất kỳ tuyên bố chiến thắng sớm nào cũng vô nghĩa về mặt bầu cử, giống như việc một huấn luyện viên đội bóng khẳng định đã giành chiến thắng chỉ sau một hiệp đấu.
“Đó không phải là cách cuộc bầu cử hoạt động và kết quả kiểm phiếu không phụ thuộc vào tuyên bố của ông ấy”, Tapper nói.
Nhưng nó vẫn khiến truyền thông Mỹ bối rối trước câu hỏi nên đưa tin thế nào về việc một tổng thống tuyên bố “chiến thắng”, vốn có thể thu hút rất nhiều người xem, nhưng lại có khả năng gây bất ổn xã hội nghiêm trọng.
Vivian Schiller, cựu chủ tịch kiêm CEO của Đài phát thanh Quốc gia, đồng thời là giám đốc kỹ thuật số của NBC News, nhận định các hãng tin không có lý do gì để không lường trước hậu quả của một sự kiện như vậy.
Những tiêu đề như “Trump tuyên bố chiến thắng”, đặc biệt là trên mạng xã hội, có thể “định hình dư luận và trở thành vũ khí chống lại sự thật và lòng tin vào quá trình dân chủ”, Schiller nói.
Schiller đang giữ vai trò giám đốc điều hành của Aspen Digital, người đã lên kịch bản cho các ban tin tức về cách đưa tin cho cuộc bầu cử năm nay, đề nghị các kênh truyền hình Mỹ nên tích cực chống lại bất kỳ “chiêu trò” nào của Trump.
Một trong những kỹ thuật đó là hiển thị một cột thông tin, nhằm nhắc nhở khán giả rằng phiếu bầu vẫn đang được kiểm đếm và người chiến thắng vẫn chưa được công bố.
“Nếu Trump tiếp tục đưa thông tin sai lệch trong hơn một, hai phút, hãy cắt ngay sóng tường thuật trực tiếp và để phóng viên giải thích kết quả bầu cử không phải do ứng viên xướng lên. Hãy giải thích tại sao một tuyên bố chiến thắng sớm như vậy vừa sai lầm vừa gây nguy hiểm”, cô nói.
Đêm bầu cử cũng có thể tạo ra thách thức lớn với những người khổng lồ trong giới truyền thông, sau khi đã phải chật vật suốt nhiều tháng để chống lại nạn tin giả suốt quá trình bầu cử. Facebook cho hay sẽ chặn quảng cáo chính trị trên nền tảng của mình sau khi cuộc bầu cử kết thúc, nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của lá phiếu.
Còn Twitter tháng trước cho hay sẽ không cho phép Trump hay Biden tuyên bố chiến thắng trên mạng xã hội này cho tới khi kết quả cuối cùng được quan chức bầu cử tuyên bố, hay ít nhất là hai hãng tin quốc gia uy tín công bố.
Người xem tranh luận phó tổng thống Mỹ tăng vọt
Gần 58 triệu người theo dõi cuộc tranh luận giữa Phó tổng thống Pence và đối thủ đảng Dân chủ Harris, cao hơn nhiều so với sự kiện năm 2016.
Theo dữ liệu do Nielsen công bố hôm 8/10, cuộc tranh luận giữa Phó tổng thống Mike Pence và ứng viên phó thống đảng Dân chủ Kamala Harris tại thành phố Salt Lake tối 7/10 thu hút 57,9 triệu khán giả xem truyền hình, cao thứ hai từ trước đến nay đối với các cuộc tranh luận của ứng viên phó tổng thống.
Số người xem cuộc đối đầu này được tính là các khán giả xem qua 18 kênh truyền hình Mỹ. Con số này cao hơn 56% so với sự kiện 4 năm trước, khi 37 triệu người xem Pence tranh luận với ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Kaine.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (phải) và ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc tranh luận tối 7/10. Ảnh: AFP.
Trong màn đối đầu 90 phút, ông Pence và bà Harris đã tranh luận về các chủ đề Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Tòa án Tối cao và một số vấn đề khác. Quan điểm của người Mỹ chia rẽ khi đánh giá về người thắng trong tranh luận, có người cho rằng Pence chiến thắng, có người nghĩ Harris thể hiện tốt hơn.
Tranh luận giữa các phó tổng thống thường thu hút lượng khán giả thấp hơn so với tranh luận tổng thống. Cuộc tranh luận ngày 29/9 của Tổng thống Donald Trump với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden thu hút 73 triệu người xem, trở thành sự kiện truyền hình có người xem lớn thứ hai trong năm nay tại Mỹ, sau giải vô địch bóng bầu dục Super Bowl.
Kỷ lục xem truyền hình cho một cuộc tranh luận phó tổng thống được thiết lập vào năm 2008, khi Biden tranh luận với bà Sarah Palin, ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa. Cuộc đối đầu này đã thu hút 69,9 triệu người xem.
Đối với cuộc tranh luận Pence - Harris, Fox News dẫn đầu tất cả các kênh truyền hình Mỹ, với 11,9 triệu người xem. Số liệu của Nielsen bao gồm những người xem truyền hình tại nhà và các địa điểm như quán bar, nhà hàng. Nó cũng bao gồm một số lượng người xem truyền hình kỹ thuật số thông qua tivi được kết nối Internet.
Tuy nhiên, số liệu không thể hiện được toàn bộ người xem trực tuyến, vốn đã trở nên phổ biến khi lượng khán giả xem truyền hình truyền thống suy giảm. Cuộc tranh luận đã được phát trực tiếp trên Twitter, YouTube, các trang web và các nền tảng kỹ thuật số khác.
Truyền hình Mỹ bày tỏ sự thích thú với phong cách cà phê của người Sài Gòn trên căn chung cư cũ số 42 Nguyễn Huệ Được nhắc đến là một "sản vật" của người Sài Gòn, căn chung cư 42 Nguyễn Huệ lại lần nữa khiến khách du lịch phấn khởi khoe ảnh check-in ngay khi bức ảnh được chụp về căn chung cư này đăng tải trên một fanpage của kênh truyền hình Mỹ. Nếu như hình ảnh về những tòa chung cư cũ ở Sài Gòn...