Truyền cảm hứng đào tạo nghệ thuật thông qua “Không gian mơ ước” tại Cần Thơ
Nhiều lớp học Lý thuyết Âm nhạc, Thanh nhạc và Nhạc cụ sẽ được diễn ra tại Dream Space Cần Thơ với những nhạc cụ chất lượng cao như piano, guitar, ukulele hay trống jazz giúp lớp học mang tính tương tác cao.
Với Không gian Mơ ước – Dream Space tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, Tổ chức Giáo dục Âm nhạc và Nghệ thuật Biểu diễn Á Châu ( AMPA Education) cùng với sự đồng hành của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (VIA Education) hỗ trợ thế hệ trẻ khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận giáo dục âm nhạc và nghệ thuật chuyên nghiệp.
Trong dự án Dream Space, AMPA Education sẽ cải tạo phòng học, trang bị nhạc cụ, hỗ trợ kết nối nhà trường với các giáo trình đào tạo nghệ thuật và chứng chỉ quốc tế, tổ chức các hội thảo, chuyên đề về chuyên môn cho giảng viên, sinh viên và những người yêu nghệ thuật.
Không gian sáng tạo & truyền cảm hứng
Nhiều lớp học Lý thuyết Âm nhạc, Thanh nhạc và Nhạc cụ sẽ được diễn ra tại Dream Space Cần Thơ với những nhạc cụ chất lượng cao như piano, guitar, ukulele hay trống jazz giúp lớp học mang tính tương tác cao.
Tại Dream Space, giáo dục âm nhạc và nghệ thuật là niềm vui để cảm thụ, được dẫn dắt bởi các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, dựa trên nguồn học liệu phong phú đến từ VIA Education, với những bộ giáo trình giảng dạy âm nhạc kinh điển đầy cuốn hút như Trinity College London.
Ông Thanh Bùi, nhà sáng lập AMPA Education ký kết thỏa thuận chiến lược với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, qua đó tài trợ xây dựng một Không gian Mơ ước – Dream Space và cung cấp chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giáo viên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Là dự án trọng điểm của tổ chức phi chính phủ AMPA Education, Dream Space là một thiên đường học tập và trải nghiệm đa dạng các hoạt động nghệ thuật dành cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên nghệ thuật.
Sau thành công của dự án tại Vĩnh Long và TP.HCM, Dream Space tại Cần Thơ tiếp tục là không gian học tập sáng tạo và truyền cảm hứng, với đa dạng các loại nhạc cụ, nguồn giáo trình, tài liệu học thuật chuẩn quốc tế và nhiều hội thảo chuyên đề hữu ích.
Video đang HOT
Viện Giáo dục Nghệ thuật (VIA Education) đồng hành cùng AMPA Education trong các hoạt động chuyên môn tại Dream Space Cần Thơ
Nâng chuẩn đào tạo nghệ thuật tại địa phương
Được biết, Cần Thơ là trái tim của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cũng là trung tâm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, cũng như giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa.
Hiện nay, nhu cầu phát triển văn hóa, sáng tạo nghệ thuật tại Cần Thơ đặt ra một nhu cầu lớn về đội ngũ nhân sự được chuẩn hóa có chuyên môn cao. Sự có mặt của Dream Space tại Cần Thơ đã hình thành một cộng đồng cùng chia sẻ và phát triển giáo dục nghệ thuật, chuẩn hóa chất lượng đào tạo ở cấp độ cá nhân và tổ chức, thông qua những bằng cấp, chứng chỉ quốc tế phổ biến trong giáo dục nghệ thuật.
Sau khi khánh thành không gian Dream Space tại Cần Thơ, AMPA Education sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhà trường thông qua việc áp dụng các chương trình giảng dạy âm nhạc và nghệ thuật quốc tế cho sinh viên, cung cấp các buổi đào tạo và nâng cao năng lực giáo viên nhằm giúp trang bị cho giáo viên nền tảng vững chắc; để từ đó chia sẻ cho các sinh viên, giáo viên những kiến thức âm nhạc nghệ thuật một cách tối ưu và hoàn thiện nhất.
Ông Nicholas Keyworth – Cố vấn Chương trình Âm nhạc của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam trong buổi hội thảo nâng cao năng lực giáo viên Âm nhạc với bộ giáo trình của Trinity College London.
Đồng hành cùng các cơ sở giáo dục để thiết lập tiêu chuẩn cho giáo dục nghệ thuật tại Việt Nam với quy chuẩn quốc tế và hỗ trợ định hướng sự nghiệp cho thế hệ tương lai, VIA Education cam kết hỗ trợ đầu tư, gây quỹ cho AMPA Education trong hành trình nâng tầm giáo dục nghệ thuật tại Việt Nam.
Không chỉ hỗ trợ các đơn vị giáo dục, từ đây cộng đồng giáo viên âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật tại Cần Thơ được hỗ trợ tối ưu để mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn, thông qua việc đạt đủ điều kiện giảng dạy theo chuẩn quốc tế. Các trường học, cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo có đa dạng lựa chọn để tìm ra hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu của học sinh và phụ huynh, từ đó nâng cao giá trị và chất lượng giảng dạy của trường.
Theo bà Phạm Doãn Hà My, Giám đốc Điều hành AMPA Education: “Dream Space sẽ cung cấp không gian học tập âm nhạc và nghệ thuật đầy sáng tạo, truyền cảm hứng hàng trăm sinh viên của trường và cộng đồng những người đam mê giáo dục nghệ thuật và giáo dục sáng tạo. Bên cạnh đó, các buổi thảo luận, đào tạo nâng cao năng lực giáo viên cũng sẽ diễn ra tại đây, không chỉ dành cho địa phương Cần Thơ mà còn cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Triển khai chương trình GDPT mới: Một số địa phương cón khó khăn về giáo viên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có chuyến công tác, làm việc với một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với việc triển khai chương trình mới, các địa phương đã có kế hoạch đầu tư và lộ trìn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm. Tuy nhiên, khó khăn về giáo viên và cơ sở vật chất vẫn còn hiện hữu.
Thiếu giáo viên
Báo cáo về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh, bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo ngành Giáo dục trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trước mắt là đối với lớp 1 năm học 2020-2021.
Tỉnh cũng đã thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường và các trường tiểu học có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo thành những điểm trường, trường tiểu học có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố. Tỉnh Bạc Liêu cũng đã bố trí nguồn kinh phí hơn 20 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo nhu cầu tối thiểu các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các em học sinh Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Moet.gov.vn)
Khó khăn của tỉnh Bạc Liêu khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là đội ngũ giáo viên cốt cán của tỉnh còn thiếu, thậm chí không có ở một số môn mới, môn ghép và các hoạt động giáo dục. Cũng do ngân sách khó khăn nên năm 2020, tỉnh chưa bố trí được kinh phí để triển khai hoạt động bồi dưỡng đại trà cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Để đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo quy định, dự kiến tỉnh Bạc Liêu cần nguồn kinh phí gần 1.820 tỷ đồng để đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, THCS và THPT giai đoạn 2021-2025.
Hay như tại Trà Vinh - một trong những địa phương khó khăn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại Trà Vinh cũng còn không ít hạn chế. Trong đó, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa đạt chuẩn theo quy định còn khá cao; vẫn còn tình trạng thừa - thiếu giáo viên ở các cấp học, môn học; cơ sở vật chất, trường lớp xuống cấp, thiếu thốn.
Đại học địa phương tham gia vào đào tạo giáo viên
Đối với 2 điều kiện căn cốt là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất để triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ đồng hành cùng tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng... nói riêng, các địa phương khác trên cả nước nói chung để rà soát, hoàn thiện 2 đề án về phát triển đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2021-2025. Còn tại Bạc Liêu, riêng đề án về đội ngũ giáo viên, theo Bộ trưởng cần gắn với nâng cao năng lực đào tạo của Trường Đại học Bạc Liêu.
Từ những kết quả đã đạt được trong triển khai chương trình lớp 1, Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát huy cho những năm tiếp theo. Trong đó, trước mắt cần chỉ đạo tốt việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6; kiện toàn nhóm biên soạn tài liệu giáo dục địa phương để sớm hoàn thiện tài liệu địa phương lớp 1 và các lớp tiếp theo. "Đây không chỉ là tài liệu dạy học mà còn là công trình văn hóa của địa phương nên phải được thực hiện công phu, chuẩn về nội dung, đẹp về hình thức", Bộ trưởng nói.
Để dư luận nhân dân hiểu rõ về quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là những kết quả thực hiện chương trình lớp 1 thời gian vừa qua, Bộ trưởng đề nghị, ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông. Đồng thời, chú trọng công tác phối hợp, thường xuyên kết nối với các đơn vị của Bộ GD&ĐT để cùng trao đổi, "gỡ khó" cho quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Chất lượng học sinh lớp 1 ổn hơn năm trước"
Trong chuyến thăm và làm việc tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra thực tế việc triển khai chương trình lớp 1 tại Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, thành phố Bạc Liêu.
Báo cáo với đoàn công tác, cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm có 6 lớp 1 với 263 học sinh. Để triển khai chương trình mới, nhà trường đã chuẩn bị rất kỹ về đội ngũ giáo viên, giáo viên được lựa chọn dạy lớp 1 là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều năm kinh nghiệm.
Ngay từ năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm đã tổ chức cho học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày; đến năm học 2020-2021 không chỉ lớp 1 mà khối lớp 2 cũng đã được bố trí học 2 buổi/ngày. Các phòng học đều được trang bị tivi để phục vụ cho việc giảng dạy.
Sau 6 tháng triển khai chương trình mới, các giáo viên đang giảng dạy lớp 1 tại Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm đều có chung chia sẻ là đã vượt qua được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu và đã mạnh dạn, linh hoạt để làm chủ hoạt động dạy học.
Nhắc lại giai đoạn đầu thực hiện chương trình, cô giáo Tường Vy cho biết, giáo viên phải huy động cả phụ huynh vào cuộc để hỗ trợ giảng dạy cho học sinh tại nhà. Đầu năm khi nhận lớp, lớp của cô có tới 15/49 học sinh thuộc diện yếu. Nhưng với nỗ lực của giáo viên, sự bắt nhịp nhanh chóng của học sinh, kết thúc học kỳ I, lớp 1 do cô Tường Vy chủ nhiệm chỉ còn 2 học sinh yếu.
Cô giáo Lê Nguyệt Ánh, giáo viên Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm cho biết, lớp 1 do mình chủ nhiệm chỉ còn 1/47 học sinh chưa theo kịp chương trình sau khi kết thúc học kỳ I, đó là nhờ có sự hợp tác chặt chẽ của phụ huynh.
Cô Ánh cho hay, ngay từ đầu năm học, cô đã thiết lập trên zalo nhóm phụ huynh của lớp để lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cùng đồng hành với con trong quá trình học tập theo chương trình mới. "Nhờ đó mà đến này, phụ huynh không còn than con học khó nữa", cô Nguyệt Ánh chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới thăm lớp học và trò chuyện với giáo viên và học sinh tại Bạc Liêu về triển khai chương trình mới. (Ảnh: Moet.gov.vn)
Ông Huỳnh Chí Hiếu, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Bạc Liêu thông tin, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo xây dựng 5 tổ sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tổ chức các cuộc sinh hoạt, trao đổi. Phòng GD&ĐT cũng đã tổ chức 5 đợt dự giờ giáo viên lớp 1. "Chúng tôi dự giờ ở đây không phải để đánh giá giáo viên mà để cùng "gỡ khó" với giáo viên", ông Hiếu nói.
Lắng nghe chia sẻ của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận sự vào cuộc rất nhanh của các thầy cô giáo và bày tỏ sự vui mừng trước kết quả đánh giá học sinh sau học kỳ I. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, đây mới là trên báo cáo, cần phải khảo sát và kiểm tra thêm để có đánh giá sát thực. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý về việc đảm bảo sỹ số học sinh trên lớp, bởi sỹ số học sinh như hiện nay của Trường Tiểu học Phùng Văn Liêm là quá đông, gây áp lực cho giáo viên và ảnh hưởng tới chất lượng triển khai chương trình mới.
Với mong muốn đội ngũ giáo viên sẽ tiếp tục nỗ lực, chủ động trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng đề nghị, mỗi giáo viên Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm sẽ tích cực chia sẻ kinh nghiệm thông qua việc xây dựng các clip bài giảng điện tử để đóng góp vào hệ thống bài giảng chung của giáo viên cả nước.
[Photo] Lớp dạy nhảy đặc biệt dành cho trẻ em tự kỷ ở Hà Nội Lớp dạy nhảy dành cho các bạn nhỏ bị hội chứng tự kỷ thuộc chuỗi hoạt động của dự án phi lợi nhuận L' âme do các bạn học sinh trường Marie Curie Hà Nội sáng lập. Ngày 12/1, tại Trung tâm Hỗ trợ hòa nhập Hand in Hand (trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam) đã diễn ra lớp học nhảy đặc...