Truy lùng món bún đầy kỳ công, đặc sản của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7
Công đoạn chế biến những sợi bún đầy cầu kỳ cộng với những con vịt béo tốt được chăn nuôi tự nhiên đã tạo nên hương vị đặc biệt của bún vịt ở Hà Giang.
Hà Giang không chỉ thu hút du khách bởi cảnh non núi hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng mà còn ghi dấu ấn bởi ẩm thực đa dạng của đồng bào vùng cao. Và món bún vịt làng là một trong số đó.
Bún vịt làng là đặc sản mang văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Món ăn chỉ với hai nguyên liệu chính là bún và vịt nhưng khi dùng thử, du khách sẽ phải ngạc nhiên với hương vị không thể tìm đâu được ngoài vùng đất nơi địa đầu của Tổ quốc.
Bún vịt là món ăn phổ biến khắp nước, nhưng hương vị đặc biệt của tô bún vịt làng này chỉ có thể tìm thấy ở Hà Giang. (Ảnh: guigiovetroiii)
Điều đầu tiên làm nên sự khác biệt ở bún vịt của dân tộc Tày đó là những sợi bún được chính người dân làm thủ công với quá trình cầu kỳ.
Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành từng viên bột to, cho vào nước sôi luộc nửa sống nửa chín. Những viên bột tiếp tục được đem đi giã nhuyễn để phần bột sống và chín hòa lẫn vào nhau…
Những sợi bún được làm thủ công từ bàn tay của đồng bào dân tộc Tày. (Ảnh: ngaybabuacungthiuyen)
Quá trình làm bún trải qua nhiều công đoạn đầy công phu, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến chế biến đều được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Sợi bún khi thành phẩm thường to hơn bún thông thường, và nhờ vào quá trình làm thủ công đầy khéo léo, tỉ mỉ cũng như nguyên liệu tươi tốt, không chất bảo quản nên sợi bún dẻo, dai và ngon hơn hẳn. Chính vì vậy, dù có mất nhiều công sức, nhưng người Tày ở Hà Giang vẫn giữ cách làm này.
Đây là một trong những món ăn ưa chuộng của người Tày vào rằm tháng 7. (Ảnh: Bún Vịt Làng Hà Giang)
Đặc biệt, vào những dịp lễ, tết, nhất là rằm tháng Bảy – một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của dân tộc Tày, họ vẫn giữ truyền thống tự tay làm ra những sợi bún tươi ngon này để thưởng thức như một món ăn đặc sản.
Nếu như quá trình chế biến những sợi bún đầy kỳ công góp phần tạo nên sự khác biệt của bún vịt Hà Giang thì nguyên liệu còn lại – thịt vịt cũng đáng chú ý không kém.
Những miếng thịt vịt đầy chất lượng là một phần làm nên sự lôi cuốn của món ăn. (Ảnh: vad2804)
Những miếng thịt trong bún vịt Hà Giang đều là từ những con vịt được bà con nơi đây trực tiếp nuôi và chăn thả bên những bờ suối từ Tết đến đầu hè và rằm tháng 7. Khi này, những chú vịt đã trở nên béo tốt, chắc nịch, đủ tươi ngon để làm nguyên liệu cho món bún này.
Bún vịt làng Hà Giang tuy dân dã nhưng cũng không tốn phần kỳ công để cho ra thành phẩm ngon. (Ảnh: tuan.hao.2505)
Vịt sau khi được sơ chế kỹ càng với gừng và rượu trắng sẽ được nấu để lấy nước dùng. Thịt vịt khi đã chín được thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, xếp lên trên những sợi bún trắng tròn, thêm chút hành, vài loại rau thơm tươi mát, chút ớt cay…, sau cùng kết thúc bằng vá nước dùng nóng hổi.
Nếu có dịp đến Hà Giang, đừng quên thưởng thức bún vịt làng để cảm nhận nét độc đáo trong ẩm thực của người dân ở cao nguyên đá xinh đẹp này nhé! (Ảnh: suytnuathiyeu.149)
Chính cái dân dã, vị ngọt tự nhiên của những sợi bún dài mềm mịn hòa quyện với cái béo ngậy của từng miếng thịt vịt tươi ngon đã tạo nên sức hấp dẫn của bún vịt làng, để lại ấn tượng khó quên với những ai từng được dịp thưởng thức đặc sản này.
Ông Đoàn Ngọc Hải ngã gục trên đường đi từ thiện, phải nhập viện gấp; tình hình sức khỏe gây lo lắng
Sau khi giúp đỡ được 1 em nhỏ, ông Đoàn Ngọc Hải đã gục ngã phải nhập viện tỉnh Hà Giang khiến CĐM không khỏi lo lắng.
Mới đây, ông Đoàn Ngọc Hải đăng tải trên trang cá nhân bài viết chia sẻ về câu chuyện xúc động cùng tình hình sức khỏe nhận được sự quan tâm lớn của khán giả.
Theo đó, nguyên Phỏ chủ tịch UBND Quận 1, TPHCM cho biết ông gặp 1 cháu bé dân tộc Dao ở xã Nà Khương-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang. Một nơi heo hút không có khách du lịch và ít giao thương với bên ngoài. Mặc dù đang bị sốc nhiệt nhưng ông vẫn cố để lấy cho cháu bé kẹo và sữa.
Sau khi nghỉ việc về với cuộc sống đời thường, ông Đoàn Ngọc Hải dành phần lớn thời gian đi làm từ thiện.
Về đến thành phố Hà Giang ông đã ngã gục, phải vào bệnh viện tỉnh truyền nước gấp. Cụ thể, ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ: "Cháu bé gái này người dân tộc Dao ở xã Nà Khương-huyện Quang Bình-tỉnh Hà Giang. Một nơi heo hút không có khách du lịch và ít giao thương với bên ngoài.
Lúc đầu tôi cho xe đậu dưới bụi tre để ngồi nghỉ do tôi bị sốc nhiệt nên chỉ đủ sức ấn nút cửa kính xe cho cháu hộp kẹo lạc vì tôi biết đang sốc nhiệt bị choáng nếu tôi cố xuống xe ra khoang sau của xe cứu thương lấy sữa cho cháu giữa trời nắng nóng khả năng tôi sẽ gục, tôi ngồi suy nghĩ cả đời có khi tôi chỉ gặp cháu này một lần nên cố gắng loạng choạng mở cửa ra khoang sau xe lấy cho cháu 3 hộp sữa đặc rồi lên ca bin ngồi nghỉ tiếp.
Đúng như dự đoán, về đến thành phố Hà Giang, tôi đã gục ngã, bệnh viện tỉnh Hà Giang đã phải truyền nước biển để cứu tôi.
Có lẽ tấm hình cháu bé này tôi sẽ để hình đại diện ở trang fb của tôi rất lâu vì tôi rất ấn tượng với thái độ của cháu bé này khi nhận quà.
Nhớ mãi Nà Khương!"
Trước những chia sẻ này của ông Hải, nhiều người tỏ ra lo lắng cho tình hình sức khỏe của ông. Hiện tại ông Đoàn Ngọc Hải 52 tuổi, nhưng hơn 2 năm nay ông rong ruổi trên khắp các con đường trên khắp cả nước để làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn nơi vùng núi xa xôi, hẻo lánh.
"Chú Hải đi phải thêm 1 tài nữa, đừng cho sức khỏe mình là số 1 nghe"
"Chẳng biết nói gì, ngoài việc chúc bác nhiều sức khỏe"
"Trân trọng chú, chúc chú nhanh khỏe ạ"
"Em nặng tình với người thiểu số quá, cảm ơn em"
"Tạm nghỉ ngơi nơi vùng cao cho lại sức rồi đi tiếp anh ạ, lái xe sức khỏe là quan trọng lắm đấy"...
Đồng bào Dao Đỏ ở Tà Phìn (thị xã Sa Pa, Lào Cai) gửi những thùng sữa nhờ ông Đoàn Ngọc Hải mang đến cho trẻ em.
Được biết, trên đường đi từ thiện ông Đoàn Ngọc Hải tự lái xe. Trên những chuyến xe của ông, chuyến nào cũng có sữa đặc, có chuyến trở thêm chăn ấm, áo quần, sách vở, bút viết, bánh kẹo...để tặng cho các em nhỏ còn khó khăn. Trong thời gian ông đi làm từ thiện, hàng nghìn hộp sữa đã được đưa đến tận tay các em nhỏ các vùng dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền Tổ Quốc. Những điều tử tế mà ông Hải làm khiến rất nhiều người phải thán phục, ngưỡng mộ.
Chàng trai đi bộ xuyên Việt hơn 2 năm: Xin việc đổi đồ ăn và chỗ ngủ Cách đây 2 năm, chàng thiếu niên 20 tuổi bừng bừng nhiệt huyết lên đường đi xuyên Việt. Thời điểm đó, anh chàng đã từng gây bão mạng xã hội vì hành trình của mình là đi bộ. Nhiều người cũng bán tín bán nghi liệu anh chàng có thực hiện được dự định này không. Cuối cùng đến nay, chàng trai năm...