Trượt đại học là “phép thử” của cuộc đời tôi
Tôi đã trải qua quãng thời gian ám ảnh nhất đối với những năm tháng tuổi trẻ khi không đậu vào trường đại học mà mình luôn mơ ước.
Mấy hôm nay điều thu hút sự quan tâm bậc nhất đối với nhiều phụ huynh và học sinh chính là việc công bố điểm chuẩn chính thức của các trường đại học trên cả nước.
Đó sẽ là niềm tự hào, hạnh phúc đối với những gia đình có con em đậu vào trường đại học mơ ước. Cánh cổng tới giảng đường sẽ mở ra định hướng tương lai cho các em khi đến với môi trường và phương pháp học tập mới. Thế nhưng sẽ ra sao đối với số đông hơn còn lại – những em kết quả thi không đủ đỗ vào những trường mong muốn?
Năm ấy, tôi cũng trượt đại học, cả hai trường mà tôi đăng kí đều thiếu một chút điểm nữa thôi. Tôi tưởng như không thể nào vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó, tôi hoàn toàn suy sụp và thất vọng rất nhiều với bản thân.
Tôi luôn tự trách chính mình vì đã không thể thực hiện được kỳ vọng của gia đình, giá như tôi không làm sai một câu trong đề thi thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Mấy ngày liền tôi nhốt mình trong nhà, không dám đi ra ngoài đường vì sợ nghe những lời hỏi thăm từ hàng xóm, láng giềng.
Nhưng điều may mắn là tôi có bố mẹ vô cùng tâm lí luôn ở bên động viên, an ủi thay vì mắng chửi hay chỉ trích. Nhà tôi vốn chỉ là một hộ gia đình thuần nông, bố mẹ phải làm ruộng để kiếm từng đồng cho tôi được đi học thêm các môn khối thi với thầy cô giáo giỏi trong trường.
Tôi biết việc tôi trượt đại học khiến bố mẹ rất buồn, bố mẹ thậm chí còn lo lắng cho tương lai của tôi hơn cả bản thân tôi. Tôi thầy mình cần phải làm gì đó có ích hơn là ngồi im trong phòng đóng cửa khóc, bởi như thế thì chẳng khác nào tôi đang chấp nhận thất bại trước phép thử cuộc đời này sao?
Ít lâu sau tôi đã lên thành phố học một khóa học về kế toán và tin học văn phòng, rồi dần dần tôi phát hiện mình còn có đam mê với các sản phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Tôi vận dụng các kiến thức đã học với môn hóa học hữu cơ và môn sinh học để làm nên những bánh xà bông, sữa tắm hay đồ uống ngũ cốc. Tôi từ những thử nghiệm ban đầu đến buôn bán nhỏ, sau đó tự xoay nguồn vốn để kinh doanh.
Giờ đây tôi đã 30 tuổi, trở thành chủ của một chuỗi cửa hàng các sản phẩm tự chế tạo từ nguyên liệu thiên nhiên. Tôi đã hoàn toàn độc lập về tài chính, có thể nuôi sống bản thân, tạo việc làm cho một số người khác và đỡ đần gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Video đang HOT
Tôi đã từng vô cùng thất vọng khi trượt đại học (ảnh minh họa)
Hôm qua đang cặm cụi làm việc, một đứa em nhà chú sang thăm, nó vừa tâm sự vừa khóc với tôi: “Chị ơi, em trượt đại học rồi chị ạ, em thực sự không muốn sống nữa. Em xấu hổ quá chị ơi. Em thương bố mẹ em quá, làm lụng vất vả nuôi em ăn học suốt 12 năm…”.
Tôi đồng cảm với những gì em ấy đang trải qua và tôi biết em đã thực sự nỗ lực rất nhiều. Em cũng giống với suy nghĩ ngốc ngếch của tôi năm đó “đại học hay là chết?”.
Bằng chính trải nghiệm bản thân những năm qua, tôi nhắc lại mệnh đề chân lý cho em họ: “Đại học chỉ là một trong những con đường dẫn tới thành công”.
Khi cánh cổng tới đại học đóng lại với bạn thì sẽ còn có rất nhiều những cơ hội khác luôn rộng mở, nó phụ thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của bản thân bạn, chỉ có bạn mới tự vượt qua được khó khăn này để lựa chọn hướng đi đúng đắn nhất cho mình.
Nếu bạn yêu thích trường đại học đó, bạn có thể chăm chỉ ôn tập để thi lại, còn trong trường hợp bạn không muốn phí phạm một năm để ôn thi thì bạn hãy quan tâm tới những đợt xét tuyển bổ sung ở trường khác, hoặc chọn học nghề cũng là một con đường tốt.
Trong trường hợp bạn chưa xác định được mình muốn gì, mình thích điều gì thì bạn hoàn toàn có thể dành ra một khoảng thời gian “reset” (sắp xếp lại – PV) bản thân, để suy nghĩ chín chắn hơn và lên kế hoạch cho tương lai.
Cuộc sống không phải là một đường thẳng tới đích, cũng chẳng có một kế hoạch nào hoàn hảo tuyệt đối… Trượt đại học chỉ là vấp ngã đầu tiên trong cuộc đời của các bạn, sẽ còn rất nhiều điều thách thức hơn nữa sau này, nhưng quan trọng là các bạn phải dũng cảm đối mặt, học cách chấp nhận và đương đầu với nó.
Tôi cảm ơn bố mẹ mình thật nhiều vì đã luôn tin tưởng, giúp tôi vượt qua được quãng thời gian ấy để được làm chính mình của ngày hôm nay. Chỉ mong rằng các bậc phụ huynh có con trượt đại học năm nay cũng dang rộng vòng tay, thông cảm, sẻ chia và đừng quá khắt khe với con của mình, hãy trao cho con cơ hội khẳng định bản thân trước cuộc sống bộn bề này.
Rớt đại học đợt 1 vẫn còn nhiều cơ hội
Kết thúc xét tuyển đại học đợt 1, nhiều thí sinh dù điểm cao nhưng vẫn rớt. Năm nay các trường xét tuyển đến cuối tháng 12-2020, thí sinh cần bình tĩnh vì hiện vẫn còn nhiều cơ hội vào các ngành, trường mình yêu thích.
Thí sinh và phụ huynh đến nộp giấy xác nhận nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 6-10 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Thí sinh vẫn còn rất nhiều cơ hội vào ĐH bằng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Không ít trường tiếp tục xét tuyển bổ sung với hàng trăm chỉ tiêu ở mỗi trường. Thí sinh cần tận dụng cơ hội này thế nào?
Nhiều đợt, nhiều hình thức xét tuyển
Năm nay, các trường được xét tuyển nhiều đợt, đợt 1 xét tuyển chung cũng chỉ là một trong các đợt xét tuyển của các trường. Các trường căn cứ vào số thí sinh xác nhận nhập học, xem xét chỉ tiêu tuyển sinh còn lại để quyết định có xét tuyển bổ sung ở các đợt tiếp theo hay không. Thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.
Ngay sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, nhiều trường đã thông báo tiếp tục xét tuyển bổ sung. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa thông báo xét tuyển bổ sung (đợt 1) ĐH chính quy tại phân hiệu Vĩnh Long.
Đối tượng tuyển sinh là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà trường xét tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển học bạ THPT (25% chỉ tiêu), đối với học sinh có điểm trung bình tổ hợp môn (A00, A01, D01, D07) đăng ký xét tuyển từ 6,50 trở lên tính theo năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 chương trình THPT và tốt nghiệp THPT; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (chỉ tiêu còn lại), đối với thí sinh có mức điểm đủ điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp môn là 16 điểm. Nhà trường nhận hồ sơ đến hết ngày 15-10.
TS Hồ Thu Hiền - giám đốc phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại tỉnh Bến Tre - cho biết phân hiệu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung ngành kỹ thuật xây dựng theo 3 phương thức: xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM (đối với thí sinh đạt 560 điểm trở lên); xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 (điểm sàn 16) và xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM kết hợp với điểm trung bình học bạ lớp 12 (điểm sàn 16). Thời gian đăng ký xét tuyển đến ngày 14-10.
Nhiều lựa chọn với chương trình liên kết quốc tế
Ngày 6-10, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thông báo xét tuyển bổ sung 16 ngành (chương trình do trường cấp bằng) và 10 ngành (chương trình liên kết với ĐH nước ngoài). Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đến 16h ngày 20-10.
TS Trần Tiến Khoa - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Do hầu hết các ngành đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu nên trừ ba ngành ngôn ngữ Anh, logistics - quản lý chuỗi cung ứng và quản trị kinh doanh, tất cả các ngành còn lại, kể cả các chương trình liên kết, nhà trường tiếp tục xét tuyển bổ sung với điểm sàn bằng điểm chuẩn trở lên".
PGS.TS Trần Minh Triết, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện thí sinh vẫn còn co hoi tro thanh sinh vien cong nghe thong tin ĐH AUT (Auckland University of Technology), New Zealand tai Truong ĐH Khoa học tự nhiên voi điem thi tốt nghiệp THPT tu 16 điem. Han chot nop ho so ngày 15-10.
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo tiếp tục tuyển sinh 9 ngành đào tạo liên kết quốc tế (công nghệ thông tin, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật hóa dược, kỹ thuật môi trường và quản trị kinh doanh).
ThS Trần Văn Trình - trưởng bộ phận tuyển sinh văn phòng đào tạo quốc tế nhà trường - cho biết: "Mỗi ngành có 30 chỉ tiêu. Nhà trường xét tuyển theo hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT. Chương trình này giảng dạy 100% tiếng Anh, theo mô hình 2 năm đầu tại Trường ĐH Bách khoa và 2 năm cuối sinh viên sang ĐH Úc, Mỹ. Bằng tốt nghiệp do trường ĐH nước ngoài cấp. Học phí 2 năm đầu tại VN là 60 triệu đồng/năm và 2 năm cuối tại trường ĐH đối tác: theo mức học phí của trường ĐH đối tác".
Xét tuyển tới cuối năm 2020
Theo Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, xét tuyển đợt 1 có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu; nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh). Hiện vẫn còn đến 83 trường có tỉ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 10-10 đến hết năm 2020.
Hai trường đại học xét tuyển bổ sung điểm thi tốt nghiệp THPT Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, một số trường ĐH đã có thông báo chính thức xét tuyển bổ sung hàng trăm chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển ĐH làm thủ tục nhập học năm 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH Trường ĐH Quốc tế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng...