Trường vùng cao gặp khó khi Tin học, Ngoại ngữ thành môn bắt buộc từ lớp 3
Thực hiện chương trình GDPT mới, từ năm học 2022-2023, các môn Tin học và Tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc của học sinh lớp 3.
Yêu cầu này đang đặt ra nhiều khó khăn, lúng túng cho các điểm trường miền núi, vùng cao.
Để chuẩn bị cho năm học mới, ngoài việc đến từng thôn, bản để vận động học sinh đến lớp, các thầy cô giáo trường Tiểu học Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn phải có thêm nhiều cuộc trao đổi với phụ huynh và chính quyền địa phương để tìm ra phương án tối ưu cho việc đưa Tin học, Tiếng Anh vào chương trình của học sinh lớp 3.
Điểm trường Thái Lạo, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cách trường chính đến 14km.
Trường Tiểu học Yên Cư có tới 5 điểm trường lẻ, điểm gần nhất cách trường chính 6 km, còn điểm xa nhất ở bản Thái Lạo cách tới 14 km đường đồi dốc khó đi. Vì vậy, phương án cho thầy cô giáo dạy luôn phiên đến từng điểm trường khó khả thi trong điều kiện trường chỉ có 1 giáo viên Tiếng Anh luôn trong tình trạng phải dạy quá số tiết quy định. Không những thế, cả trường hiện không có giáo viên Tin học.
Thầy giáo Trịnh Quốc Đoàn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhiều phương án đã được tính tới nhưng cũng không dễ thực hiện: “Nhà trường đã tính đến phương án tạm là những buổi học nào có Tin học, Tiếng Anh sẽ phối hợp phụ huynh di chuyển học sinh giữa các điểm trường, gom từ 5 điểm thành 3 điểm trong một buổi học thôi. Tuy vậy phương án này cũng tạm thôi và cũng khó có hiệu quả, do các điểm trường ở xa nhau. Chúng tôi đã tham mưu, trình UBND huyện một phương án được xem là tối ưu, đó là xây dựng nhà trường theo mô hình phổ thông bán trú cấp tiểu học, đưa toàn bộ học sinh về ăn, ở, sinh hoạt học tập tập trung tại trường. Tuy nhiên, phương án này chưa thể triển khai ngay do cần nguồn lực đầu tư lớn và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường hiện chưa đáp ứng được”.
Nhiều trường vẫn thiếu giáo viên, trong khi một số điểm trường chỉ có vài học sinh, học lớp ghép 2-3 trình độ nên phương án là đưa các em về điểm trường chính hoặc các thầy cô môn Tin, Tiếng Anh phải lên tận bản để dạy.
Vừa qua, tỉnh Bắc Kạn xem xét và quyết định chi hơn 26 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ việc dạy và học các môn Tin học, Tiếng Anh cho khối lớp 3. Cùng với đó, một số tổ chức, cá nhân cũng có những hỗ trợ về thiết bị để có bản đáp ứng yêu cầu của môn Tin học. Vậy nhưng, máy móc đã có thì nhiều điểm trường lại không có chỗ đặt và cũng chưa có giáo viên giảng dạy khiến các địa phương buộc phải “giật gấu vá vai” bằng cách cho giáo viên bộ môn khác tập huấn ngắn hạn rồi đứng lớp. Chưa kể tình trạng lớp ghép khiến việc dạy của giáo viên càng trở nên khó khăn.
Ông Nguyễn Duy Luân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Chúng tôi có 2 điểm trường không thể đưa học sinh về trường chính do ở quá xa, nhưng chúng tôi cũng phải thực hiện giáo viên liên trường, liên lớp, chứ không thể bố trí 1 biên chế ở riêng điểm trường ấy được. Dù điều này sẽ khiến việc học tập, kiểm tra chất lượng gặp khó, nhưng hiện nay biên chế 2 môn Tin, Tiếng Anh huyện còn thiếu khá nhiều. Năm 2021 chúng tôi có tổ chức tuyển nhưng có ít, thậm chí không có người tham gia, số đăng ký thi tuyển ít hơn nhu cầu tuyển”.
Còn tại Cao Bằng có tới 417 điểm trường có khối lớp 3 cũng đang hết sức lúng túng khi triển khai các môn Tin học và Tiếng Anh. Không chỉ thiếu thiết bị, cơ sở vật chất và giáo viên… một số điểm trường vùng cao của Cao Bằng còn chưa có điện lưới quốc gia.
Ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát mua sắm, trang bị về cơ sở vật chất. Về thiếu giáo viên, các Phòng Giáo dục có thể tuyển thêm giáo viên hợp đồng, hoặc nếu cùng cấp quản lý thì giáo viên môn Tin, Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở có thể dạy tràn xuống cấp Tiểu học. Phương án trước mắt nữa là bắt buộc phụ huynh sẽ phải đưa con, em mình xuống trường chính mỗi tuần 1-2 buổi để học các môn này”.
Video đang HOT
Chỉ còn ít thời gian nữa các trường sẽ bước vào năm học mới 2022-2023, do đó các địa phương cần sớm tìm được phương án hiệu quả khắc phục khó khăn của việc học Tin, Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tại các điểm trường. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần sớm hoàn thành rà soát, mua sắm trang thiết bị để kịp thời phục vụ công tác dạy học ngay khi năm học mới bắt đầu.
Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học - giấy phép con 'giam' bằng đại học của sinh viên
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng từng phản ánh đã hoàn thành xong chương trình, được xét tốt nghiệp nhưng bị "giam" bằng tốt nghiệp với lý do không có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ như TOEIC, IELTS, công nghệ thông tin,...
Điều này gây bức xúc lớn cho các em sinh viên vì các em đã được học ngoại ngữ, tin học từ bậc phổ thông và hoàn tất đủ điểm các học phần, tín chỉ trong trường đại học nhưng khi ra trường lại phải bắt buộc có các chứng chỉ trên là quá vô lý.
Nó như là giấy phép con khiến nhiều sinh viên mất một lượng kinh phí khá lớn khi ra trường.
Nhiều em trải qua quá trình học tập rất vất vả còn phải tham gia học tập và thi để có được chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới được ra trường gây ra lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Ảnh minh họa - GDVN
Cán bộ, công chức, viên chức, nhiều ngành nghề không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2021 đã bãi bỏ một số nội dung liên quan đến chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, theo quy định mới tại Nghị định 89/2021 trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những nội dung sau:
- Lý luận chính trị.
- Kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, so với quy định cũ tại Nghị định 101/2017 thì kể từ ngày 10/12 trong chương trình không còn nội dung đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.
Bộ Nội vụ cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Các ngành giáo dục, hành chính,... cũng đã ban hành các Thông tư không còn quy định có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng hạng thuộc ngành mình quản lý.
Bên cạnh đó, các ngành nghề thuộc một số lĩnh vực cơ khí, nông, lâm nghiệp,... trong quá trình làm việc chỉ cần biết kiến thức cơ bản đáp ứng nhiệm vụ trên mà không cần có chứng chỉ chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học như một số trường đại học yêu cầu.
Bộ Giáo dục cũng không quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho sinh viên đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.
Tại khoản 1, 2 Điều 14. Quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
"1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo."
Như vậy, trong Quy chế đào tạo 08 không có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Thực tế sinh viên các ngành đều có học các học phần tin học, ngoại ngữ nên yêu cầu phải có thêm chứng chỉ là điều kiện để được cấp phát bằng là điều vô lý, không phù hợp, nó hoàn toàn mâu thuẫn với ý nghĩa của học chế tín chỉ.
Đề nghị bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi sinh viên ra trường
Hầu như các trường đại học đều có văn bản yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho trường của mình.
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400.000 cử nhân tốt nghiệp ra trường. Với số tiền đó, mỗi năm để ra trường sinh viên phải tốn hàng ngàn tỷ đồng, trong khi nhiều chứng chỉ chỉ nhằm mục đích để ra trường mà không có giá trị trong tuyển dụng, làm việc là vô lý.
Thực chất nó là giấy phép con, làm giàu cho trung tâm ngoại ngữ, tin học của các trường đại học, cao đẳng và không đúng quy định ý nghĩa tích lũy tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Quá trình học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũng phát sinh nhiều tiêu cực "bằng thật, học giả", mua, bán,... gây bức xúc trong nhân dân.
Theo tôi, đối với một số ngành có yêu cầu ngoại ngữ, tin học thì tăng cường giảng dạy trong quá trình đào tạo, nếu sinh viên đạt quy định thì được ra trường mà không nên yêu cầu bổ sung các chứng chỉ.
Các em khi ra trường đi làm, nhà tuyển dụng sẽ tuyển theo mục đích, yêu cầu làm việc, các em khi đó sẽ tự trang bị kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu làm việc mà không phải có các giấy phép con là các chứng chỉ vô bổ, làm giàu cho các cơ sở đào tạo kia.
Từ những nguyên nhân trên, người viết mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và có văn bản đề nghị các trường đại học, cao đẳng cả nước dừng yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi ra trường.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Từ 10/6/2022: Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn là tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ của bác sỹ Ngày 26/4/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. Ảnh minh họa Theo đó, liên quan đến tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của bác sĩ từng hạng, Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông...