‘Trường Việt Úc nên thu hồi quyết định từ chối 40 học sinh’
Một số luật sư cho rằng quyết định từ chối học sinh của trường Việt Úc đang vi phạm quy định của Luật Giáo dục, Luật Trẻ em. Nhà trường nên giải quyết bằng cách thu hồi quyết định.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Nam, giảng viên ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho rằng về tâm lý, việc trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) từ chối dạy học sinh chẳng khác nào đuổi học các em. Điều này gây tâm lý tiêu cực cho trẻ, dù các em không có lỗi, đi ngược lại tinh thần của Luật Giáo dục.
Luật sư cho rằng hành động phản đối chính sách học phí của phụ huynh trường Dân lập Quốc tế Việt Úc là quyền được lên tiếng, không vi phạm pháp luật, không thể lấy lý do từ chối học sinh. Ảnh: Minh Nhật.
Lý do chưa thỏa đáng
Căn cứ những lý do mà trường Việt Úc đưa ra để từ chối tiếp nhận học sinh trong năm 2020-2021, luật sư Tạ Minh Trình, Đoàn Luật sư TP.HCM, nhận thấy mấu chốt vấn đề xoay quanh việc giữa nhà trường và phụ huynh chưa có sự đồng thuận trong việc thu học phí trong giai đoạn ảnh hưởng dịch Covid-19.
Luật sư Trình cho rằng lý do này chưa thỏa đáng, kiểu “giận cá chém thớt”. Hành động từ chối tiếp nhận học sinh của VAS tiêu cực, đi ngược các giá trị trong giáo dục, xâm phạm quyền học tập của công dân, quyền bình đẳng về học tập của học sinh.
Xét về mặt pháp lý, quan hệ giữa trường và phụ huynh học sinh là dân sự. Dù trường và phụ huynh không ký hợp đồng đào tạo, xác định rõ thời hạn, ý chí của các bên tại thời điểm tiếp nhận học sinh, giữa trường và phụ huynh xác định có sự gắn kết lâu dài, ít nhất là “một cấp học”.
Đóng học phí là một giai đoạn trong thời gian thực hiện cam kết nên nếu không đồng thuận, các bên có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, trường học, không phân biệt là trường công lập hay dân lập, phải tạo ra mục đích, sứ mệnh là đào tạo con người phát triển toàn diện. Trường học hình thành nhân cách, phẩm chất của các em có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
Trường học không đơn thuần chỉ là hoạt động giáo dục phải mang lại lợi ích kinh tế là trên hết. Nhà trường đơn phương cho thôi học các học sinh đã vi phạm nghiêm trọng mục tiêu nêu tại điều 4 của Luật Giáo dục và ảnh hưởng quyền được giáo dục của các em học sinh.
“Trong việc này, học sinh không có lỗi, không vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường và không thuộc các trường hợp buộc phải thôi học. Do đó, trường Việt Úc đơn phương từ chối học sinh là hành vi chưa phù hợp quy định của pháp luật”, luật sư Tạ Minh Trình khẳng định.
Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Hải Nam nêu giáo dục là dịch vụ đặc biệt, không chỉ tuân thủ theo Luật Dân sự, mà còn tuân thủ theo các quy định của Luật Giáo dục, Luật Trẻ em.
Thạc sĩ Nam đặt giả thuyết giữa nhà trường và phụ huynh có ký kết hợp đồng nào đó nhưng điều đó không có nghĩa khi có bất đồng về học phí, nhà trường có quyền đơn phương chấm dứt và buộc học sinh phải nghỉ.
Giáo dục là dịch vụ đặc biệt, không chỉ tuân thủ theo Luật Dân sự, mà còn tuân thủ theo các quy định của Luật Giáo dục, Luật Trẻ em.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Hải Nam
Đi học là quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã quy định. Luật Giáo dục cũng quy định người học có quyền được tôn trọng, bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học…
Do đó, nếu chỉ vì sự bất đồng ý kiến về học phí, nhà trường cho học sinh nghỉ là chưa phù hợp quy định về của Luật Giáo dục.
“Giả sử giữa nhà trường và phụ huynh có ký kết hợp đồng dịch vụ thì cũng phải căn cứ vào mức độ vi phạm của phụ huynh (hoặc học sinh) có vi phạm nghiêm trọng hợp đồng đến mức phải đơn phương chấm dứt hay không. Cần phải căn cứ các quy định pháp luật, chứ không thể nói nhà trường là nơi cung cấp dịch vụ thì có thể chấm dứt, từ chối cung cấp dịch vụ bất cứ lúc nào”, giảng viên ĐH Nguyễn Tất Thành nói.
Trường nên thu hồi quyết định
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, cho rằng trường Việt Úc nên thu hồi quyết định từ chối tiếp nhận học sinh, bởi đây là hành động sai về mặt pháp luật. Phụ huynh có quyền yêu cầu nhà trường tiếp tục dạy con em mình.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, cho rằng trường Việt Úc nên thu hồi quyết định từ chối nhận 40 học sinh. Ảnh: NVCC.
“Trường đưa ra lý do vì bất đồng ý kiến về học phí, phụ huynh có hành động chống đối, gây rối trật tự để từ chối học sinh là chưa đúng. Nếu bất đồng ý kiến, phụ huynh có quyền lên tiếng. Việc giăng băng rôn, biểu ngữ thể hiện sự lên tiếng đó. Hành động này vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Phụ huynh nếu sai, gây rối trật tự, đã có cơ quan chức năng xử lý. Trường không thể lấy lý do đó để đuổi học sinh, đơn phương chấm dứt hợp đồng”, luật sư Hậu nói.
Mặt khác, theo luật sư Hậu, kể cả trong hợp đồng nhà trường và phụ huynh đã ký kết có quy định trường được tự ý chấm dứt hợp đồng khi phụ huynh có hành vi quấy rối, gây mất an ninh trật tự, đây là quy định sai về mặt pháp luật. Do đó, nhà trường không thể căn cứ điều này để từ chối học sinh.
“Tranh chấp giữa hai bên không nên đưa học sinh vào. Cách làm của nhà trường không chuyên nghiệp, không đúng với quy định của luật pháp, phản giáo dục”, luật sư Hậu chia sẻ.
Chung ý kiến, luật sư Tạ Minh Trình và thạc sĩ Nguyễn Hải Nam cho rằng các bên cần bình tĩnh giải quyết vụ việc trên tinh thần cầu thị, hợp tác. Trường Việt Úc nên rút lại thông báo từ chối tiếp nhận học sinh đã ban hành. Nhà trường mời phụ huynh làm việc công khai các khoản chi phí phát sinh, nên thu các chi phí hợp lý để duy trì hoạt động của trường.
Nếu các bên vẫn không thống nhất, phụ huynh nộp đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong thời gian tòa giải quyết vụ án, nhà trường phải đảm bảo quyền được học tập của học sinh nếu phụ huynh còn nhu cầu.
“Phụ huynh có ý kiến về học phí là điều bình thường bởi đó là quyền của họ. Nếu nhà trường cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh, cần giải trình rõ lý do. Phụ huynh không chấp nhận thì có thể tự nguyện rút hồ sơ”, thạc sĩ Nam cho hay.
Trường Việt Úc bất đồng học phí với phụ huynh, học sinh gánh hậu quả
Ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng hành động từ chối học sinh của trường Việt Úc, TP.HCM, mang tính chất "dằn mặt", "giận cá chém thớt", hơn là động thái văn minh trong giáo dục.
Một số chuyên gia cho rằng ngoài vai trò doanh nghiệp, trường tư thục còn có trách nhiệm xã hội về việc dạy dỗ học sinh. Trừ khi học sinh vi phạm nghiêm trọng điều lệ trường học, nếu không, nhà trường không nên từ chối học trò.
Trong việc trường Dân lập Quốc tế Việt Úc từ chối tiếp nhận học sinh vì bất đồng học phí với phụ huynh, các chuyên gia khuyên nhà trường cần xem xét lại quyết định của mình.
Một số chuyên gia cho rằng trường Việt Úc từ chối học sinh vì bất đồng ý kiến với phụ huynh có thể làm ảnh hưởng uy tín của mình. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Phản giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM cần hướng dẫn giải quyết
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đánh giá hành động từ chối học sinh của trường Việt Úc rất phản giáo dục.
Ông cho rằng trường học, dù là công hay tư, đều có nhiệm vụ giáo dục học sinh. Đó là môi trường giáo dục, đã nhận học sinh thì phải có trách nhiệm cùng gia đình, xã hội dạy các em. Bất đồng, tranh chấp giữa hai bên, nếu có, phải được giải quyết riêng, không thể ảnh hưởng việc học của học sinh.
"Nhà trường chỉ từ chối học sinh khi phụ huynh vi phạm nghiêm trọng hợp đồng giữa hai bên hoặc học sinh vi phạm nội quy, điều lệ trường một cách nghiêm trọng, theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nếu không, trường không nên từ chối dạy học sinh", nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết.
Hơn nữa, theo ông Ngai, hành động từ chối học sinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhà trường. Không chỉ 40 phụ huynh này, những cha mẹ đang có con học tập tại đây, hoặc có ý định cho con vào trường học, cũng sẽ có suy nghĩ, cân nhắc.
"Trường làm vậy giống như trả đũa phụ huynh, 'giận cá chém thớt' hơn là hành động văn minh trong môi trường giáo dục. Không ai lại 'mang con bỏ chợ' như vậy. Trường nên kiên nhẫn hơn khi giải quyết vấn đề bất đồng với phụ huynh, thay vì từ chối học sinh, phủi sạch trách nhiệm", ông Ngai nói.
Mặt khác, ông Ngai cũng cho rằng Sở GD&ĐT TP.HCM, với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp, cần hướng dẫn hai bên giải quyết vấn đề này để đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.
Không nên đưa học sinh vào tranh chấp
Nhà trường chỉ từ chối học sinh khi phụ huynh vi phạm nghiêm trọng hợp đồng giữa hai bên hoặc học sinh vi phạm nội quy, điều lệ trường một cách nghiêm trọng. Nếu không, trường không nên từ chối dạy học sinh.
Nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Ngai
Nói về việc trường Việt Úc từ chối học sinh, bà Tô Thị Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, đánh giá nhà trường trên 2 vai trò.
Ở vai trò là trường học, hành động từ chối học sinh là chưa đúng. Nhưng trên bình diện doanh nghiệp, trường có quyền từ chối cung cấp dịch vụ cho phụ huynh - từ chối tiếp nhận học sinh học tập.
"Dù khúc mắc, bất đồng giữa phụ huynh và trường như thế nào, cũng không nên để trẻ gánh chịu hậu quả. Trường học không nên từ chối học sinh, trừ khi em ấy phạm pháp", bà Quyên nhận định
Theo nữ chuyên gia, nếu hành xử đúng hơn, nhà trường nên trao đổi với phụ huynh về việc tiếp tục học tập của con em mình, trước khi đi đến quyết định không nhận học sinh.
"Trường có thể hỏi ý kiến phụ huynh về nhu cầu học tập của con em họ tại trường. Nếu bất đồng ý kiến, không còn nhu cầu, phụ huynh có thể chuyển trường. Nhưng nếu học sinh và phụ huynh vẫn muốn cho con học tại đây, hai bên cùng giải quyết bất đồng", nữ chuyên gia nói.
TS Trần Đức Cảnh, chuyên gia giáo dục Mỹ, từng là cố vấn Hội đồng tuyển sinh ĐH Harvard, cho rằng trong trường hợp này, nhà trường nên đặt trọng tâm vào học sinh.
Mọi hành động cần được xem xét, làm thế nào để không ảnh hưởng việc học và tâm lý học sinh, đặc biệt là những em chuẩn bị lên lớp 12. Những yếu tố về giáo dục, trách nhiệm và cư xử văn minh cần được đặt lên trên.
TS Trần Đức Cảnh cho rằng nhà trường và phụ huynh không nên đưa học sinh vào những tranh chấp ngoài vấn đề học tập. Ảnh: NVCC.
"Phải lấy học sinh làm trung tâm, hai bên nên hành xử văn minh, tránh tác động, ảnh hưởng, thiệt hại đến học sinh. Không đưa học sinh vào sự tranh chấp giữa trường và phụ huynh. Tinh thần làm giáo dục phải nghĩ rộng và lâu dài, không nên chỉ để ý đến vấn đề trước mắt, thu tiền, trả tiền ít hay nhiều", ông Cảnh nói.
Mặt khác, ông cho rằng việc phụ huynh và nhà trường không thống nhất với nhau về chính sách học phí trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, đưa ra tòa là cách giải quyết văn minh và ổn thỏa nhất.
.
Đầu tháng 4, trường Dân lập Quốc tế Việt Úc ra thông báo thu 100% học phí học phần 4. Nhóm phụ huynh có đơn kiến nghị gửi nhiều cơ quan chức năng như Sở GD&ĐT TP.HCM và UBND TP.HCM, phản đối việc này.
Ngày 2/5, trường thông báo giảm 70% học phí bậc tiểu học và trung học trong thời gian nghỉ, phải học online, miễn 100% học phí đối với bậc mầm non. Sau đó, trường đưa ra bảng thống kê chi tiết học phí phải đóng sau khi miễn, giảm học phí online nhưng phụ huynh tiếp tục phản ứng.
Ngày 5/5 và 15/5, hàng trăm phụ huynh đến trường, căng biểu ngữ phản đối, đề nghị được đối thoại với trường.
Ngày 20/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, làm việc với trường Dân lập Quốc tế Việt Úc và các trường dân lập quốc tế khác để có biện pháp giải quyết, trả lời phụ huynh theo thẩm quyền.
Ngày 30/5, khoảng 100 phụ huynh bất đồng ý kiến về chính sách học phí của trường đã ký ủy quyền và hợp đồng pháp lý với luật sư để đưa vụ việc ra tòa.
Ngày 30/6, trường Việt Úc gửi thông báo đến khoảng 40 phụ huynh từng phản đối chính sách học phí về việc từ chối tiếp nhận con họ tiếp tục học tập tại trường từ năm tới.
Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán Về phản ứng của phụ huynh một số trường ngoài công lập với việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - khẳng định: "Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường còn phải đàm phán, đảm bảo sự đồng thuận". Phụ huynh AIS Saigon căng thẳng đòi công...