Trường ưu tiên con, cháu ruột của giáo viên vào lớp chọn, phụ huynh bức xúc

Theo dõi VGT trên

Nhiều phụ huynh tỏ ra rất bức xúc trong việc tuyển học sinh vào lớp chọn của Trường THPT số 1 Quảng Trạch, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) khi trường đưa ra chính sách ưu tiên đối với con hoặc cháu ruột của giáo viên trong trường.

Bà Trần Thị Hồng (phụ huynh em V.M.C, học lớp 10A3, Trường THPT số 1 Quảng Trạch) phản ánh việc ban lãnh đạo nhà trường có nhiều dấu hiệu bất minh trong việc tuyển học sinh (HS) vào các lớp chọn của trường.

Cụ thể, nội dung bà Hồng phản ánh là kết quả 3 môn thi vào lớp 10 của em C. là: môn Văn: 7,25 điểm; Toán: 7,50 và điểm tiếng Anh là 8,25. Em C. được xếp vào lớp 10A3 của Trường THPT số 1 Quảng Trạch. Trong khi đó, một số HS có tổng số điểm thấp hơn C lại được vào lớp chọn 10A2 của trường.

Ngoài trường hợp của bà Trần Thị Hồng gửi đơn phản ánh về những “ khuất tất” trong công tác tuyển chọn học sinh vào các lớp chọn của Trường THPT số 1 Quảng Trạch, PV Dân trí còn nhận được nhiều cuộc điện thoại từ phụ huynh tỏ ra bức xúc trước việc làm mà họ cho là thiếu minh bạch của lãnh đạo nhà trường.

Trước những thắc mắc trên của bà Hồng và nhiều phụ huynh khác, ngày 8/9/2012, ông Trần Thanh Tịnh – phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 Quảng Trạch đã trả lời với nội dung như sau: Việc xét các HS dựa trên nguyện vọng của các em và điểm chuẩn là điểm Toán. Đối với HS lớp 10A1 thì điểm chuẩn là 8,25 điểm; lớp 10A2 là 7,75 điểm; đồng thời có những ưu tiên như: là HS giỏi ở THCS, có giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, là con hoặc cháu ruột của giáo viên. Còn lớp 10A3 thì điểm chuẩn Toán là 7,25. Việc đưa ra điểm chuẩn và việc ưu tiên con, cháu ruột của giáo viên là do chủ trương nội bộ của trường. Không có văn bản nào quy định cho việc xếp lớp mà đó chỉ là quy định riêng của nhà trường!

Trường ưu tiên con, cháu ruột của giáo viên vào lớp chọn, phụ huynh bức xúc - Hình 1

Nội dung công văn của ông Trần Thanh Tịnh – hiệu phó Trường THPT số 1 Quảng Trạch trả lời phản ánh của bà Trần Thị Hồng.

Chưa thỏa đáng với nội dung trả lời trên, bà Hồng đã nhiều lần liên hệ, đề nghị gặp bà Nguyễn Thị Liên – hiệu trưởng nhà trường để kiến nghị nhưng lãnh đạo nhà trường đều từ chối gặp. Sau nhiều cuộc hẹn bất thành, bà Hồng đã đến thẳng nhà riêng của bà Liên để nhận được câu trả lời thẳng thắn từ bà. Theo như bà Hồng cho biết, trong cuộc trao đổi này, bà Liên đã lớn tiếng và thách thức: “Con tôi được 7,25 điểm, thua con chị tôi vẫn cho vô được, chị kiện tôi à? Con cô Dung được 6 điểm môn Toán tôi vẫn cho vào A2, chị thắc mắc với tôi à?”.

Trao đổi với phóng viên về vụ việc, bà Liên đã thừa nhận có xảy ra sự việc trên và đó là “quy định nội bộ” của trường; còn việc xét HS vào các lớp chọn là để bồi dưỡng HS có chất lượng và có thể tham dự các kỳ thi đạt giải để lấy thành tích chung cho nhà trường. Tuy nhiên, việc xếp lớp theo điểm thì nhà trường lấy điểm từ cao xuống thấp cho đủ sĩ số của lớp chứ không có chuyện đặt ra chuẩn điểm như bà Hồng phản ánh.

Video đang HOT

Đặng Tài – Đăng Đức

Theo dân trí

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc

Tuần này, tạp chí Tia sáng vừa phối hợp cùng ĐH FPT tổ chức buổi Tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sỹ và các học giả trong ngành.

Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.

Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn

Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu - 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu - 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở t.uổi 20 hoặc 21.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 1

Tiến sỹ Lê Trường Tùng - hiệu trưởng ĐH FPT khẳng định cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống.

Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự "ngang giá" trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 2

GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.

Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực - nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.

GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức "mềm" như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.

Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ t.uổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 t.uổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ t.uổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.

Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất

Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ - theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: "Muốn hay không cũng phải hội nhập hóa. Những giá trị phổ quát, những gì cả nhân loại đang làm thì mình phải theo, cho dù rất khó khăn khi phải đoạn tuyệt với nhiều quan niệm, cách sống và nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ". Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lí lương, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm của mình.

Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc - Hình 3

GS. Hoàng Tụy nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.

GS. Hoàng Tuỵ cũng chỉ ra, chính sách đồng lương thấp là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất tạo ra lỗ hổng về quản lý, về bệnh thành tích, gian dối, ảo tưởng và chạy theo đồng t.iền - những điều cơ bản đang làm tha hóa giáo dục Việt Nam.

Ngoài ra, các giáo sư đồng thời cũng chia sẻ sự đồng thuận về việc cần cải cách mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cung cách học và thi, xóa bỏ tâm lý nặng nề về thi cử - vừa tốn kém vừa hình thức và ít hiệu quả.

TS. Lê Trường Tùng khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam cần đề ra mục tiêu quan trọng là hội nhập quốc tế. Với mục tiêu này, sinh viên Việt Nam hưởng hệ thống giáo dục trong nước hoàn toàn có thể đi ra nước ngoài làm việc, hội nhập toàn cầu, và thậm chí là xuất khẩu giáo dục: không chỉ thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam mà còn xây dựng các cơ sở của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và tuyển sinh sinh viên bản địa.

Bản thân Trường Đại học FPT đã gặt hái nhiều thành tựu trong mô hình hội nhập quốc tế, với việc cựu sinh viên ĐH FPT ngay sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng làm việc trực tiếp tại các nước phát triển về CNTT như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singapore... Và đây không chỉ là vấn đề cần đặt ra cho Trường Đại học FPT mà phổ quát rộng lên, đây chính là vấn đề lớn dành cho nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Để đạt được điều này, không cách nào khác hơn là sinh viên thay vì nặng về lí thuyết bằng cấp thi cử, thì cần được trang bị kiến thức thật, ngoại ngữ, kỉ luật, văn hóa và kĩ năng sống để có thể hội nhập toàn cầu.

TS. Mai Liêm Trực đồng thời cũng chia sẻ mong muốn vì giáo dục là sự nghiệp toàn dân nên dự thảo nghị quyết cũng nên được đưa ra thảo luận rộng rãi.

Buổi tọa đàm do Trường Đại học FPT phối hợp cùng tạp chí Tia sáng tổ chức khép lại với trông đợi các kiến nghị sẽ được xem xét và đưa vào thực tế trong thời gian tới.

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

Thế giới

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Đi làm rẫy, một phụ nữ bị nước cuốn trôi

Tin nổi bật

13:01:23 08/07/2024
UBND xã Cuôr Đăng đã hỗ trợ gia đình lo hậu sự, mai táng. Huyện ủy, UBND huyện Cư M Gar thành lập các đoàn công tác đến chia buồn, động viên gia đình và có hỗ trợ ban đầu.

17 năm tù cho gã tài xế xe công nghệ vác dao g.iết n.gười

Pháp luật

12:59:17 08/07/2024
Nằm trong phòng nhớ về việc tranh giành khách với một tài xế xe ôm công nghệ, Nghĩa vác dao đi tìm đối thủ rồi lừa đến chỗ vắng ra tay s.át h.ại.

Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?

Sức khỏe

12:54:44 08/07/2024
Hội chẩn của các chuyên gia ghi nhận, bệnh nhân bị phù phổi cấp áp lực âm với tỷ lệ rất hiếm gặp, gây hội chứng cơ tim choáng.

Fan quốc tế nói gì khi T1 vô địch LOL Esports World Cup 2024?

Mọt game

12:36:23 08/07/2024
Tối ngày 07/07 vừa qua, T1 đã xuất sắc đ.ánh bại đối thủ TOP Esports với tỷ số 3-1, qua đó chính thức lên ngôi vô địch Esports World Cup mùa đầu tiên.

Những cơn bão "càn quét" màn ảnh khiến khán giả ám ảnh không quên

Phim âu mỹ

12:34:54 08/07/2024
Trong rất nhiều những thảm họa từng được đưa lên màn ảnh, bão tố, lốc xoáy vẫn luôn mang đến trải nghiệm thị giác choáng ngợp nhưng cũng tràn ngập cảm xúc.

Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn

Sao việt

11:59:09 08/07/2024
Biểu cảm của người đẹp khi biết không một ai có cảm tình với mình, dù bản thân sở hữu ngoại hình sáng choang là: sốc!

Phạm Khánh Hưng, Quốc Thiên, Đăng Khôi làm mới những bản hit của thế hệ 8x,9x

Nhạc việt

11:56:54 08/07/2024
Trở lại sân khấu âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Thiên, Đăng Khôi và Phạm Khánh Hưng đều chọn thể hiện những bản hit đình đám một thời.

Thời của cyberpunk

Thời trang

11:49:32 08/07/2024
Thời trang cyber đặc biệt đề cao sự kết hợp ngẫu hứng của nhiều phong cách khác nhau cũng như đủ loại màu sắc, họa tiết, phần lớn trang phục có gam màu huỳnh quang (neon) và làm từ nhựa dẻo.

Trải nghiệm du lịch tại Triều Tiên

Du lịch

11:42:13 08/07/2024
Nổi tiếng với chế độ nghiêm ngặt và những quy định khắt khe, Triều Tiên mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm

Netizen

11:39:45 08/07/2024
Nổi tiếng là chiến thần chốt đơn là vậy nhưngHằng Du Mục(tên thật: Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) lại phải trải qua nhiều biến cố hôn nhân với người chồng ngoại quốc là Tôn Bằng (sinh năm 1981).