Thí sinh “nhí” thích làm giáo viên
Với chiếc xe đạp ba mẹ ưu tiên mua cho, dù nhà cách trường hơn 5km nhưng Dương chưa bỏ học ở lớp ngày nào
“Nhí” vì Lê Thị Thùy Dương (xã Lương Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) chỉ cao 1,1m, nặng chưa tới 28kg do bị dị tật ở lưng. Dương tự nhận mình là thí sinh “nhí” ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại hội đồng thi Trường THPT Đào Duy Từ, TP Đồng Hới, Quảng Bình.
Tuy vóc người “nhí” nhưng Dương đã nuôi ước mơ lớn là trở thành một cô giáo tiểu học để có cuộc sống tự lập và đỡ đần thêm cho ba mẹ sau này.
Không tập trung trước hội đồng thi
Tại các hội đồng thi trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong những ngày thi không có cảnh phụ huynh tập trung trước cổng trường ngóng đợi con như n hững nơi khác. Ông Vũ Đăng Tăng – phó trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước – cho biết: “Để đảm bảo an ninh trật tự trường thi, khi tập huấn công tác thi, sở đã chỉ đạo các hội đồng thi đề nghị phụ huynh không nên tập trung trước cổng trường. Việc này cũng nhằm đảm bảo tâm lý cho học sinh thi tốt”.
Video đang HOT
HÀ BÌNH
Theo L.Giang (Tuổi trẻ)
Thí sinh vào "guồng" ôn thi Sử, Địa
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều học sinh đã không giấu được sự lo ngại khi có đến 2 môn tự luận "khó nhằn" là Lịch sử và Địa lý. Được biết đây là năm thứ 4 liên tiếp môn Địa lý có mặt trong kỳ thi tốt nghiệp.
"Mục tiêu là 5 điểm"
Nhiều học sinh khi được hỏi đến đều không giấu cái lắc đầu chán nản. Thu Hà (THPT Nguyễn Trãi) cho biết: "Em tưởng năm nay sẽ thi Sinh hoặc Địa, không ngờ lại thi cả Sử và Địa. Từ trước đến giờ, em chỉ tập trung ôn Toán, Văn, Ngoại ngữ để thi khối D, bây giờ đối mặt với 2 môn kia quả thật là căng thẳng".
Cùng suy nghĩ như Hà, Công Thắng (THPT Lê Quý Đôn) cho biết: "Em sẽ cố gắng nhưng chẳng mong được điểm cao những môn học thuộc này. Em chỉ mong được 5 điểm, nếu không thì cố không bị điểm liệt, còn lại phải trông đợi vào mấy môn kia để kéo điểm lên thôi".
Tuy nhiên, nhiều ý kiến học sinh cho biết, môn Địa lý không đáng ngại bằng Lịch sử. Vì dù sao, lý thuyết Địa không quá khó nhớ, thêm vào đó, việc cho phép học sinh mang Atlat Địa lý vào phòng thi cũng giúp các em đỡ căng thẳng hơn. Một giáo viên dạy Địa cho biết, chỉ cần thí sinh sử dụng tốt Atlat Địa lý là đã có thể kiếm được điểm trung bình.
Với môn Lịch sử, đây là nỗi lo ngại không chỉ của riêng học sinh mà của cả giáo viên. Các giáo viên cho biết, Lịch sử là môn có nhiều sự kiện, con số phải ghi nhớ. Nếu không phải học sinh học ban C thì sẽ rất vất vả để ôn luyện trong hai tháng tới. Nhiều học sinh đã tính đến chuyện học "tủ", làm phương án loại trừ các câu hỏi của những năm gần đây. Thậm chí có em đã nghĩ tới làm "phao" để nếu không mang được vào phòng thi cũng làm dự bị cho yên tâm hơn.
Các giáo viên dạy Lịch sử cho biết, bài thi môn này không cần dài nhưng phải đúng và đủ ý, quan trọng nhất là phải nắm được bản chất của từng sự kiện. Với các sự kiện không nhớ ngày tháng năm em có thể chỉ cần ghi tháng, năm hoặc năm. Các con số của từng sự kiện có thể chỉ cần ghi trong khoảng (hàng ngàn, trăm ngàn hoặc hơn 1/2, gần như toàn bộ) là đã có thể kiếm được điểm.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa).
Tăng tiết cho Sử và Địa
Thầy Nguyễn Quốc Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết việc kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu kém chỉ tập trung vào các môn chắc chắn thi tốt nghiệp (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Thời gian tới, trường sẽ phải tăng tiết cho các môn Lịch sử, Địa lý.
Dù không tăng tiết nhưng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm sẽ hỗ trợ học sinh nếu các môn khác đã hoàn thành chương trình học sớm hơn. Cụ thể, một tuần trường có thể có thêm 1 tiết cho mỗi môn Lịch sử, Địa lý và Hóa học.
Thực tế của nhiều trường cho thấy, học sinh học ban nào thường được tăng cường hơn những môn đó. Như ban A được học tăng cường Toán, Lý, Hóa ban Cơ bản tăng cường Toán, Văn, Ngoại ngữ, ít có trường tập trung tăng cường Sử và Địa.
Chính vì thế, mỗi khi Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp xong, các trường bắt đầu "vào guồng" để "luyện" cho học sinh các môn học thuộc lòng này. Tuy nhiên, việc học dồn trong một thời gian ngắn như vậy không chỉ gây áp lực không nhỏ cho học sinh, trong khi kết quả chưa chắc đã thật sự khả quan.
Theo Nguyên Minh (Lao động)
Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp. (Ảnh minh họa). Ngày 28/3, Bộ GD-ĐT công bố, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 sẽ được tổ chức vào 3 ngày bắt đầu từ ngày 2 đến 4/6. Giáo dục phổ thông có 2 môn thi theo hình thức trắc nghiệm là ngoại ngữ và hóa học giáo dục thường xuyên thi 2...