Trường tư thục lao đao
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều trường tư thục ở TP HCM cạn nguồn tuyển sinh, thiếu giáo viên, không có nguồn thu nên phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ở TP HCM, cả thành phố phải giãn cách xã hội trong thời gian dài, kéo theo các trường học phải đóng cửa hơn 7 tháng. Việc này khiến nhiều trường tư thục lao đao, chủ trường phải tìm nhiều cách để xoay xở, bù lỗ, kéo dài “sự sống” cho trường.
Khó khăn bủa vây
Ngày 10-5-2021, học sinh (HS) các cấp ở TP HCM dừng đến trường để phòng chống dịch. Đây là thời gian các trường tư bắt đầu tuyển sinh. Do giãn cách xã hội, hầu như tất cả trường tư đều không tuyển sinh được bằng cách trực tiếp. Các trường tư chuyển sang tuyển sinh trực tuyến, qua thương hiệu của trường và sự quen biết. Do đó, hiệu suất tuyển sinh năm học 2021-2022 rất thấp.
Do dịch bệnh, nhiều trường tư thục ở TP HCM không thể tuyển sinh, lâm vào tình trạng khốn khó đủ bề
Ông Huỳnh Công Thái, chủ sở hữu Trường THPT Đông Đô (quận Bình Thạnh) đồng thời là cổ đông của Trường THCS – THPT Ngọc Viễn Đông (quận 12) và Trường THCS – THPT Đào Duy Anh (quận Tân Phú), cho biết vào thời điểm trên, một vài trường tư tốp đầu đã có thương hiệu, lượng tuyển sinh ổn định thì ít bị ảnh hưởng, còn trường ở tốp trung và thấp thì rất khó khăn trong tuyển sinh. Lượng tuyển sinh tại trường của ông Thái giảm từ 50% – 70% so với các năm trước.
“Dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của nhiều người, khó khăn là tình hình chung của cả nước. Trường tư thục cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn đặc thù, nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước thì rất có thể nhiều trường sẽ không trụ nổi” – ông Thái tâm tư.
Theo ông Thái, nhiều giáo viên ở tỉnh hầu hết đã về quê để tránh dịch và giảm chi phí sinh hoạt, việc dạy học trực tuyến dù vậy cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng, khi UBND TP HCM cho HS đi học trở lại từ ngày 4-1 thì nguồn nhân lực bị thiếu hụt rất lớn. Giáo viên của trường ông Thái giảm 20% – 30%, đây là lực lượng tinh nhuệ, cốt cán. Giáo viên đang thiếu ở khối 9 và 12, trường đang gấp rút tuyển thêm để khi tất cả HS đi học lại sẽ có đủ thầy cô, bảo đảm việc giảng dạy.
Bên cạnh đó, từ tháng 6 đến tháng 9-2021, Trường THPT Đông Đô không có nguồn thu. Đến tháng 10-2021, trường mới thu tiền học trực tuyến nhưng cũng rất ít. Dù phải tạm đóng cửa trường nhưng những chi phí như: mặt bằng, điện, nước, trả lương cho đội ngũ quản lý… hằng tháng, nhà trường vẫn phải chi trả.
Ông Thái cho hay vì thuê đất tư nhân nên chủ đất chỉ giảm tối đa 25% nhưng có tháng được, tháng không. Ngoài ra, sau nhiều tháng nghỉ do giãn cách, cơ sở vật chất đi xuống, trường phải chi tiền để tu bổ lại. Theo tính toán của ông Thái, mỗi tháng bình quân phải bù lỗ hơn 500 triệu đồng cho trường.
Theo anh Nguyễn Minh Tuấn, chủ trường Mầm non Ngôi Làng Vui Vẻ (quận Bình Thạnh), năm 2021, trường này chỉ hoạt động vài tháng rồi đóng cửa do dịch bệnh. Thời gian đầu đóng cửa, trường có hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho giáo viên nhưng sau đó không thể chi trả nữa. Giáo viên nào bám trụ lại thành phố thì chuyển sang nghề khác, có người thì về quê. Mỗi tháng, anh Tuấn đều phải bù lỗ để trả những chi phí của trường.
Video đang HOT
“Khi TP HCM cho phép mở cửa lại trường mầm non, việc tuyển dụng lại giáo viên tôi nghĩ sẽ rất khó khăn. Chưa kể, nếu mở rồi có ca bệnh, trường lại phải đóng cửa thì tiền bù lỗ sẽ rất lớn. Giáo viên cũng e ngại việc này nên chưa dám đi làm. Vì vậy, cần có giải pháp bền vững khi mở trường mầm non” – anh Tuấn nhìn nhận.
Ngày mở cửa trường còn rất xa
Không những gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh hay cơ sở vật chất, giáo viên, Trường Tiểu học Nhựt Tân (quận Gò Vấp) cũng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Nhiều tháng HS không đi học, không có nguồn thu nhưng trường phải trả chi phí hằng tháng, nâng cấp cơ sở vật chất. Cô Trần Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết giống như những trường khác, Trường Tiểu học Nhựt Tân cũng gặp nhiều vấn đề khi giãn cách xã hội kéo dài, số lượng tuyển sinh giảm so với lúc chưa có dịch.
“Những năm trước, tuyển sinh mỗi khối được 3 lớp thì nay còn 2 lớp. Một phần vì gia đình các em không đủ tài chính cho con học trường tư, phải chuyển về trường công; một phần vì HS ở tỉnh không lên học. Trường Tiểu học Nhựt Tân có khoảng 10%-15% HS là từ các tỉnh lân cận TP HCM. Giáo viên cũng nghỉ việc nhiều, trường phải tuyển dụng lại để đủ nhân sự khi HS quay lại trường” – cô Nguyệt cho hay.
Nhiều tháng qua, chị Linh, chủ một trường mầm non ở quận Tân Bình, phải vay mượn người thân, cầm cố đất cho ngân hàng để có tiền duy trì trường. Trường của chị Linh dù nhỏ nhưng mỗi tháng cũng phải trả khoảng 50 triệu đồng tiền thuê mặt bằng và điện nước, trả lãi vốn vay ban đầu mở trường. Một số giáo viên của trường đã xin nghỉ để tìm công việc khác, một số trở về quê. Chị Linh cho biết sẽ lấy ý kiến của phụ huynh, khảo sát số lượng trẻ tham gia học rồi mới quyết định khi nào mở lại trường.
Vừa qua, khi UBND TP HCM cho HS từ lớp 7 trở lên đi học lại từ ngày 4-1, chị Linh đã làm bảng khảo sát gửi đến phụ huynh để tính toán bao nhiêu trẻ sẽ đi học lại khi trường mở cửa. Thế nhưng, chỉ khoảng 10% phụ huynh cho biết sẽ cho con đi học lại.
“Trường tôi có nhiều HS ngoại tỉnh. Khi giãn cách xã hội, nhiều phụ huynh là lao động tự do, công nhân đã đưa con về quê nên bây giờ số trẻ quay lại trường rất ít. Nguồn tuyển sinh của trường cũng không nhiều. Nếu tiếp tục tình trạng này 2-3 tháng nữa chắc tôi sẽ đóng cửa trường” – chị Linh ưu tư.
Kỳ tới: Bán đất, bán nhà xoay xở giữ trường
Giảm hơn 14.000 học sinh
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM về năm học 2021-2022, tính đến ngày 11-9-2021, thành phố có 1.725.530 HS từ mầm non đến THPT, tăng 11.069 em so với năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, các trường phổ thông tư thục gặp khó khăn rất nhiều trong công tác tuyển sinh, nhất là nguồn tuyển sinh ở các tỉnh, thành lân cận, dẫn đến giảm 14.301 HS.
Giáo dục ngoài công lập tự tìm phao cứu sinh
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập đang loay hoay tự tìm phao cứu sinh trong cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình giáo dục theo hướng dạy học kết hợp, giáo dục hướng cá nhân... đang là xu hướng để các cơ sở này tạm thời sống được để chờ đại dịch Covid được kiểm soát hoàn toàn.
Nhiều trường tư thục đã kiệt lực vì nghỉ dạy quá lâu
Hai năm qua, dưới áp lực nặng nề của dịch Covid -19, hệ thống giáo dục ngoài công lập đang đứng trước bờ vực đổ vỡ hàng loạt. Nhiều giáo viên mất việc, không ít người buộc phải về quê để lao động chân tay, làm việc trái ngành nghề.
KIỆT SỨC VỀ TÀI CHÍNH, NĂNG LƯỢNG VÀ Ý CHÍ
Trước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam đã phải tổ chức chiến dịch 1000 1 để kêu gọi trợ giúp các giáo viên mầm mon mất việc. Ban tổ chức đã kêu gọi, tiếp nhận những khoản đóng góp nhỏ nhất, từ 10.000đ để gom góp, gửi tới các giáo viên trong hiệp hội.
Làn sóng dịch bệnh lần 4 chưa kịp lắng xuống, thì biến chủng mới Omicron tiếp tục bùng phát mạnh ở khắp nơi, khiến hy vọng được sớm mở cửa lại trường học của giáo viên, của chủ cơ sở tan thành mây khói. Không ai biết rõ đến khi nào thì dịch bệnh mới lắng dịu.
Không có nguồn thu, nhưng vẫn phải có tiền để chi trả cho các khoản đã vay mượn để xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học, các chủ trường mầm non đang rao bán, sang nhượng trường hoặc sang nhượng cơ sở của mình.
Chị Đặng Thị Tuyết, Giám đốc truyền thông của một trường tiểu học quốc tế trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội than thở: "Tình cảnh của chúng tôi rất thê thảm. Vừa đầu tư mở trường với rất nhiều chi phí, nhưng hai năm qua dịch bệnh bùng phát khiến mọi thứ đảo lộn. Ban giám đốc và giáo viên của trường đều tuyệt vọng vì không biết đến khi nào được trở lại trường. Biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện đã dập tắt mọi hy vọng của chúng tôi. Có lẽ không thể gượng dậy được nữa".
Đứng trước những khó khăn không thể lường hết do dịch bệnh, tháng 3/2020, hơn 150 đơn vị giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ...) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng và các bộ, ngành cho biết họ đã kiệt sức vì phải đóng cửa thời gian dài do dịch bệnh, đồng thời đề xuất các phương án hỗ trợ. Các chủ cơ sở giáo dục viết trong bản kiến nghị: "Chúng tôi đã kiệt sức về tài chính, năng lượng và cả ý chí!".
Theo khảo sát nhanh, ở thời điểm trên, nếu dịch bệnh kéo thêm 3 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu - chi...
Cảnh tượng trường lớp đóng cửa diễn ra ở khắp mọi nơi
Đến nay, khi dịch bệnh kéo dài hơn khoảng thời gian mà các cơ sở giáo dục dự liệu có thể cầm cự, thì nguy cơ phá sản đã trở thành hiện thực. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng rất tồi tệ cho những người đang hoạt động trong hệ thống giáo dục ngoài công lập.
LOAY HOAY TỰ TÌM PHAO CỨU SINH
Không chịu bó tay và cũng không thể ngồi một chỗ để trông ngóng sự trợ giúp, một số trường mầm non đã tự xoay xở theo hướng "ship" giáo viên đến tận nhà học sinh. Các giáo viên mầm non thay vì đến trường sẽ đến từng nhà phụ huynh có nhu cầu. Mức thu nhập của các cô tuy không bằng việc dạy học và chăm sóc nhóm trẻ như khi ở trường nhưng cũng đủ đảm bảo cuộc sống cơ bản.
Chị Vũ Thị Thúy, chủ cơ sở mầm non "Mẹ yêu con" cho biết, với dự án trông trẻ của trường, chị vẫn giữ chân được các giáo viên có trình độ và yêu nghề trong mùa dịch. Ban giám hiệu trường xây dựng mô hình trường học linh hoạt với giáo án cụ thể cho từng ngày và đảm trách việc điều phối hoạt động giảng dạy, kiểm tra chất lượng buổi học của từng học sinh cụ thể.
Về lâu dài, kể cả khi kiểm soát tốt dịch bệnh, mô hình dạy học tại nhà bài bản vẫn có thể thực hiện trong trường hợp học sinh ốm nghỉ hoặc cần nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Trao đổi với b về giải pháp sinh tồn cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập, PGS.TS Phan Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ GD&ĐT) cho biết: "Qua 2 năm phải chống chọi với dịch bệnh, chúng ta cũng nhận ra những vấn đề mang tính thách thức đối với giáo dục nói chung và các trường tư thục nói riêng". Đó chính là sự sẵn sàng để chuyển đổi số trong giáo dục.
Gần như các nhà trường chưa có sự đầu tư đầy đủ cho hệ sinh thái giáo dục số với nền tảng quản trị, hệ dữ liệu giáo dục và nguồn nhân lực chất lượng. Đây là hướng đi mà các chủ cơ sở giáo dục ngoài công lập cần xác định và dần thích ứng, ngay cả khi không có dịch bệnh, bởi thời đại cũng yêu cầu chúng ta chuyển đổi mô hình giáo dục theo hướng dạy học kết hợp (Blended learning), giáo dục hướng cá nhân, công nghệ là phương tiện tất yếu của giáo dục.
PGS. TS Chu Cẩm Thơ đã tìm ra giải pháp để giúp Trung tâm toán của mình vận hành ổn định trong thời dịch bệnh
PGS. TS Chu Cẩm Thơ cũng nhận định, nếu chuyển đổi số thành công, thì các nhà trường sẽ dễ dàng thích ứng với bất kì nguy cơ biến động xã hội nào, còn đảm bảo thực hiện được sứ mệnh với các đặc trưng của nhà trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm POMath do PGS. TS Chu Cẩm Thơ sáng lập và điều hành cũng đã chuyển đổi số và hoạt động hiệu quả. Bà Thơ cho biết, POMath không chỉ hoạt động theo mô hình trung tâm mà đang có các chương trình trải nghiệm toán học, bồi dưỡng giáo viên được cung cấp cho các nhà trường, và nghiên cứu thực hiện các dự án giáo dục.
Đặc biệt, đứng trước tình trạng dịch bệnh kéo dài, Trung tâm này cũng đã quyết định đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số cho hệ thống và đầu tư nghiên cứu các giải pháp triển khai công nghệ giáo dục cao. "Đến nay, trung tâm toán của tôi đã có học sinh theo học các khóa học trực tuyến ở gần 30 tỉnh, thành trên cả nước. Sắp tới, chúng tôi sẽ cung cấp các khóa học trực tuyến kết hợp trên nền tảng công nghệ học tập thích ứng để phục vụ đông đảo người học trong và ngoài nước". PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho biết.
Bà Thơ cũng nêu kiến nghị, để tiếp tục phát huy vai trò của giáo dục ngoài công lập và giải cứu các trường học trước nguy cơ đóng cửa, chúng ta cần có những chính sách thiết thực cả ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, cần có những giải pháp cấp bách để tránh tình trạng đóng cửa của nhiều trường học trên địa bàn dân cư. Nhà nước có thể "mua lại" hoặc "cho vay tài chính" để duy trì các trường học này, sau đó có thể chuyển nhượng công - tư khi trường học được phục hồi. Bên cạnh đó, chúng ta cần thúc đẩy tốt hơn các mô hình đầu tư bền vững cho giáo dục.
Bà Thơ nhấn mạnh: Chính sách của chúng ta cần tập trung cho chuyển đổi số, cho toàn ngành giáo dục chứ không chỉ giáo dục tư nhân. Tạo ra thị trường cho chuyển đổi số trong giáo dục, không chỉ là giải pháp để hiện đại hóa giáo dục, đáp ứng yêu cầu của thời đại, mà còn tạo động lực cho các đầu tư thực chất, bền vững.
Bên cạnh đó, các chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh dựa trên đảm bảo chất lượng, minh bạch trách nhiệm giải trình... sẽ giúp cho sự phát triển ở lĩnh vực này ổn định và phát huy được vai trò trong hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng, cho xã hội nói chung
Xin cho con học trực tuyến ít hơn! Vừa phải đáp ứng chương trình học của Bộ GD-ĐT, vừa phải đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh học sinh (HS) về ngoại ngữ, trong thời gian vừa qua, chính các trường tư, trường song ngữ phải loay hoay nhiều nhất để tìm cách để giảm tải học trực tuyến cho HS. Anh Phan Quang, một phụ huynh HS ở đường Tạ...