Trường top đầu nước Mỹ tuyển sinh bốc thăm
Năm học 2021-2022, trường Trung học Townsend Harris, thành phố New York, sẽ tuyển sinh bằng cách bốc thăm nhằm xây dựng cơ chế ứng tuyển bình đẳng.
Kế hoạch của trường Townsend Harris nằm trong chương trình thí điểm tuyển sinh phổ thông mới trên toàn quốc do Bộ Giáo dục Mỹ ban hành. Trường sẽ bốc thăm chọn ngẫu nhiên thí sinh ứng tuyển từ nhóm có điểm học tập cấp THCS từ 91 đến 100. Học sinh không nằm trong nhóm này cũng có cơ hội được xét tuyển.
Do Covid-19, điểm học tập được tính bằng điểm tổng kết của học sinh trước khi đại dịch xuất hiện và điểm kiểm tra chung của bang New York. Nhà trường sẽ trao 50% suất ăn trưa miễn phí hoặc giảm giá cho tân học sinh năm nay.
Trường Trung học Townsend Harris, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Ellis Kaplan.
Theo US News & Report 2020 , Townsend Harris đứng thứ nhất trong nhóm trường trung học tốt nhất New York, vượt các trường chuyên như Stuyvesant, Bronx Science, đứng thứ 5 trong nhóm tốt nhất cả nước. Những năm trước Townsend Harris chỉ nhận những học sinh có thành tích xuất sắc, được tuyển chọn kỹ càng.
Nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá cách làm này làm loãng chất lượng giáo dục của trường hàng đầu thành phố. Một phụ huynh giấu tên chỉ ra học sinh 91 điểm được xếp ngang hàng với em 99 điểm thì những năm tháng học tập nỗ lực của những em top đầu sẽ không được ghi nhận xứng đáng.
Số khác lại cho rằng phương pháp này mở rộng cơ hội và sự bình đẳng cho học sinh đến từ nhiều hoàn cảnh. Theo khảo sát năm 2020, 55% học sinh của trường là người châu Á, 19% là người da trắng, 11% là người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi chiếm 5%.
Video đang HOT
Tự hào với phương pháp tuyển sinh mới, Briann Condon, Hiệu trưởng nhà trường, nói: “Chúng tôi đang thúc đẩy chất lượng học tập của tân học sinh, trao cơ hội giáo dục cho mọi người. Chúng tôi sẽ giáo dục trẻ em về sự công bằng và tạo ra những giá trị riêng”.
Phụ huynh lo lắng trước thay đổi đăng ký nguyện vọng lớp 10
Trước khả năng con trai không thể đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 trường THPT Kim Liên như dự định, chị Hà lo đến mất ngủ.
Từ tối qua đến giờ, chị Hà, 40 tuổi, quận Hoàng Mai, sốt sắng sau khi đọc kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội. Luôn nghĩ rằng sẽ không có thay đổi so với các năm trước, kể cả việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 theo khu vực tuyển sinh, từ đầu năm học, chị và con thống nhất sẽ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa.
Vì sớm xác định mục tiêu vào ngôi trường THPT lấy điểm đầu vào cao thứ hai toàn thành phố trong năm ngoái, con trai chị Hà đã rất nỗ lực. Ngoài học ở trường, em học thêm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh bên ngoài vào các buổi tối trong tuần với hy vọng trúng tuyển ngay nguyện vọng 1.
Như những năm trước, để dự thi trường Kim Liên (thuộc khu vực tuyển sinh 3, còn quận Hoàn Mai nơi chị Hà thường trú là khu vực 4), con chị chỉ cần làm đơn theo mẫu xin đổi, có xác nhận của hiệu trưởng trường THCS nơi đang học lớp 9 và ghi khu vực tuyển sinh xin đổi vào mục "Khu vực đăng ký dự tuyển" trong phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, nộp tại trường THCS.
Thế nhưng mọi tính toán của chị Hà và con có thể không thành. Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 của UBND TP Hà Nội, năm nay học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng, nhiều hơn năm ngoái một. Tuy nhiên, học sinh phải đặt nguyện vọng 1 và 2 vào trường thuộc khu vực tuyển sinh mà các em có hộ khẩu thường trú. Nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
"Tôi hiểu với quy định này, nhà tôi có hộ khẩu thường trú ở quận Hoàng Mai thì chỉ có thể đăng ký trường Kim Liên ở nguyện vọng 3. Trong khi như mọi năm, tất cả trường thuộc quận Hoàng Mai đều lấy điểm đầu vào thấp hơn trường Kim Liên. Vậy nếu con trúng tuyển nguyện vọng 1 rồi thì làm sao được xét đến nguyện vọng 3 nữa", chị Hà buồn bã nói.
Bà mẹ hy vọng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sớm hướng dẫn cụ thể, trong đó có phần được thay đổi khu vực tuyển sinh nếu có đơn xin đổi như năm ngoái.
Phụ huynh đứng đợi con ở điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020. Ảnh: Thanh Hằng.
Chung nỗi niềm với chị Hà, chị Ngọc Ánh, 37 tuổi, huyện Thanh Trì, chia sẻ: "Không chỉ tôi, nhiều phụ huynh, học sinh, thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm lớp con cũng hoang mang. Quy định phải đăng ký 2 nguyện vọng ở khu vực tuyển sinh theo hộ khẩu thường trú có thể khiến con mất cơ hội vào trường top đầu".
Đã tìm hiểu rất kỹ môi trường học, phân tích điểm chuẩn đầu vào năm ngoái, con chị Ánh đặt mục tiêu vào được THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, ngôi trường có đầu vào thường xuyên trong top 10 trường công lập không chuyên của thành phố. Là học sinh lớp chọn, lại sớm đặt mục tiêu và ôn luyện nghiêm túc, cả chị Ánh và con đều tin có thể trúng tuyển trường này.
Nhưng với kế hoạch mới được UBND thành phố phê duyệt ngày 19/2, con chị không còn cơ hội vào trường mong muốn. Nếu vẫn giữ nguyên Hoàng Mai và Thanh Trì cùng một khu vực tuyển sinh, con chị chỉ có thể học một trong các trường THPT ở hai quận, huyện này. Không trường nào trong số đó chị Ánh hài lòng bằng trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông.
"Tại sao các con không thể lựa chọn trường yêu thích", chị Ánh đặt câu hỏi và hy vọng kế hoạch thi vào lớp 10 năm nay được xem xét lại, giữ nguyên cách thức đăng ký nguyện vọng như năm ngoái để học sinh yên tâm học tập, có động lực phấn đấu.
Chị Huế, 42 tuổi, ở quận Hoàng Mai, cũng hoang mang trước thay đổi về đăng ký nguyện vọng phải theo hộ khẩu thường trú. Con chị có kế hoạch thi vào trường THPT Kim Liên từ lớp 6, dù học rất tốt, cháu không muốn thi chuyên. "Gia đình đã luôn dạy con về việc xây dựng ước mơ và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu, nhưng thay đổi này sẽ khiến những đứa trẻ như con hụt hẫng, hoài nghi", chị Huế nói, cho rằng không thể vào các trường top đầu như Kim Liên cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiếp theo ở cấp 3, đại học của con.
Cũng theo phụ huynh này, sự thay đổi trong kế hoạch tuyển sinh của Hà Nội sẽ làm nảy sinh tiêu cực chạy chuyển hộ khẩu bởi như Hoàng Mai và Thanh Trì cùng một khu vực tuyển sinh nhưng không có trường nào thuộc top đầu thành phố. Trong khi rất nhiều phụ huynh mong muốn cho con được học tập trong môi trường có nhiều bạn cùng năng lực.
Nói về việc bổ sung nguyện vọng 3, chị Huế cho rằng việc này chỉ phục vụ cho các cháu có học lực yếu, trong khi những trẻ học tốt hơn lại đang bị mất cơ hội vào những môi trường học tập tốt. "Như vậy có phải là đang lãng phí nguồn lực tương lai hay không", bà mẹ đặt câu hỏi.
Chị Thanh Mai ở quận Nam Từ Liêm lại lo lắng vì nếu đúng như quy định, con chị phải đăng ký nguyện vọng 1 và 2 theo hộ khẩu thường trú ở quận Hai Bà Trưng. Trường hợp trúng tuyển nguyện vọng 1 hoặc 2, con sẽ đi học cách nhà chừng 13-15 km. "Rõ ràng quy định này không phù hợp bởi rất nhiều người có hộ khẩu thường trú một nơi và đang tạm trú ở một nơi khác", chị Mai nói.
Nhiều phụ huynh khác tỏ ra bối rối trước điểm mới trong tuyển sinh năm nay. Trên các diễn đàn, phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 sốt sắng đặt câu hỏi. Có người hỏi cả giáo viên trong trường nhưng chưa nhận được câu trả lời rõ ràng.
Năm nay, Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào ngày 29-30/5 với bốn môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, khoảng tháng 3, Sở sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể giúp nhà trường và phụ huynh, học sinh tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký dự tuyển.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho rằng ngoài lưu ý về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, trong đó nguyện vọng 1 và 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh học sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 ở khu vực bất kỳ, phụ huynh và học sinh cần lưu ý năm nay sẽ không được thay đổi nguyện vọng. Các em cần cân nhắc kỹ trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thự tự ưu tiên phù hợp với năng lực.
Về nguyên tắc xét tuyển, nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, học sinh không được xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì được xét tuyển nguyện vọng 2, nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1 điểm.
Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì được xét tuyển nguyện vọng 3, nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2 điểm.
Chuẩn bị kịch bản dạy học, thi tốt nghiệp, tuyển sinh để ứng phó với dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp. Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống...