Trường tiểu học gặp khó vì chờ sáp nhập
Thiếu hiệu phó, kế toán, nhân viên y tế, văn thư, thủ quỹ, nhưng trường Tiểu học Trà Phong 1 không được bố trí người do chờ sáp nhập.
Trường tiểu học Trà Phong 1 thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà cũ. Từ đầu 2020, huyện Tây Trà được sáp nhập vào huyện Trà Bồng ( Quảng Ngãi). Theo đó, trường tiểu học Trà Phong 1 và trường tiểu học Trà Phong 2 sẽ được sáp nhập thành trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Phong.
Kế hoạch đặt ra là phải hoàn thành trước năm nay nhưng hiện vẫn chưa thực hiện. Việc chậm trễ này khiến cho trường thiếu nhiều cán bộ chuyên môn nhưng không được bố trí, tuyển dụng người mới.
Trường tiểu học Trà Phong 1, huyện Trà Bồng. Ảnh: Phạm Linh.
Thầy Nguyễn Trí Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trà Phong 1, cho biết từ đầu năm học 2020-2021 cả hai Hiệu phó cũ, văn thư, thủ quỹ đều đã xin chuyển về miền xuôi. Kế toán cũng đã xin chuyển việc từ 3 năm trước, còn nhân viên y tế trong thời gian dài trường chưa tuyển dụng.
“Họ xin chuyển về xuôi sau nhiều năm công tác ở miền núi để thuận lợi hơn cho công việc và tiện chăm sóc con nhỏ”, thầy Dũng nói và cho biết việc thiếu các vị trí trên khiến trường gặp nhiều khó khăn.
Phòng Giáo dục huyện đã phân công kế toán của một trường khác kiêm nhiệm công việc cho trường Tiểu học Trà Phong 1. Nhưng kế toán này kiêm nhiệm công việc của 3 trường khác nhau, nên việc chi cho các hoạt động như tổ chức hội thảo chuyên môn, dự giờ, chế độ cho giáo viên… bị chậm trễ. Không có văn thư, việc lưu trữ, sắp sếp giấy tờ, công văn đến, công văn đi cũng chậm. Mỗi khi học sinh đau ốm không có nhân viên y tế để sơ cứu, giáo viên phải chở các em đến trạm y tế cách đó một km.
Video đang HOT
Theo Hiệu trưởng, trường đã đạt chuẩn quốc gia, nếu không tuyển dụng các vị trí còn thiếu, trường sẽ rớt chuẩn vào năm sau.
Thầy Nguyễn Trí Dũng, hiệu trưởng trường Tiểu học Trà Phong. Ảnh: Phạm Linh.
Trả lời VnExpress , ông Đỗ Đình Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, cho biết việc trường Tiểu học Trà Phong 1 thiếu 5 vị trí đã được đề cập nhiều lần trong các cuộc đối thoại, song huyện chưa thể bổ nhiệm, tuyển dụng bởi sắp tới sáp nhập sẽ dư nhân sự.
Nguyên nhân việc sáp nhập trường bị chậm trễ, theo ông Phương, sau khi sáp nhập huyện vào đầu năm 2020, các xã ở huyện Tây Trà cũ trở nên vắng vẻ, các cơ quan đều ngừng hoạt động, lượng người giao thương, buôn bán giảm nên người dân tâm lý chưa ổn định.
“Nếu thực hiện đồng bộ sáp nhập trường và sáp nhập huyện sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, phụ huynh và học sinh”, ông Phương nói và cho biết huyện sẽ tổ chức sáp nhập trường trong năm học 2021-2022, tuyển dụng các vị trí để đảm bảo trường đạt chuẩn.
Khó khăn của các trường đạt chuẩn quốc gia ở Lai Châu
Những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp đang thách thức các nhà trường học ở Lai Châu trong việc duy trì và phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia.
Với sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, giáo dục vùng cao, biên giới đang từng bước nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, điểm chung là phần lớn các trường học ở vùng cao bị phân tán bởi các điểm bản, dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều. Đặc biệt, những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp đang thách thức các nhà trường trong việc duy trì và phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia.
Các hạng mục nhà lớp học xuống cấp, buộc các thầy cô phải sử dụng chống để đảm bảo an toàn hơn cho học sinh
Sau một năm đạt chuẩn quốc gia, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đang phải đối mặt với nguy cơ mất chuẩn. Thiếu phòng học và hầu hết các hạng mục như nhà công vụ, nhà ở bán trú, công trình vệ sinh đều đang xuống cấp và quá tải.
Thầy giáo Đào Long Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phấn đấu đạt trường chuẩn ở vùng cao đã khó, duy trì và giữ chuẩn còn khó khăn hơn. Hiện trường không có phòng để bố trí dạy tin học, nên toàn bộ hệ thống máy vi tính phải cất vào kho. Kinh phí bổ sung đầu tư hàng năm sửa chữa hạ tầng hạn hẹp, nên các thầy cô phải tự khắc phục để đảm bảo năm học.
"Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia vào năm 2019. Tuy nhiên, đến năm học 2020 - 2021 thì nhà trường gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, do số lớp tăng 3 lớp. Vì vậy, nhà trường đã phải chuyển một số phòng học chức năng, phòng học bộ môn sang để bố trí lớp học cho các cháu", thầy Đào Long Hải cho biết.
\
Học sinh bán trú ăn ở, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị
Dù đang phấn đấu đạt chuẩn trong năm nay, nhưng lớp học và các công trình phụ trợ của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mù Cả cũng không khá hơn. Để đảm bảo phòng học, nơi ăn ở cho hơn 400 học sinh bán trú, từ đầu năm học đến nay, thầy, trò nhà trường đều phải tự khắc phục.
Thầy giáo Pờ Pó Ly, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mù Cả cho biết: Dù chất lượng học của học sinh được đảm bảo, nhưng cơ sở vật chất trường lớp như hiện nay thì mục tiêu đạt chuẩn quốc gia trong năm nay của nhà trường là không thực hiện được. Lịch học của học sinh được bố trí 2 ca trong ngày thì tạm ổn, nhưng lo nhất là nơi ăn, nghỉ bán trú thiếu và không đảm bảo khi mùa mưa đang đến gần.
Những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp đang thách thức các nhà trường học ở Lai Châu trong việc duy trì và phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia.
"Cơ sở vật chất hiện nay đang rất là thiếu thốn, các phòng học chức năng, phòng học bộ môn, rồi các công trình vệ sinh cho học sinh và nơi ăn, ngủ, nghỉ cho học sinh, nhà bán trú, cơ sở vật chất đã xuống cấp nhưng mà chưa được tu sửa. Để khắc phục tình trạng thiếu thốn đó, rất mong là chính quyền cấp trên tạo điều kiện, quan tâm đầu tư xây dựng để nhà trường đạt chuẩn theo kế hoạch vào cuối năm 2021", thầy Ly cho biết.
Huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu hiện có 18 trường từ mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia và trong năm nay sẽ phấn đấu thêm 4 trường. Do kinh tế của huyện khó khăn, cộng với tình hình mưa lũ hàng năm gây thiệt hại, nên việc đầu tư chủ yếu là sửa chữa trường, lớp. Trong khi đó địa phương lại chủ yếu là trường dân tộc bán trú, nên nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất là rất lớn.
Ông Kiều Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết: Với điều kiện khó khăn của huyện, việc đầu tư đồng bộ theo các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường chuẩn quốc gia là rất khó khăn. Ngoài các trường, lớp bán kiên cố, hiện nay huyện vẫn còn hơn 70 phòng học tạm. Thời gian qua huyện cũng huy động các nguồn lực để đầu tư, khắc phục nhưng chưa được là bao và vẫn đang tiếp tục huy động các nguồn vốn để lồng ghép.
"Chúng tôi trong thời gian qua đã tập trung vào huy động các nguồn lực, từ các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước; lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình trái phiếu chính phủ, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a, các chương trình thực hiện chính sách sắp xếp dân cư. Trong đó thì huyện có quan tâm đến nội dung đầu tư hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị dạy học cho các điểm trường", ông Kiều Hải Nam nhìn nhận.
Huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư trọng tâm, trọng điểm để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn là chủ trương của huyện Mường Tè. Tuy nhiên, với việc hầu hết các nhà trường ở địa phương thực hiện mô hình bán trú, việc đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp học cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhất là các nguồn lực xã hội hóa./.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Nông Cống 3 Những năm qua, Trường THPT Nông Cống 3 (Nông Cống) đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cùng với sự góp sức của các nhà...