Trường THPT Quốc Oai – Tự hào 60 năm xây dựng và phát triển
Từ mái trường này, hàng ngàn lượt học trò đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Hơn 60 học sinh đã để lại ‘ mãi mãi tuổi 20′ nơi chiến trường.
Trường THPT Quốc Oai (tiền thân là Trường Phổ thông cấp 3 Quốc Oai) được thành lập năm 1962. Năm học đầu tiên trường có 162 học sinh lớp 8 với 3 lớp học và 11 thầy cô giáo. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, trường phải sơ tán đến nhiều nơi, vượt qua khó khăn, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo tin cậy của huyện Quốc Oai.
Sau khi đất nước thống nhất, thầy trò Trường THPT Quốc Oai vẫn phát huy cao nhất tinh thần hiếu học. Năm 1993, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân huyện nhà, ngôi trường mới với khu phòng học 3 tầng, khu nhà làm việc 2 tầng, nhà đa chức năng, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập,… được xây dựng, đáp ứng cơ bản nguyện vọng học tập của con em nhân dân địa phương. Năm 2020, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Trường THPT Quốc Oai chuyển về địa điểm mới với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khang trang, tiện nghi, hiện đại; môi trường xanh – sạch – đẹp.
Trường THPT Quốc Oai. Ảnh: Thái Sơn.
Dưới mái trường Cấp 3 Quốc Oai, trong 60 năm qua, hơn 400 cán bộ, giáo viên đã và đang miệt mài công tác, giảng dạy. Nhiều thầy cô đã trở thành lãnh đạo ngành giáo dục và các ngành khác như cô Tạ Thị Ái Liên – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tây, cô Lê Thị Băng Hải – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây, thầy Vương Đình Vượng – Phó giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền, thầy Đặng Tài Tính-Vụ trưởng Vụ Cao Đài – Ban Tôn giáo Chính phủ, thầy Nguyễn Hữu Hiếu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,… dù đang công tác hay đã nghỉ hưu, dù giữ những trọng trách của các cơ quan hay là giáo viên nghỉ chế độ bình thường, các thầy cô đều hướng về trường với tình cảm tha thiết, tự hào. Nhiều thầy cô được nhận những danh hiệu cao quí như Giáo viên dạy giỏi, Chiến sĩ thi đua, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) và UBND Thành phố Hà Nội (hiện nay), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,…
Ảnh: Thái Sơn.
Cũng từ mái trường này, hàng ngàn lượt học trò đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hơn 60 học sinh đã để lại “mãi mãi tuổi 20″ nơi chiến trường, góp phần làm sáng ngời chủ nghĩa yêu nước của dân tộc và truyền thống người Quốc Oai anh hùng, tiêu biểu là liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng (học sinh khóa 1966 – 1969).
Video đang HOT
Trên nhiều nẻo đường của Đất nước hôm nay đều có bước chân của những người đã từng một thời là học trò được dìu dắt dưới mái trường THPT Quốc Oai. Từ trang sách của nhà trường họ đã chứng minh truyền thống cần cù, hiếu học, vượt khó vươn lên của người Quốc Oai bằng các học hàm, học vị, chức danh nghề nghiệp: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo,… có những người giữ trọng trách của các bộ, ngành Trung ương như đồng chí Nguyễn Bá Thủy – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng chí Doãn Mậu Diệp – nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, đồng chí Đôn Tuấn Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XV,… Nhiều người vẫn tiếp tục sự nghiệp giáo dục ở các trường đại học lớn trong và ngoài nước như Đại học Québec à Trois-Rivìeres – Canada, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội,…
Các thế hệ học sinh tại Trường THPT Quốc Oai luôn tự hào về lịch sử của ngôi trường này.
Với những thành tích ấy, nhiều năm liền nhà Trường được ngành Giáo dục công nhận danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, được nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2002), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2012),…
Trong 5 năm gần đây, Trường THPT Quốc Oai có những bước phát triển mới, được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen (năm học 2016 – 2017), hai lần được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen (năm học 2017 – 2018, 2019 – 2020), được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia (năm học 2018 – 2019). Tháng 9 năm 2020, trường được các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện chuyển đến cơ sở mới khang trang, hiện đại, xanh – sạch – đẹp.
Trường THPT Quốc Oai ngày càng khang trang sơn. Ảnh: Thái Sơn.
Phát huy truyền thống của trường, thế hệ trẻ hôm nay luôn phấn đấu không ngừng để xứng đáng với các bậc cha anh đi trước. Tuổi trẻ nhà trường được nhận nhiều Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Học sinh giỏi, thi Khoa học kỹ thuật, thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học; có em được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang là học sinh.
Ảnh: Thái Sơn.
Trong 60 năm phấn đấu và trưởng thành, Trường THPT Quốc Oai đã đạt được những thành tích lớn lao, là địa chỉ tin cậy để nhân dân địa phương gửi gắm con em mình. Có được điều đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây (trước đây), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (hiện nay); của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai. Trường đã thực hiện thành công đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó Trường luôn là một khối đoàn kết thống nhất từ Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các đoàn thể và các tổ nhóm chuyên môn.
Giải tỏa áp lực với nhà giáo: Mong muốn được tôn trọng
Từ việc bạo hành học sinh đến tìm cách giải quyết vấn đề một cách tiêu cực cho thấy nhiều giáo viên chưa trang bị cho mình năng lực cốt lõi...
Cô trò Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Vinh, Nghệ An).
Để không mất tự chủ
Cách đây khoảng 6 tháng, dư luận xôn xao trước sự việc một giáo viên Trường THPT Bắc Yên Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) tát học sinh lớp 10 vì sử dụng điện thoại trong giờ học. Sự việc xảy ra, dư luận chia nhiều luồng ý kiến. Trong đó, nguyên nhân sự việc trước hết do lỗi thầy giáo không kiềm chế được bản thân mà có hành vi sử dụng bạo lực để xử phạt học sinh. Nhưng mặt khác, về phía nam sinh cũng không tuân thủ nội quy lớp học, có thái độ chống đối, thách thức với thầy cô giáo.
Nhiều ý kiến thông cảm với giáo viên hiện nay có quá nhiều áp lực, đặc biệt là trong giáo dục học sinh cá biệt. Thậm chí có tài khoản mạng xã hội còn phản ứng rằng, nếu giáo viên không có sự đồng hành, chia sẻ, thấu hiểu, thì cũng không can thiệp, xử phạt học sinh chưa ngoan, tránh đối đầu với phụ huynh để "an toàn" cho sự nghiệp bản thân. Điều này vô hình trung lại gây hại cho chính học sinh nhiều hơn.
"Học sinh được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần, nhắc nhở tuân thủ nội quy trường lớp để quay trở lại học tập bình thường. Còn về phía giáo viên sai đến đâu, chịu trách nhiệm đến đó. Nhưng điều quan trọng nhất là tập thể cán bộ giáo viên nhà trường rút ra được bài học gì trong quản lý, giáo dục học sinh. Nhà trường luôn lắng nghe, chia sẻ, đồng hành, hợp tác để cùng đưa ra phương hướng giải quyết. Không để giáo viên đơn độc, mất phương hướng", thầy Nguyễn Bá Thủy cho hay.
Thầy Nguyễn Bá Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành cho biết, nhà trường không bao che cho những cá nhân làm sai, vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý làm sao để cả giáo viên, học sinh đều nhận ra được những cái sai của mình trong sự việc xảy ra; Đồng thời có mức xử phạt, giải quyết hợp tình, hợp lý.
Ngoài công tác nội bộ với giáo viên, nhà trường cũng cử cán bộ và mời chính quyền địa phương đến gặp gỡ gia đình em học sinh này để làm tốt công tác dân vận. Nhờ đó, sự việc nhanh chóng được giải quyết, học sinh đến trường bình thường và giáo viên cũng ổn định tâm lý, yên tâm quay trở lại công tác, giảng dạy.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, dù trong hoàn cảnh và lý do nào, việc giáo viên có hành vi bạo lực với học sinh là sai. Đó cũng là bài học đắt giá cho giáo viên trong ứng xử, sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh. Các nhà trường, Phòng GD&ĐT cần lưu ý, chỉ đạo, không để xảy ra trường hợp tương tự trong ngành Giáo dục.
Khẳng định vị thế nhà giáo
Năm học 2022 - 2023 bắt đầu rất vất vả đối với tập thể Trường THCS Khai Lạng (huyện Anh Sơn, Nghệ An). Sau lễ khai giảng, do chưa đồng thuận với chủ trương sáp nhập trường, nên hàng trăm phụ huynh ở xã Lạng Sơn đã ngăn cản con em đi học. Sự việc kéo dài khoảng 1 tuần, sau khi có đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện với phụ huynh, người dân xã Lạng Sơn, thì việc dạy học của nhà trường mới trở lại bình thường.
Ảnh minh họa.
Trước đó, do quy mô học sinh nhỏ, nên huyện Anh Sơn chủ trương sáp nhập Trường THCS Khai Sơn và THCS Lạng Sơn thành Trường THCS Khai Lạng (điểm chính đặt tại xã Khai Sơn). Trong quá trình đầu tư xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ cơ sở vật chất trường học, thì cơ sở 2 đặt tại Trường THCS Lạng Sơn cũ vẫn được duy trì cho học sinh khối 6, 7, 8 của xã này.
Cô Nguyễn Thị Chung - giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Khai Lạng chia sẻ, theo ý kiến cá nhân, chủ trương sáp nhập là phù hợp với điều kiện thực tế về quy mô học sinh THCS của 2 xã Lạng Sơn, Khai Sơn. Sau sáp nhập, việc duy trì cả 2 cơ sở nhằm tạo thuận lợi cho học sinh đến trường, nhưng giáo viên vất vả hơn. Nhất là giáo viên dạy môn năng khiếu kiêm Tổng phụ trách Đội như cô Chung, thường xuyên dạy cả 2 cơ sở trong 1 ngày.
Hiện để việc sáp nhập trường hiệu quả theo lộ trình, huyện Anh Sơn tiếp tục đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp và các hạng mục liên quan. Qua đó, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường và mục tiêu giáo dục lâu dài.
Dịp đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm nhiều trường cũng chia sẻ áp lực khi đảm nhận trách nhiệm thu các khoản tiền theo quy định và thỏa thuận của phụ huynh, học sinh.
"Trên mạng xã hội, việc thu chi đầu năm học đang được đưa ra bàn luận rất nhiều. Đặc biệt là những thông tin về "lạm thu" được chia sẻ rầm rộ dù chưa xác thực. Không ít cha mẹ học sinh khi đi họp phụ huynh không nêu ý kiến, không đặt câu hỏi để được giải đáp, nhưng về nhà lại đưa lên mạng xã hội phản ứng. Đúng sai như thế nào chưa bàn đến, nhưng học sinh có thể đọc và nghe hết được những ý kiến đó. Các em chưa đủ hiểu biết để nhận thức đúng đắn, dễ suy nghĩ phiến diện theo số đông. Hình ảnh, vị thế người giáo viên trong mắt các em sẽ thế nào", một nữ giáo viên chia sẻ.
Theo cô giáo này, mong muốn chung của giáo viên là được yên tâm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Đồng thời, để nhà giáo có thể hoàn thành tốt công việc, nhà trường, địa phương cũng cần đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; xã hội có sự phản biện mang tính xây dựng, đồng hành, tôn trọng. Tránh đẩy giáo viên đứng một mình trong nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Dù có vất vả nhưng tôi cho rằng đó là nhiệm vụ của mình, khoảng cách giữa 2 cơ sở là 5 - 6 km hay xa hơn thì tôi vẫn chấp nhận. Tuy nhiên, việc phụ huynh phản đối bằng cách cho con em nghỉ học khiến tôi rất buồn. Bởi làm như vậy trước hết ảnh hưởng đến quyền đi học của học sinh, kế hoạch dạy học của nhà trường. Thứ hai, vô tình khiến học sinh có suy nghĩ rằng có thể giải quyết vấn đề bằng việc nghỉ học, và ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của giáo viên, nhà trường. - Cô Nguyễn Thị Chung
"Mỹ nam chuyển giới" tự hào thuộc LGBT, hạnh phúc bên vợ hơn 21 tuổi Tình yêu vốn là một điều vô cùng tuyệt vời, ý nghĩa, chứa đựng biết bao những giá trị tốt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Bất kể bạn thuộc giới tính nào thì mỗi người đều có quyền yêu và được yêu. Trong xã hội hiện nay, những người thuộc cộng đồng LGBT ngày càng dũng cảm, dám...