Trường THPT có thành tích quá khủng: 36 em đỗ ĐH từ 30 điểm trở lên, điểm các năm trước đỉnh không kém
Nếu không tính điểm ưu tiên, trường cũng có trêm 40 em đạt từ 27 điểm trở lên.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2021, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An (xã Nghi Ân, thành phố Vinh) đã đạt được thành tích vô cùng xuất sắc. Được biết, năm nay, trường có 5 lớp, gồm 149 học sinh tham dự kỳ thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
100% học sinh đỗ tốt nghiệp, với điểm trung bình chung xếp thứ 2 tỉnh Nghệ An, sau trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Đáng chú ý, điểm trung bình các môn Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa Lý của trường vượt trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Qua thống kê, có tới 36 học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An đạt điểm xét tuyển đại học từ 30 trở lên, sau khi tính điểm ưu tiên. Theo đó, hơn 95% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số và được cộng 2,75 điểm ưu tiên. Tuy nhiên, nếu không tính điểm ưu tiên thì trường cũng có trêm 40 em đạt từ 27 điểm trở lên. Được biết, toàn tỉnh Nghệ An có 72 học sinh người dân tộc thiểu số đạt mức trên 27 điểm.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2021, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An (xã Nghi Ân, thành phố Vinh) đã đạt được thành tích vô cùng xuất sắc.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An hiện có 18 em trúng tuyển vào các ngành top đầu của ĐH Bách khoa Hà Nội, 5 em đỗ ĐH Y Hà Nội, 5 em đỗ Học viện An ninh nhân dân, 3 em đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân, 8 em đỗ khoa Hàn Quốc học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN. Ngoài ra, còn nhiều em đỗ ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Quân Y, ĐH Luật Hà Nội. Đây đều là những trường đại học top đầu cả nước.
Trả lời báo Vietnamnet, ông Nguyễn Đậu Trương, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Học sinh nội trú của trường cứ theo đúng quy định ngày học 2 buổi và đảm bảo nắm chắc kiến thức.
Video đang HOT
Kết quả này cũng phần nào thể hiện rằng học sinh con em dân tộc thiểu số không phải học yếu mà cơ bản phương pháp giáo dục mới là điều quan trọng. Qua đó cũng cho thấy công tác chuyên môn, phương thức đào tạo của nhà trường đang triển khai là đúng đắn”.
Được biết những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An đạt được nhiều thành tích nổi trội. Năm 2020, 14 học sinh của trường đậu đại học trên 30 điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên. Có 11 em đậu vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm trúng tuyển từ 27,5 đến 30,28 điểm; có 5 em đậu vào Học viện An ninh Nhân dân với điểm trúng tuyển từ 28,3 đến 30,3 điểm.
Được biết những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An đạt được nhiều thành tích nổi trội. Năm 2020, 14 học sinh của trường đậu đại học trên 30 điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên.
Ngoài ra, trường có 2 em đậu vào Đại học Y Hà Nội với điểm trúng tuyển từ 27,2 đến 29,3 điểm, 3 em đậu vào Đại học Dược Hà Nội với điểm trúng tuyển từ 27,8 điểm đến 29 điểm. Số còn lại đậu nhiều vào các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y dược Huế, Y dược Thái Bình, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Hậu cần. 8 em đậu vào ngành Hàn Quốc học và ngành Đông Phương học của Trường Đại học KHXH&NV với điểm trúng tuyển trên 30 điểm.
Năm 2019, trường có 11 học sinh Dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, nam sinh Hà Mạnh Hùng của trường chính là Thủ khoa khối A1 với 27,9 điểm. Em này sau đó học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra, nhiều học sinh của trường cũng là thủ khoa đầu vào đại học.
Năm 2018, tỷ lệ trúng tuyển đại học của Trường THPT DTNT Số 2 Nghệ An là 99,33 %.
Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hình thức dạy học phù hợp diễn biến dịch Covid-19
Dịch Covid-19 kéo dài, ngành GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dạy học trên truyền hình và dạy học online.
Tại các huyện miền núi, việc dạy và học gặp nhiều khó khăn. Sau tuần học đầu tiên, ngành GD-ĐT Thừa Thiên Huế đã thay đổi theo hướng dạy học phân hóa, phù hợp từng vùng, miền
Hai tuần nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dạy, học, qua truyền hình đối học sinh lớp 1, 2 và lớp 6. Các khối lớp còn lại, tổ chức học trực tuyến trên các phần mềm kết nối qua internet ngay tuần đầu tiên của năm học. Việc triển khai dạy học qua internet và truyền hình tương đối thuận lợi đối với học sinh thành phố và các vùng lân cận, có điều kiện về hạ tầng công nghệ. Đối với các huyện miền núi cao như Nam Đông, A Lưới, công tác dạy học bằng hình thức này rất khó khăn. Bên cạnh việc dạy, giáo viên phải nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh của từng em, buộc phải tập trung học sinh theo nhóm để các em có thể sử dụng chung máy tính hoặc điện thoại. Cô giáo Trần Thị Tỷ Muội, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết: Trường có gần 300 học sinh, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sau khi nắm bắt tình hình học sinh, giáo viên phối hợp với phụ huynh ghép từng nhóm nhỏ để hướng dẫn, củng cố kiến thức sau khi học online.
Các trường trên địa bàn huyện A Lưới, thực hiện khử khuẩn cho học sinh trước lúc vào lớp
"Trong tuần đầu, trường gặp rất nhiều khó khăn. Đó là dạy học online, học sinh có máy thì rất ít, nhiệm vụ của giáo viên là phải gom lại học sinh để học sinh có thể cùng nhau học tập. Mỗi nhóm như thế, trường phân một nhóm trưởng và cùng với giáo viên vào cuộc với các em. Cho nên, mặc dù có những khó khăn nhất định trong dịch nhưng trường cũng vượt qua được những khó khăn đó"- cô Muội nói.
Huyện A Lưới hiện có 48 cơ sở giáo dục, đào tạo với khoảng 12.000 học sinh các cấp. Trong đó, hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số như Tà Ôi, Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, đa số học sinh không có phương tiện để học trực tuyến, học qua truyền hình. Thiếu phương tiện, máy móc, việc tiếp cận từ học trực tuyến của các em cũng hạn chế.
Học sinh ở huyện miền núi huyện A Lưới
Ông Trần Viết Văn, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới cho biết, huyện đã chỉ đạo các trường giao nhiệm vụ cho giáo viên về nhà hướng dẫn, hỗ trợ từng nhóm học sinh: "Nếu quá trình dịch bệnh còn kéo dài hoặc diễn biến phức tạp, thì trên địa bàn chúng tôi đã có những phương án để dạy học hình thức khác như trực tuyến, rồi dạy học online. Đối với các xã vùng xa,hệ thông hạ tầng internet còn ít để khó khăn cho con em, cho học sinh hỗ trợ trong việc tự học online thì tỉ lệ dưới 50%, đặc biệt là hai xã Hồng Thủy và A Roàng dưới 15% mà học sinh có những thiết bị hỗ trợ cho việc học online này".
Học sinh ở Trường THCS Quang Trung, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực tế cho thấy, việc học qua sóng truyền hình và trực tuyến qua điện thoại, máy tính ở miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề trước mắt, nhà trường, giáo viên ở các huyện miền núi phải hết sức linh hoạt dạy học bằng nhiều hình thức. Các thầy, cô giáo cố gắng tìm cách chuyển bài đến với học sinh, kết nối thường xuyên, giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức.
Sau một tuần học oline và truyền hình học sinh ở huyện miền núi A Lưới trở lại trường
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: "Hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới là hai địa phương cơ bản kiểm soát dịch tốt, nên lanh đạo tỉnh đã cho chủ trương hai địa bàn này được phép dạy học trực tiếp. Hiện nay cơ bản đã giải quyết được khó khăn của hai địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới về việc thiếu các phương tiện học tập cho các em học sinh. Còn lại, các địa phương khác chúng tôi tiếp tục thực hiện hình thức dạy học online và dạy học trên sóng truyền hình"./.
Cậu học trò dân tộc nội trú ở Hà Tĩnh trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân Em Dương Đình Pháp, người dân tộc Mán, học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh (đóng tại thị trấn Hương Khê) đã xuất sắc trở thành sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Em Dương Đình Pháp (SN 2003) là người dân tộc Mán, ở thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn). Kỳ thi tốt...