Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam sẽ chuyển thành cơ sở giáo dục chất lượng cao
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã đưa ra 6 định hướng phát triển, tăng quy mô và chất lượng đào tạo của trường THPT chuyên trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao.
Cụ thể, 6 định hướng đó là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; Xây dựng nhà trường thành hệ thống giáo dục mở và xã hội học tập, học tập suốt đời; Đổi mới cơ chế quản lý ; Đẩy mạnh giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học trong nhà trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và Tăng quy mô và chất lượng đào tạo, đào tạo một phần chương trình quốc tế.
Học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Tinh giản nội dung dạy học
Lãnh đạo trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, để phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học thì các hoạt động giáo dục cần đa dạng, mở, linh hoạt và hiện đại, tập trung vào giáo dục, phát triển nhân cách, phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân người học.
Theo đó, nội dung dạy học sẽ tinh giản theo hướng cơ bản và hiện đại, cập nhật với thế giới, coi trọng việc dạy cách học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo để hình thành và phát triển ở người học năng lực tư duy độc lập, hứng thú tự học, biết cách vận dụng tổng hợp và linh hoạt tri thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
Thi, kiểm tra cần được định hướng vận dụng những thành tựu mới của khoa học về đánh giá chất lượng giáo dục đang có trên thế giới. Mỗi lớp học, mỗi môn học đều phải có yêu cầu riêng và áp dụng những biện pháp riêng phù hợp đối với từng nhóm người học.
Đặc biệt, xây dựng nhà trường thành hệ thống giáo dục mở và xã hội học tập, học tập suốt đời. Theo đó, xây dựng môi trường học thuật và bầu không khí mở cho phép nhà trường thực hiện phương thức giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, luôn cập nhật thành tựu về khoa học giáo dục, khoa học kỹ thuật quốc tế để làm phong phú nội dung, phương pháp dạy và học.
Thấu hiểu quan điểm tôn trọng sự khác biệt về năng lực và sở trường của mỗi cá nhân học sinh để phát huy và làm bừng sáng tiềm năng, công tác giáo dục con người thực sự hướng tới việc giúp các thế hệ học sinh trở thành những con người hạnh phúc, biết tận hưởng niềm vui trong cuộc sống, biết lao động cống hiến và sẻ chia yêu thương với cộng đồng.
Môi trường học mở tạo cơ hội cho học sinh được trao đổi các ý tưởng và học hỏi phương pháp tiếp cận vấn đề, phương pháp học tập sáng tạo từ đó ước mơ và khát vọng của các em được nảy nở, phát triển khiến các em hăng say với học tập, dám ước mơ và khao khát vươn lên đạt mục tiêu.
Video đang HOT
Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nhân viên không chỉ có trình độ chuyên môn vững, có năng lực về khoa học chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chungmà họ luôn là những người bạn, là hướng dẫn viên dẫn dắt học sinh đến với những môn khoa học mà các em đang được học chuyên sâu, nỗ lực vươn tới đạt thành công ngày càng cao hơn.
Nhờ vậy, học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy sáng tạo, tài năng thể thao, nghệ thuật, phát triển kỹ năng mềm, rèn luyện bản lĩnh, tính độc lập, khả năng giao tiếp và kết nối trong làm việc nhóm, trong hội nhập với thế giới bên ngoài và đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giáo tiếp quốc tế.
Chú trọng đào tạo tinh hoa
Việc nỗ lực tạo ra môi trường sư phạm mở cho phép nhà trường đón nhận nguồn nhân lực và trí tuệ từ bên ngoài, các giáo sư, giảng viên từ các trường đại học, các vụ, viện trong nước và giáo viên nước ngoài đến làm việc và trao đổi học hỏi về kinh nghiệm quản lý và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học.
Lãnh đạo nhà trường cho biết, khích lệ và tạo điều kiện cao nhất để giáo viên và học sinh ra nước ngoài học tập vừa nâng cao chất lượng đại chúng vừa song song chú trọng đào tạo tinh hoa.
Với giáo dục phổ thông cần đảm bảo chất lượng 100% học sinh đỗ vào các trường đại học hàng đầu của Việt Nam, với giáo dục chuyên sâu, nhà trường tận dụng mọi nguồn lực chính sách và phi chính sách để đầu tư cho đào tạo học sinh giỏi đạt giải cao trong đa dạng các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, đồng thời tạo cơ hội để các em học sinh đạt chất lượng giáo dục theo khung của tiêu chuẩn các bằng cấp, chứng chỉ quốc tế.
Đồng thời, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng tiếp cận với triết lý giáo dục đối với các nước đang phát triển ở thế kỷ 21 do UNESCO đề xướng.
Chất lượng đội ngũ ngoài yêu cầu đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, mỗi nhà giáo phải có năng lực về khoa học chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung để có thể đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đặc biệt, nhà trường đẩy mạnh giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Kiến thức, kỹ năng STEM được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý áp dụng để thực hành mà còn tạo ra được những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Đồng thời, tạo nhiều hơn điều kiện cho học sinh tham gia các sân chơi quốc tế để liên tục cập nhật các tiêu chuẩn của STEM, tạo sân chơi giao lưu tầm cao và tạo niềm cảm hứng cho cả giáo viên và học sinh trong nghiên cứu khoa học và vận dụng thành tựu khoa học trong dạy học như Intel ISEF, WIPO, GOOGLE Science, IJSO, IOAA…
Đào tạo chương trình song bằng quốc tế
Năm học 2018-2019, trường Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam triển khai 02 đề án “Thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge” và “Thí điểm đào tạo chương trình song bằng THPT Việt Nam và chứng chỉ A-Level Cambridge”. Như vậy, nhà trường trở thành trường đầu tiên trong cả nước được nâng cao cả về quy mô và chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế ở cả cấp THPT và THCS.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
32 triệu lượt bạn đọc đến thư viện trong năm 2018
Sáng 19/12, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của Vụ Thư viện.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện báo cáo tại Hội nghị.
Tổng lượt bạn đọc đến thư viện đạt 32 triệu lượt
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: Năm 2018, Vụ Thư viện đã thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao. Đặc biệt, việc triển khai dự án Luật Thư viện được thực hiện theo đúng tiến độ và quy trình. Bên cạnh đó, hoạt động thư viện đã có những bước chuyển biến lớn, tích cực chủ động, sáng tạo triển khai các dịch vụ mới trong thư viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thư viện từng bước đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân tại địa phương, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Cụ thể: Nhiều thư viện đã sáng kiến, sáng tạo, nhiệt huyết trong việc xây dựng, hình thành thói quen đọc trong cộng đồng, tiêu biểu như: Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, Quảng Ninh, Vĩnh Long...; tăng cường cải thiện, mở rộng các dịch vụ thư viện mới - dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác luân chuyển sách báo phục vụ ngoài thư viện - lượng bạn đọc ở một số thư viện đã tăng lên rõ rệt; công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện và xây dựng mới cơ sở vật chất - kỹ thuật của thư viện đã được các địa phương quan tâm;...
Mạng lưới thư viện tiếp tục được duy trì và củng cố, đặc biệt với hoạt động xã hội hóa được đẩy mạnh, số lượng phòng đọc cơ sở, tủ sách thôn, làng bản, ấp, khu dân cư đã tăng lên nhanh chóng với số lượng 17.385 phòng đọc sách, (tăng 3% so với năm 2017). Như vậy, tính đến hết năm 2018, cả nước đã có 21.084 thư viện với 01 thư viện Quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 663 thư viện cấp huyện, 2.970 thư viện xã và 17.385 phòng đọc cơ sở và trên 100 thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Với việc nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động thư viện, nhiều địa phương trong cả nước có các chỉ số về hiệu quả hoạt động thư viện cao trong những năm qua được giữ vững như Tp. Hồ Chí Minh (34.725 thẻ), Hà Nội (14.096 thẻ), Đà Nẵng (11.011 thẻ), Đồng Tháp (8.600 thẻ)... Nhiều địa phương đã khẳng định vị thế của mình trong phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, với số lượng bạn đọc đến thư viện đông, lượt sách báo phục vụ lớn trong đó phải kể đến như Cần Thơ (với 1,5 triệu lượt bạn đọc và 3 triệu lượt sách báo phục vụ), Tp. Hồ Chí Minh (với 1,4 lượt triệu lượt bạn đọc và 4,5 triệu lượt sách báo phục vụ).
Ngoài ra các địa phương cũng đã đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tăng cường phục vụ người sử dụng thông qua mạng internet như Vĩnh Long (phục vụ 1,5 triệu lượt bạn đọc), Cà Mau (1,7 triệu lượt bạn đọc). Một số thư viện trong năm 2018 đã có những bứt phá lớn trong công tác phục vụ bạn đọc có thể kể đến như Hà Nội, Sơn La, Hà Giang, Đắk Lắk, Vĩnh Long...
Như vậy nhìn tổng thể, trong 2018, hệ thống thư viện công cộng đã đạt được kết quả với những con số đáng khích lệ trong hiệu quả hoạt động của thư viện có thể kể đến như: tổng lượt bạn đọc đến thư viện đạt 32 triệu lượt tăng 06% so với năm 2017; tổng lượt sách báo phục vụ của thư viện đạt 57 triệu lượt. Với các hoạt động nêu trên, hệ thống thư viện công cộng đã góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và tạo điều kiện học tập suốt đời cho người dân.
Tập trung trọng tâm trọng điểm cho Luật Thư viện
Phát huy các kết quả đã đạt được, thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019, Vụ Thư viện sẽ tiếp tục Xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hoàn thiện Dự thảo Luật Thư viện, trình Quốc hội lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại Kỳ họp thứ 8; Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thư viện; Xây dựng các Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động thư viện.
Đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" và Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"; Triển khai nội dung các chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTTDL với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Công an.
Ngoài ra, tổ chức một số Hội nghị-Hội thảo, tập huấn như: Hội nghị Tổng kết hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng: Hội nghị Công bố Luật Thư viện; Tập huấn áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực thư viện (tại hai miền Bắc/Nam); Tập huấn triển khai áp dụng mô hình thư viện phục vụ học tập suốt đời khu vực miền Bắc và miền Nam... Bên cạnh đó, chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng của địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách, báo, tài liệu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước; Triển khai các Đề án của Chính phủ...
Toàn cảnh Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, cố gắng và những thành quả mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Vụ Thư viện đã đạt được trong năm 2018.
Năm 2019, với một khối lượng công việc khổng lồ, ngoài các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác vẫn phải thực hiện, Thứ trưởng đề nghị Vụ tiếp tục tập trung trọng tâm trọng điểm cho Luật Thư viện. Trong đó, Vụ phải tích cực và chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, cơ quan trong Bộ, với các Ban, Bộ, ngành, cơ quan liên quan để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, kết quả cuối cùng chính là Luật Thư viện được Quốc hội thông qua, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng khẳng định sẽ luôn sát sao, đồng hành, ủng hộ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch công tác của Vụ và bày tỏ sự tin tưởng, với sự nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Vụ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lan Anh
Theo toquoc
Để tiết sinh hoạt lớp hứng thú, hấp dẫn học sinh Làm cách nào để cải thiện tiết sinh hoạt lớp, để gây hứng thú, lôi cuốn các em học sinh vào các hoạt động tích cực. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục lý tưởng, đạo đức và kỹ năng sống. Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của cô Phan Hồng Anh - giáo viên môn Toán Trường THPT...