Trường THCS Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu – Đà Nẵng: Thiếu minh bạch trong đóng tiền thuê máy chiếu?
Trong buổi họp phụ huynh học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt ( quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), đã có người chất vấn về khoản thu tiền thuê máy chiếu phục vụ cho việc dạy – học.
Giờ học có sử dụng máy chiếu tại Trường THCS Lý Thường Kiệt.
Theo đó, mỗi phòng học sẽ đóng 3 triệu/năm cho khoản tiền này. Phụ huynh cho rằng, máy chiếu nằm trong danh mục được Nhà nước đầu tư nên khoản thu này là không hợp lý – cho dù là tự nguyện.
Theo phản ánh, buổi họp phụ huynh này diễn ra ngày 28/9. Ban đại diện phụ huynh có thảo luận về khoản thu 1,5 triệu/lớp về tiền thuê máy chiếu dùng cho năm học 2020 – 2021. Khoản thu này, năm học 2019 – 2020 cũng đã triển khai. Một phụ huynh cho biết, đây là khoản thu không hợp lý. Vì thiết bị máy chiếu phục vụ cho hoạt động dạy – học tại các trường đều được sở, phòng GD&ĐT trang bị hàng năm.
Trước thắc mắc này, bà Nguyễn Thị Minh – Hiệu trưởng nhà trường đã giải thích với phụ huynh đây là khoản thu xã hội hóa giáo dục, không bắt buộc và cũng không cào bằng.
Làm việc với Báo GD&TĐ, bà Nguyễn Thị Minh cho biết, Ban đại diện phụ huynh nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty VISNAM để trang bị máy chiếu cho 100% phòng học với mức thanh toán 3 triệu đồng/máy/năm/phòng học. Hợp đồng này bắt đầu thực hiện từ học kỳ II của năm học 2017 – 2018. Hợp đồng kéo dài trong 4 năm. Sau thời gian này, máy chiếu sẽ thuộc sở hữu của nhà trường. Với cách làm này, tất cả các HS đều được thụ hưởng phương pháp dạy học hiện đại.
“Chúng tôi đã thử làm bài toán, nếu bỏ ra 12 triệu/phòng học để trang bị máy chiếu đồng loạt. Cho dù là xã hội hóa giáo dục thì mức đóng góp của mỗi phụ huynh cũng là một khoản tiền không nhỏ. Chưa kể, với những HS lớp 9, thời gian sử dụng của các em ở thời điểm đó chỉ còn 1 học kỳ.
Video đang HOT
Trong khi đó, với việc hợp đồng thuê máy, chi phí mỗi năm học/lớp chỉ ở mức 1,5 triệu đồng, lại được bảo hành, bảo trì nếu có hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Có những lớp, chỉ vài ba phụ huynh ủng hộ là đã đủ chi phí cho cả một năm học” – cô Minh giải thích.
Sau khi đã ký hợp đồng thuê máy chiếu thì những năm sau đó, nhà trường được sở và phòng GD&ĐT trang bị một số máy chiếu. Những máy chiếu này, theo như cô Minh, đã được lắp đặt tại các phòng bộ môn, phòng họp… để thay thế cho những máy đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: “Trong danh mục mua sắm trang thiết bị tối thiểu tại các trường học, máy chiếu sẽ được trang bị tại các phòng học bộ môn và phòng dùng chung.
Nếu các trường có kế hoạch trang bị tại các lớp học thì thường là có 3 nguồn: Từ 20% ngân sách chi cho các khoản chi dành cho các hoạt động khác, từ nguồn kinh phí địa phương đầu tư cho giáo dục hàng năm và từ nguồn tài trợ giáo dục. Tuy nhiên, nếu sử dụng từ nguồn kinh phí của nhà trường thì rất khó để phủ cho 100% lớp học trong một thời gian ngắn”.
“Để lớp có lớp không thì không bảo đảm công bằng trong hưởng thụ giáo dục. Chính vì vậy, Ban đại diện phụ huynh đã xây dựng kế hoạch lắp đặt tại các lớp học. Trong đó, có tính đến cân đối làm sao để năm đầu tiên, phụ huynh không phải “gánh” quá nhiều và để những HS mới vào trường có tham gia đóng góp” – bà Minh thông tin thêm.
Tuy nhiên, có ý kiến phụ huynh cho rằng, trong cuộc họp phụ huynh năm học 2019 – 2020, đã có thông tin rằng việc thuê máy chiếu chỉ kéo dài trong 3 năm. Đến năm học 2020 – 2021 này là đã hoàn tất hợp đồng. Chính vì thông tin không nhất quán nên dẫn đến những bức xúc của phụ huynh khi vẫn phải tiếp tục đóng góp khoản thuê máy chiếu.
Giáo viên cấp 3 Marie Curie ở Sài Gòn ép phụ huynh đóng quỹ ít nhất 350 ngàn
Hình ảnh phụ huynh cung cấp cho thấy, giáo viên chủ nhiệm khối 11 của trường trung học phổ thông Marie Curie ép phụ huynh đóng quỹ từ 350 ngàn đồng trở lên.
Ngày 28/9, một phụ huynh có con hiện đang học lớp 11 của trường trung học phổ thông Marie Curie, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, trong đợt họp phụ huynh đầu năm của trường vừa qua, phu huynh của trường cũng phải đóng nhiều khoản tiền.
Trong đó, quỹ phụ huynh của trường chỉ thu có 50 ngàn đồng/học sinh/năm, còn quỹ lớp là tùy khả năng tài chính của phụ huynh, vận động trên tinh thần tự nguyện.
Tuy nhiên, trong lớp mà con gái của vị phụ huynh này đang học thì giáo viên chủ nhiệm thông báo là phụ huynh sẽ đóng khoản tiền cho Quỹ tài trợ giáo dục của nhà trường.
Hình ảnh cho thấy, giáo viên chủ nhiệm của trường yêu cầu phải đóng từ 350 ngàn đồng trở lên (ảnh: P.L)
Hình ảnh mà phụ huynh cung cấp cho thấy, giáo viên ghi rõ trên bảng là phụ huynh đóng số tiền ít nhất là 350 ngàn đồng/học sinh/năm.
Ngoài ra, phụ huynh trường còn phải đóng tiền kích cầu xây dựng trường, trong đó học sinh khối 10 đóng nhiều nhất, khối 11 và 12 thì đóng ít hơn.
Vị phụ huynh này cho biết thêm, nhà trường giải thích, tiền quỹ tài trợ giáo dục là dành để mua nước uống, nhiều khoản khác phục vụ cho chính học sinh trong quá trình học tại nhà trường.
Ngày 29/9, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Khoa - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Marie Curie, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận, thông tin phụ huynh phản ánh là có thật.
Theo ông Nguyễn Đăng Khoa, trường do ông làm lãnh đạo đứng đầu là trường yêu cầu đóng rất ít trong dịp đầu năm.
Khoản tiền Quỹ tài trợ giáo dục của nhà trường dùng vào việc mua nước uống, giấy thi và đề thi cả năm của học sinh...dùng cho cả năm học.
Hiệu trưởng trường Marie Curie khẳng định, việc đóng quỹ tài trợ giáo dục hay các khoản thu khác tại trường là đều trên tinh thần tự nguyện, phụ thuộc vào khả năng tài chính của phụ huynh.
"Quỹ lớp nhà trường không đồng ý cho thu, còn quỹ phụ huynh của trường chỉ có 50 ngàn đồng/học sinh/năm. Giáo viên chủ nhiệm nào thu tiền quỹ lớp là sai. Còn việc áp dụng mức thu thấp nhất Quỹ tài trợ giáo dục cũng không đúng.
Có thể giáo viên chủ nhiệm cũng có sơ suất, vì trường cũng đông giáo viên, sẽ tiến hành nhắc nhở lại" - ông Nguyễn Đăng Khoa nhấn mạnh.
Những phụ huynh nào có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trường sẽ sẵn sàng miễn giảm các khoản thu trong nhà trường.
Đối với khoản thu Quỹ tài trợ giáo dục của nhà trường, trường đã có văn bản báo cáo Phòng Chính trị tư tưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do báo cáo nhầm nơi (đúng ra là Phòng Kế hoạch Tài chính), nên cho tới nay, Sở vẫn chưa có trả lời là đồng ý hay không cho thu khoản này.
Khoản tiền kích cầu xây dựng trường là do trước đây đi vay của bên ngoài. Các học sinh trước khi vào trường đều đã được trường tư vấn, thông báo rõ ràng.
Học viện Phụ nữ Việt Nam Ngôi trường với bề dày 60 năm truyền thống! Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập theo Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập, kế thừa bề dày truyền thống đào tạo, cùng với sự nỗ lực từng ngày để...